Kết thúc niên vụ càphê 2009-2010, tỉnh Gia Lai mất mùa cả về năng suất và giá cả. Nông dân đang gặp khó khăn vì thất thu lợi nhuận.
Do nắng hạn kéo dài kèm theo sâu bệnh gây hại nên năng suất và sản lượng cây càphê giảm đến 30%, trong khi đó giá cả trên thị trường liên tục giảm từ đầu vụ đến nay và hiện đang dao động ở mức từ 23.000đ-24.000đồng/kg nhân, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Toàn tỉnh có tổng diện tích càphê kinh doanh khoảng 75.000ha thì có đến 2/3 diện tích nằm ở trong dân; hộ ít có 1-2ha còn hộ nhiều có đến cả chục hecta (không tính các trang trại vài ba chục hecta).
Nếu bán càphê vào thời điểm này thì nông dân không có lãi. Những vườn cây thâm canh tốt có lãi chút ít, còn tích trữ sản phẩm để chờ giá lên thì nông dân không có tiền để đầu tư tái sản xuất cho vụ sau cũng như trang trải cuộc sống hàng ngày.
Nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không ít hộ đang trong tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" vì lo sợ giá cả đang bấp bênh, chẳng ai dám chắc rằng có sự thay đổi tích cực về giá trong thời gian tới.
Hội nông dân tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng thương mại đứng ra tín chấp đẩy mạnh việc cho vay vốn trong thời điểm này, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân có vốn để chăm sóc vườn cây trong mùa khô kéo dài.
Trong 3 tháng đầu năm 2010, Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã cho hàng chục ngàn hộ vay vốn với tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ được vay từ 20 triệu-30 triệu đồng./.
Do nắng hạn kéo dài kèm theo sâu bệnh gây hại nên năng suất và sản lượng cây càphê giảm đến 30%, trong khi đó giá cả trên thị trường liên tục giảm từ đầu vụ đến nay và hiện đang dao động ở mức từ 23.000đ-24.000đồng/kg nhân, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Toàn tỉnh có tổng diện tích càphê kinh doanh khoảng 75.000ha thì có đến 2/3 diện tích nằm ở trong dân; hộ ít có 1-2ha còn hộ nhiều có đến cả chục hecta (không tính các trang trại vài ba chục hecta).
Nếu bán càphê vào thời điểm này thì nông dân không có lãi. Những vườn cây thâm canh tốt có lãi chút ít, còn tích trữ sản phẩm để chờ giá lên thì nông dân không có tiền để đầu tư tái sản xuất cho vụ sau cũng như trang trải cuộc sống hàng ngày.
Nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không ít hộ đang trong tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" vì lo sợ giá cả đang bấp bênh, chẳng ai dám chắc rằng có sự thay đổi tích cực về giá trong thời gian tới.
Hội nông dân tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng thương mại đứng ra tín chấp đẩy mạnh việc cho vay vốn trong thời điểm này, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân có vốn để chăm sóc vườn cây trong mùa khô kéo dài.
Trong 3 tháng đầu năm 2010, Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã cho hàng chục ngàn hộ vay vốn với tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ được vay từ 20 triệu-30 triệu đồng./.
Văn Thông (Vietnam+)