“Sự giàu có của người Việt” đã thực sự bộc lộ qua những giao dịch mua bán biệt thự nghỉ dưỡng có giá hàng triệu đôla.
Thị trường biệt thự nghỉ dưỡng đang thực sự bùng nổ khi các dự án nối tiếp nhau ra đời vì các nhà phát triển bất động sản muốn chớp cơ hội kinh doanh trong lúc nhu cầu nghỉ dưỡng và đầu tư của người Việt tăng một cách đáng ngạc nhiên.
Nhưng không phải đến khi Hyatt Regency hay Ocean Villas ở bãi biển Đà Nẵng tung ra bán những căn biệt thự có giá cao nhất lên đến 2 triệu USD thì các nhà phát triển dự án mới chú ý đến phân khúc này.
Ba năm trước, một công ty chưa có tên tuổi trên thị trường bất động sản lúc đó là Công ty cổ phần đầu tư Gia Tuệ đã công bố kế hoạch xây dựng 9 căn biệt thự siêu sang thuộc dự án Galaticos Living ở Đà Lạt, với giá bán dự kiến lúc đó thấp nhất là 2,8 triệu USD/căn.
Nhưng thời điểm đó vẫn còn quá sớm để thị trường đón nhận một sản phẩm rất mới là biệt thự nghỉ dưỡng, và thị trường cũng không dễ dàng chấp nhận mức giá “siêu cao” đó. Vì thế, kế hoạch xây dựng Galaticos Living đã được giãn tiến độ để chờ thị trường phát triển.
Còn thời điểm điểm này thì sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng “triệu đô” không còn quá xa lạ. Biệt thự nghỉ dưỡng tại Hyatt Regency có giá bán khởi điểm 1,2 triệu USD/căn vào năm ngoái và năm nay đã được nâng lên 1,4 triệu USD. Biệt thự Ocean Villas được bán với giá thấp nhất 400.000USD/căn.
Đặc biệt, những căn biệt thự sát biển của Furama Villas, Ocean Villas hay Hyatt Regency đều có giá trên 2 triệu USD/căn. Nhưng dù mức giá đó khiến nhiều người “lắc đầu lè lưỡi” thì một bộ phận nhỏ người mua vẫn sẵn sàng móc hầu bao.
Bằng chứng là Hyatt Regency đã bán được hơn 20 trong tổng số 27 căn biệt thự loại ba phòng ngủ. Ocean Villas cũng bán được 90% trong số các biệt thự tung ra bán trong ba giai đoạn đầu của dự án.
Không ít người băn khoăn ai lại chi hàng triệu đôla để sở hữu một căn biệt thự mà chỉ dùng để nghỉ một vài tuần trong một năm? Người nước ngoài chăng? Rất có thể.
Sáu năm trước, khu nghỉ dưỡng The Nam Hải tại Hội An tiên phong bán biệt thự nghỉ dưỡng với giá khởi điểm khoảng 500.000-700.000 USD/căn thì tất cả người mua đều là người nước ngoài, thông qua hình thức đầu tư cổ phần ở một công ty bên ngoài.
Nhưng đối tượng khách hàng của các công ty phát triển bất động sản nghỉ dưỡng giờ đây đã thay đổi nhiều. Chủ đầu tư các dự án Hyatt Regency hay Ocean Villas vẫn chào mời người nước ngoài đầu tư vào các dự án này thông qua các chiến dịch tiếp thị ở Hongkong hoặc Singapore. Kết quả lại rất bất ngờ khi người nước ngoài gần như vắng bóng ở các dự án này mà người mua chủ yếu lại là người Việt Nam, và có tới 80% khách hàng đến từ Hà Nội.
Phải chăng người Sài Gòn không “chịu chơi” như người Hà Nội?
Không phải vậy. Thực tế, người Sài Gòn có rất nhiều sự lựa chọn và những căn biệt thự có giá 300.000-800.000 USD ở các khu nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu và Bình Thuận là điểm đến của họ, trong khi người Hà Nội chỉ có biệt thự nghỉ dưỡng là sự lựa chọn thích hợp.
Và cũng không ít người đặt câu hỏi ai lại có nhiều tiền đến thế để mua căn hộ nghỉ dưỡng? Có thể trường hợp ca sỹ Lam Trường trả lời phỏng vấn trên bản tin nội bộ của Hyatt Regency mới đây về quyết định mua căn hộ tại đây hé mở phần nào đối tượng khách hàng của những dự án căn nhà “triệu đô,” nhưng cũng không lột tả được tất cả.
Chỉ có thể khái quát chung là những khách mua biệt thự là những người đã có rất nhiều tiền, đã có những ngôi nhà “triệu đô” ở thành phố, và họ sẵn sàng móc hầu bao để có một “ngôi nhà thứ hai.”
Nhưng họ mua để làm gì? Các chủ đầu tư thường quảng bá dự án của mình vừa là nơi nghỉ dưỡng cao cấp, vừa là một kênh đầu tư hấp dẫn vì có thể cho khách du lịch thuê lại, hoặc bán lại với giá cao hơn.
Những lời chào mời đó có thể như một lời gợi ý đối với người mua, nhưng nó hầu như không mang tính chất quyết định, vì nếu đầu tư để kiếm lời nhà đầu tư không dại gì bỏ ra một lượng vốn lớn như vậy để đầu tư vào một loại sản phẩm có tính thanh khoản kém hơn nhà đất ở những thành phố lớn.
Một lý do thuyết phục hơn là những người mua biệt thự nghỉ dưỡng “triệu đô” chỉ để thỏa mãn khát khao sở hữu một tài sản lớn.
Nói như ông Trần Minh Hoàng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Gia Tuệ, nếu như trước đây sở hữu một chiếc điện thoại di động Motorola đã được coi là xa xỉ thì nay lại là chuyện rất bình thường. Cùng là một chiếc điện thoại, nhưng người cầm một chiếc Vertu thường được đánh giá cao hơn những người sử dụng Nokia. Bất động sản du lịch cũng vậy. Trước đây, nó xa lạ với người Việt, nhưng khi kinh tế đã phát triển thì nó ngày càng phổ biến hơn, và mua biệt thự không những để thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng đơn thuần mà nó còn là “thương hiệu,” thể hiện đẳng cấp và địa vị xã hội của người sở hữu.
Vì thế ông Lê Minh Phúc - Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sân golf VinaCapital Đà Nẵng - chủ đầu tư dự án Ocean Villas cho biết những người mua không quan tâm nhiều đến giá cả, mà họ quan tâm đến những biệt thự có vị trí đẹp, hướng ra biển, hướng ra sân golf hoặc kênh nước.
Những biệt thự ở liền đường mà không có tầm nhìn đẹp thì cũng ít có người để ý. Loại biệt thự nghỉ dưỡng chỉ phản ánh một phần sức mua bất động sản hạng sang của người Việt.
Trước đây, ai cũng nghĩ những căn hộ cao cấp có giá vài trăm nghìn USD như The Manor hay Pacific Place ở Hà Nội chủ yếu dành cho người nước ngoài thuê. Nhưng giờ đây, hầu hết cư dân lại là người Việt và cũng không khó để nhận ra sự giàu có của tầng lớp mới nổi này khi ở tầng hầm của các khu chung cư cao cấp này có sự hiện diện của các thương hiệu xe hơi hạng sang như Roll Royces Phantom hay Bentley.
Sẽ không còn là lạ khi chủ nhân những chiếc xe này rong ruổi trong những kỳ nghỉ cuối tuần ở những khu nghỉ cao cấp mọc lên ven đô Hà Nội trong tương lai không xa. Vì thế, dù có giãn tiến độ dự án Galaticos Living, Công ty cổ phần Gia Tuệ vẫn đang tiếp tục theo đuổi dự án xây dựng 40 biệt thự nghỉ dưỡng để bán dưới chân núi Ba Vì./.
Thị trường biệt thự nghỉ dưỡng đang thực sự bùng nổ khi các dự án nối tiếp nhau ra đời vì các nhà phát triển bất động sản muốn chớp cơ hội kinh doanh trong lúc nhu cầu nghỉ dưỡng và đầu tư của người Việt tăng một cách đáng ngạc nhiên.
Nhưng không phải đến khi Hyatt Regency hay Ocean Villas ở bãi biển Đà Nẵng tung ra bán những căn biệt thự có giá cao nhất lên đến 2 triệu USD thì các nhà phát triển dự án mới chú ý đến phân khúc này.
Ba năm trước, một công ty chưa có tên tuổi trên thị trường bất động sản lúc đó là Công ty cổ phần đầu tư Gia Tuệ đã công bố kế hoạch xây dựng 9 căn biệt thự siêu sang thuộc dự án Galaticos Living ở Đà Lạt, với giá bán dự kiến lúc đó thấp nhất là 2,8 triệu USD/căn.
Nhưng thời điểm đó vẫn còn quá sớm để thị trường đón nhận một sản phẩm rất mới là biệt thự nghỉ dưỡng, và thị trường cũng không dễ dàng chấp nhận mức giá “siêu cao” đó. Vì thế, kế hoạch xây dựng Galaticos Living đã được giãn tiến độ để chờ thị trường phát triển.
Còn thời điểm điểm này thì sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng “triệu đô” không còn quá xa lạ. Biệt thự nghỉ dưỡng tại Hyatt Regency có giá bán khởi điểm 1,2 triệu USD/căn vào năm ngoái và năm nay đã được nâng lên 1,4 triệu USD. Biệt thự Ocean Villas được bán với giá thấp nhất 400.000USD/căn.
Đặc biệt, những căn biệt thự sát biển của Furama Villas, Ocean Villas hay Hyatt Regency đều có giá trên 2 triệu USD/căn. Nhưng dù mức giá đó khiến nhiều người “lắc đầu lè lưỡi” thì một bộ phận nhỏ người mua vẫn sẵn sàng móc hầu bao.
Bằng chứng là Hyatt Regency đã bán được hơn 20 trong tổng số 27 căn biệt thự loại ba phòng ngủ. Ocean Villas cũng bán được 90% trong số các biệt thự tung ra bán trong ba giai đoạn đầu của dự án.
Không ít người băn khoăn ai lại chi hàng triệu đôla để sở hữu một căn biệt thự mà chỉ dùng để nghỉ một vài tuần trong một năm? Người nước ngoài chăng? Rất có thể.
Sáu năm trước, khu nghỉ dưỡng The Nam Hải tại Hội An tiên phong bán biệt thự nghỉ dưỡng với giá khởi điểm khoảng 500.000-700.000 USD/căn thì tất cả người mua đều là người nước ngoài, thông qua hình thức đầu tư cổ phần ở một công ty bên ngoài.
Nhưng đối tượng khách hàng của các công ty phát triển bất động sản nghỉ dưỡng giờ đây đã thay đổi nhiều. Chủ đầu tư các dự án Hyatt Regency hay Ocean Villas vẫn chào mời người nước ngoài đầu tư vào các dự án này thông qua các chiến dịch tiếp thị ở Hongkong hoặc Singapore. Kết quả lại rất bất ngờ khi người nước ngoài gần như vắng bóng ở các dự án này mà người mua chủ yếu lại là người Việt Nam, và có tới 80% khách hàng đến từ Hà Nội.
Phải chăng người Sài Gòn không “chịu chơi” như người Hà Nội?
Không phải vậy. Thực tế, người Sài Gòn có rất nhiều sự lựa chọn và những căn biệt thự có giá 300.000-800.000 USD ở các khu nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu và Bình Thuận là điểm đến của họ, trong khi người Hà Nội chỉ có biệt thự nghỉ dưỡng là sự lựa chọn thích hợp.
Và cũng không ít người đặt câu hỏi ai lại có nhiều tiền đến thế để mua căn hộ nghỉ dưỡng? Có thể trường hợp ca sỹ Lam Trường trả lời phỏng vấn trên bản tin nội bộ của Hyatt Regency mới đây về quyết định mua căn hộ tại đây hé mở phần nào đối tượng khách hàng của những dự án căn nhà “triệu đô,” nhưng cũng không lột tả được tất cả.
Chỉ có thể khái quát chung là những khách mua biệt thự là những người đã có rất nhiều tiền, đã có những ngôi nhà “triệu đô” ở thành phố, và họ sẵn sàng móc hầu bao để có một “ngôi nhà thứ hai.”
Nhưng họ mua để làm gì? Các chủ đầu tư thường quảng bá dự án của mình vừa là nơi nghỉ dưỡng cao cấp, vừa là một kênh đầu tư hấp dẫn vì có thể cho khách du lịch thuê lại, hoặc bán lại với giá cao hơn.
Những lời chào mời đó có thể như một lời gợi ý đối với người mua, nhưng nó hầu như không mang tính chất quyết định, vì nếu đầu tư để kiếm lời nhà đầu tư không dại gì bỏ ra một lượng vốn lớn như vậy để đầu tư vào một loại sản phẩm có tính thanh khoản kém hơn nhà đất ở những thành phố lớn.
Một lý do thuyết phục hơn là những người mua biệt thự nghỉ dưỡng “triệu đô” chỉ để thỏa mãn khát khao sở hữu một tài sản lớn.
Nói như ông Trần Minh Hoàng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Gia Tuệ, nếu như trước đây sở hữu một chiếc điện thoại di động Motorola đã được coi là xa xỉ thì nay lại là chuyện rất bình thường. Cùng là một chiếc điện thoại, nhưng người cầm một chiếc Vertu thường được đánh giá cao hơn những người sử dụng Nokia. Bất động sản du lịch cũng vậy. Trước đây, nó xa lạ với người Việt, nhưng khi kinh tế đã phát triển thì nó ngày càng phổ biến hơn, và mua biệt thự không những để thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng đơn thuần mà nó còn là “thương hiệu,” thể hiện đẳng cấp và địa vị xã hội của người sở hữu.
Vì thế ông Lê Minh Phúc - Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sân golf VinaCapital Đà Nẵng - chủ đầu tư dự án Ocean Villas cho biết những người mua không quan tâm nhiều đến giá cả, mà họ quan tâm đến những biệt thự có vị trí đẹp, hướng ra biển, hướng ra sân golf hoặc kênh nước.
Những biệt thự ở liền đường mà không có tầm nhìn đẹp thì cũng ít có người để ý. Loại biệt thự nghỉ dưỡng chỉ phản ánh một phần sức mua bất động sản hạng sang của người Việt.
Trước đây, ai cũng nghĩ những căn hộ cao cấp có giá vài trăm nghìn USD như The Manor hay Pacific Place ở Hà Nội chủ yếu dành cho người nước ngoài thuê. Nhưng giờ đây, hầu hết cư dân lại là người Việt và cũng không khó để nhận ra sự giàu có của tầng lớp mới nổi này khi ở tầng hầm của các khu chung cư cao cấp này có sự hiện diện của các thương hiệu xe hơi hạng sang như Roll Royces Phantom hay Bentley.
Sẽ không còn là lạ khi chủ nhân những chiếc xe này rong ruổi trong những kỳ nghỉ cuối tuần ở những khu nghỉ cao cấp mọc lên ven đô Hà Nội trong tương lai không xa. Vì thế, dù có giãn tiến độ dự án Galaticos Living, Công ty cổ phần Gia Tuệ vẫn đang tiếp tục theo đuổi dự án xây dựng 40 biệt thự nghỉ dưỡng để bán dưới chân núi Ba Vì./.
Bài viết được đăng tải theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tạp chí Doanh nhân thuộc VCCI và Vietnam+ |
(Doanh Nhân/Vietnam+)