Sau khi thử nghiệm thành công chiếc thuyền buồm bọc composite đầu tiên vào năm 2008, hai anh Nguyễn Hữu Công và Nguyễn Công Minh đang chuẩn bị xin giấy phép hoạt động cho chiếc thuyền buồm thứ 2 với chiều dài 9m, diện tích buồm 22m2.
Chiếc thuyền buồm này có đầy đủ tiện nghi hiện đại như bếp ăn, 3 giường ngủ, nơi sinh hoạt chung, phòng thuyền trưởng, sức chứa có thể từ 8 - 12 người, lượng nước ngọt mang theo 200 lít và những công treình phụ trợ khác thích hợp du lịch ở vùng duyên hải ven biển dài ngày.
Có thể nói sau nhiều năm mày mò học hỏi hai anh Minh và Công sắp sửa tung ra thị trường những chiếc thuyền buồm đầu tiên do 100% bàn tay người Việt Nam chế tạo.
Về thăm cở sở của hai anh Nguyễn Hữu Công và Nguyễn Công Minh hiện là chủ doanh nghiệp sản xuất thuyền buồm Minh Minh, có trụ xã tại Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, được chứng kiến một không khí làm việc rộn rã.
Anh Công mồ hôi nhễ nhại, khuôn mặt rám nắng đang chăm chú hướng dẫn thợ làm một cột buồm khá dài. Còn anh Minh với cặp kính cận đang cầm bản vẽ thiết kế chi chít tiếng Anh vừa đọc vừa đo đạc trông rất nghề.
Vốn là đứa con của miền biển từ nhỏ các anh đã quen với sóng nước, lúc thanh niên các anh đã được tiếp xúc và đam mê với bộ môn thể thao lướt sóng bằng thuyền buồm.
Anh Công cho biết, khi chơi môn thể thao này người ta phải có sức khoẻ, kiến thức về biển, kiến thức về vật lý và có khả năng tư duy đối phó với các tình huống để chèo lái con thuyền lướt sóng gió, nó rèn luyện con người về cả thể lực lẫn tinh thần. Nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa sản xuất được thuyền buồm, nếu có thì do người nước ngoài chế tạo và lắp ráp nên môn thể thao hấp dẫn này còn rất hạn chế.
"Với ước mơ sẽ chế tạo được những chiếc thuyền buồm giá rẻ tại Việt Nam để nhiều người có thể tiếp xúc được bộ môn thể thao thú vị này nên chúng tôi đã quyết định nghiên cứu mày mò và chế tạo cho bằng được", anh Công tâm sự.
Bằng các tài liệu nghiên cứu sách vở, mạng internet và bằng thực tế sau nhiều năm trải nghiệm, chiếc thuyền buồm đầu tiên được cơ sở Minh Minh sản xuất đã thử nghiệm thành công, thuyền làm bằng gỗ thông bọc composite, dài 6,5m, cột buồm cao 9m, đủ sức chứa từ 4 - 7 người.
Anh Minh cho biết, thuyền thứ 2 được chế tạo được sản xuất bằng gỗ thông, với lớp vỏ bằng gỗ bọc composite ở bên trong và ngoài, đây là một kỹ thuật hiện đại không cần phải tạo khuôn nên chi phí sản xuất khá rẻ.
Toàn bộ phần chế tạo đều bằng kỹ thuật thủ công, nguyên vật liệu và thiết bị nội địa 100%, duy nhất động cơ máy nổ nhập ngoại vì vậy giá thành rất rẻ, chỉ bằng khoảng 1/8 so với thuyền buồm cùng loại nhập ngoại.
Khâu khó nhất của thuyền là chế tạo cột buồm, để làm được các anh phải phải nghiên cứu thiết kế kỹ thuật bằng các tài liệu nước ngoài. Đối với một người thợ, không bằng cấp, việc đọc và hiểu các tài liệu nươc ngoài cho đến việc chế tạo thành công thuyền buồm, quả là một nỗ lực phi thường và có một niềm đam mê cháy bỏng.
Hiện tại, chiếc thuyền thứ 2 của các anh đang được đậu ở bến cảng chờ giấy phép hoạt động. Tin các anh chế tạo thành công chiếc thuyền thứ 2 đã thu hút nhiều người đến tham quan.
Anh Minh cũng cho biết một người Pháp sống ở Việt Nam, sau khi tham quan đã ký hợp đồng với cơ sở chế tạo một thuyền buồm cở nhỏ chiều dài 4m. Đây là hợp đồng đầu tiên của cơ sở Minh Minh, hi vọng những chiếc thuyền do chính bàn tay người Việt Nam chế tạo sẽ tiếp tục được nhiều người ủng hộ và sớm tung ra thị trường.
Dự định sắp tới của hai anh Công và Minh là đóng mới thuyền buồm lớn và nghiên cứu chế tạo thêm thuyền buồm đua, cùng với đó là việc đào tạo thợ chuyên nghiệp. Ở cơ sở hai anh đã đào tạo thành công 6 thợ có khả năng đóng và điều khiển thuyền tốt.
Song song, với việc chế tạo cơ sở Minh Minh sẽ mở các lớp đào tạo môn thể thao thuyền buồm, mở dịch vụ cho thuê thuyền giá rẻ, tổ chức một số cuộc đua thuyền... nhằm đưa bộ môn thể thao hấp dẫn này vào quần chúng nhân dân./.
Chiếc thuyền buồm này có đầy đủ tiện nghi hiện đại như bếp ăn, 3 giường ngủ, nơi sinh hoạt chung, phòng thuyền trưởng, sức chứa có thể từ 8 - 12 người, lượng nước ngọt mang theo 200 lít và những công treình phụ trợ khác thích hợp du lịch ở vùng duyên hải ven biển dài ngày.
Có thể nói sau nhiều năm mày mò học hỏi hai anh Minh và Công sắp sửa tung ra thị trường những chiếc thuyền buồm đầu tiên do 100% bàn tay người Việt Nam chế tạo.
Về thăm cở sở của hai anh Nguyễn Hữu Công và Nguyễn Công Minh hiện là chủ doanh nghiệp sản xuất thuyền buồm Minh Minh, có trụ xã tại Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, được chứng kiến một không khí làm việc rộn rã.
Anh Công mồ hôi nhễ nhại, khuôn mặt rám nắng đang chăm chú hướng dẫn thợ làm một cột buồm khá dài. Còn anh Minh với cặp kính cận đang cầm bản vẽ thiết kế chi chít tiếng Anh vừa đọc vừa đo đạc trông rất nghề.
Vốn là đứa con của miền biển từ nhỏ các anh đã quen với sóng nước, lúc thanh niên các anh đã được tiếp xúc và đam mê với bộ môn thể thao lướt sóng bằng thuyền buồm.
Anh Công cho biết, khi chơi môn thể thao này người ta phải có sức khoẻ, kiến thức về biển, kiến thức về vật lý và có khả năng tư duy đối phó với các tình huống để chèo lái con thuyền lướt sóng gió, nó rèn luyện con người về cả thể lực lẫn tinh thần. Nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa sản xuất được thuyền buồm, nếu có thì do người nước ngoài chế tạo và lắp ráp nên môn thể thao hấp dẫn này còn rất hạn chế.
"Với ước mơ sẽ chế tạo được những chiếc thuyền buồm giá rẻ tại Việt Nam để nhiều người có thể tiếp xúc được bộ môn thể thao thú vị này nên chúng tôi đã quyết định nghiên cứu mày mò và chế tạo cho bằng được", anh Công tâm sự.
Bằng các tài liệu nghiên cứu sách vở, mạng internet và bằng thực tế sau nhiều năm trải nghiệm, chiếc thuyền buồm đầu tiên được cơ sở Minh Minh sản xuất đã thử nghiệm thành công, thuyền làm bằng gỗ thông bọc composite, dài 6,5m, cột buồm cao 9m, đủ sức chứa từ 4 - 7 người.
Anh Minh cho biết, thuyền thứ 2 được chế tạo được sản xuất bằng gỗ thông, với lớp vỏ bằng gỗ bọc composite ở bên trong và ngoài, đây là một kỹ thuật hiện đại không cần phải tạo khuôn nên chi phí sản xuất khá rẻ.
Toàn bộ phần chế tạo đều bằng kỹ thuật thủ công, nguyên vật liệu và thiết bị nội địa 100%, duy nhất động cơ máy nổ nhập ngoại vì vậy giá thành rất rẻ, chỉ bằng khoảng 1/8 so với thuyền buồm cùng loại nhập ngoại.
Khâu khó nhất của thuyền là chế tạo cột buồm, để làm được các anh phải phải nghiên cứu thiết kế kỹ thuật bằng các tài liệu nước ngoài. Đối với một người thợ, không bằng cấp, việc đọc và hiểu các tài liệu nươc ngoài cho đến việc chế tạo thành công thuyền buồm, quả là một nỗ lực phi thường và có một niềm đam mê cháy bỏng.
Hiện tại, chiếc thuyền thứ 2 của các anh đang được đậu ở bến cảng chờ giấy phép hoạt động. Tin các anh chế tạo thành công chiếc thuyền thứ 2 đã thu hút nhiều người đến tham quan.
Anh Minh cũng cho biết một người Pháp sống ở Việt Nam, sau khi tham quan đã ký hợp đồng với cơ sở chế tạo một thuyền buồm cở nhỏ chiều dài 4m. Đây là hợp đồng đầu tiên của cơ sở Minh Minh, hi vọng những chiếc thuyền do chính bàn tay người Việt Nam chế tạo sẽ tiếp tục được nhiều người ủng hộ và sớm tung ra thị trường.
Dự định sắp tới của hai anh Công và Minh là đóng mới thuyền buồm lớn và nghiên cứu chế tạo thêm thuyền buồm đua, cùng với đó là việc đào tạo thợ chuyên nghiệp. Ở cơ sở hai anh đã đào tạo thành công 6 thợ có khả năng đóng và điều khiển thuyền tốt.
Song song, với việc chế tạo cơ sở Minh Minh sẽ mở các lớp đào tạo môn thể thao thuyền buồm, mở dịch vụ cho thuê thuyền giá rẻ, tổ chức một số cuộc đua thuyền... nhằm đưa bộ môn thể thao hấp dẫn này vào quần chúng nhân dân./.
(TTXVN/Vietnam+)