Một nghiên cứu sinh Việt Nam chuyên ngành công nghệ sinh học trong giống cây nông-lâm nghiệp sắp hoàn thành luận văn tiến sỹ tại Đại học USC ở Australia đã phát triển được phương pháp nhân giống cây thân gỗ cứng nhiệt đới mới.
Cách này rút ngắn được thời gian ươm trồng cây trong các đồn điền cũng như mang lại tiềm năng to lớn cho ngành xây dựng và bảo vệ môi trường.
Công trình nghiên cứu của anh Cao Đình Hùng, 36 tuổi, đã được đăng tải trên Tạp chí Thực vật Australia và được các cơ quan truyền thông của Australia quan tâm theo dõi.
Anh Cao Đình Hùng cho biết, công trình của anh là nhân dòng vô tính các hạt cây bạch đàn lai giữa một loài hoang dại có khả năng chống chịu khí hậu lạnh và sâu bệnh nhưng tăng trưởng kém (Eucalyptus Torelliana) và một loài không có khả năng chịu lạnh và sâu bệnh nhưng tăng trưởng rất nhanh và cho chất lượng gỗ tốt (Eucalyptus Citriodora).
Phương pháp gieo hạt và giâm cành không đạt kết quả tốt vì hạt cây lai nảy mầm rất kém và tỷ lệ ra rễ của cành giâm rất thấp, nên không có đủ số lượng cây giống để đưa ra trồng rừng và chọn dòng được.
Phương pháp nhân dòng vô tính trong ống nghiệm kết hợp sản xuất hạt nhân tạo "kiểu mới" của Cao Đình Hùng đã khắc phục được hai nhược điểm trên, tức là trung bình mỗi năm có thể tạo ra được khoảng 10 triệu cây giống từ một hạt giống lai ban đầu.
Cách này đáp ứng được nhu cầu trồng rừng và chọn dòng tăng trưởng tốt, hấp thu lượng CO2 trong không khí được nhiều, chống chịu giá rét tốt... nhằm thay thế dần dần các cánh rừng bạch đàn kém chất lượng đang tồn tại ở tiểu bang Queensland và một số vùng khác của Australia.
Ngoài ra, bằng phương pháp kết hợp này, Cao Đình Hùng cũng đã nghiên cứu trên đối tượng cây gụ châu Phi, một loại cây đang được Australia ưa chuộng vì cung cấp gỗ tốt hơn bạch đàn và có giá trị dược liệu cao như được dùng để chữa bệnh ung thư, sốt rét và tiêu chảy, nhưng lại đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị khai thác quá mức.
Trước đây, Cao Đình Hùng cũng đã nghiên cứu giá trị dược liệu trên cây wasabi có nguồn gốc từ Nhật Bản nhằm phục vụ cho công nghệ thực phẩm và chữa bệnh ung thư. Công trình này, cũng chính là luận án thạc sĩ của Hùng, đã được xếp loại hạng nhất tại Đại học Công nghệ Sydney năm 2007.
Theo Phó Giáo sư Stephen Trueman chuyên ngành thực vật học của trường USC, cơ sở nghiên cứu rừng nhiệt đới hàng đầu ở Australia, phương pháp của Cao Đình Hùng là cách dễ dàng nhất và nhanh nhất để trồng cây.
Thông thường, chỉ có thể sản xuất được 100 cây mỗi năm từ một hạt giống, nhưng với phương pháp này, có thể sản xuất 10 triệu cây mỗi năm trong phòng thí nghiệm và vườn ươm.
Nhờ phương pháp đó, người ta có thể lựa chọn những cây có chất lượng gỗ tốt nhất để trồng và hấp thụ khí CO2 nhiều nhất trong môi trường.
Nhà nghiên cứu Cao Đình Hùng cho biết, anh muốn hoàn tất đề tài tiến sỹ về nhân giống cây gỗ cứng nhằm phục vụ cho việc cải thiện chất lượng trồng cây ở các lâm trường tại Australia và Việt Nam nhằm mục tiêu hỗ trợ giảm tỷ lệ chặt phá rừng và bảo vệ môi trường.
Australia và Việt Nam là hai quốc gia nằm trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới về trồng bạch đàn, với diện tích khoảng 900.000ha ở Australia và 600.000ha ở Việt Nam./.
Cách này rút ngắn được thời gian ươm trồng cây trong các đồn điền cũng như mang lại tiềm năng to lớn cho ngành xây dựng và bảo vệ môi trường.
Công trình nghiên cứu của anh Cao Đình Hùng, 36 tuổi, đã được đăng tải trên Tạp chí Thực vật Australia và được các cơ quan truyền thông của Australia quan tâm theo dõi.
Anh Cao Đình Hùng cho biết, công trình của anh là nhân dòng vô tính các hạt cây bạch đàn lai giữa một loài hoang dại có khả năng chống chịu khí hậu lạnh và sâu bệnh nhưng tăng trưởng kém (Eucalyptus Torelliana) và một loài không có khả năng chịu lạnh và sâu bệnh nhưng tăng trưởng rất nhanh và cho chất lượng gỗ tốt (Eucalyptus Citriodora).
Phương pháp gieo hạt và giâm cành không đạt kết quả tốt vì hạt cây lai nảy mầm rất kém và tỷ lệ ra rễ của cành giâm rất thấp, nên không có đủ số lượng cây giống để đưa ra trồng rừng và chọn dòng được.
Phương pháp nhân dòng vô tính trong ống nghiệm kết hợp sản xuất hạt nhân tạo "kiểu mới" của Cao Đình Hùng đã khắc phục được hai nhược điểm trên, tức là trung bình mỗi năm có thể tạo ra được khoảng 10 triệu cây giống từ một hạt giống lai ban đầu.
Cách này đáp ứng được nhu cầu trồng rừng và chọn dòng tăng trưởng tốt, hấp thu lượng CO2 trong không khí được nhiều, chống chịu giá rét tốt... nhằm thay thế dần dần các cánh rừng bạch đàn kém chất lượng đang tồn tại ở tiểu bang Queensland và một số vùng khác của Australia.
Ngoài ra, bằng phương pháp kết hợp này, Cao Đình Hùng cũng đã nghiên cứu trên đối tượng cây gụ châu Phi, một loại cây đang được Australia ưa chuộng vì cung cấp gỗ tốt hơn bạch đàn và có giá trị dược liệu cao như được dùng để chữa bệnh ung thư, sốt rét và tiêu chảy, nhưng lại đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị khai thác quá mức.
Trước đây, Cao Đình Hùng cũng đã nghiên cứu giá trị dược liệu trên cây wasabi có nguồn gốc từ Nhật Bản nhằm phục vụ cho công nghệ thực phẩm và chữa bệnh ung thư. Công trình này, cũng chính là luận án thạc sĩ của Hùng, đã được xếp loại hạng nhất tại Đại học Công nghệ Sydney năm 2007.
Theo Phó Giáo sư Stephen Trueman chuyên ngành thực vật học của trường USC, cơ sở nghiên cứu rừng nhiệt đới hàng đầu ở Australia, phương pháp của Cao Đình Hùng là cách dễ dàng nhất và nhanh nhất để trồng cây.
Thông thường, chỉ có thể sản xuất được 100 cây mỗi năm từ một hạt giống, nhưng với phương pháp này, có thể sản xuất 10 triệu cây mỗi năm trong phòng thí nghiệm và vườn ươm.
Nhờ phương pháp đó, người ta có thể lựa chọn những cây có chất lượng gỗ tốt nhất để trồng và hấp thụ khí CO2 nhiều nhất trong môi trường.
Nhà nghiên cứu Cao Đình Hùng cho biết, anh muốn hoàn tất đề tài tiến sỹ về nhân giống cây gỗ cứng nhằm phục vụ cho việc cải thiện chất lượng trồng cây ở các lâm trường tại Australia và Việt Nam nhằm mục tiêu hỗ trợ giảm tỷ lệ chặt phá rừng và bảo vệ môi trường.
Australia và Việt Nam là hai quốc gia nằm trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới về trồng bạch đàn, với diện tích khoảng 900.000ha ở Australia và 600.000ha ở Việt Nam./.
Ngọc Quang/Sydney (Vietnam+)