Mặc dù giá càphê năm nay vẫn đứng ở mức cao ngay trong mùa thu hoạch, nhưng người trồng càphê ở Đắk Lắk vẫn phải đối mặt với một vụ mùa thất bát.
Mất mùa ngoài dự báo
Xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk là địa phương chuyên canh càphê. Toàn xã có 3.670ha, trong đó diện tích càphê nhân dân là gần 1.300ha, còn lại do Công ty càphê Thắng Lợi và Nông trường càphê Cư Pul quản lý.
Xét về tỷ lệ, Hòa Đông là một trong những xã có diện tích càphê tính trên hộ gia đình thuộc loại cao nhất tỉnh Đắk Lắk. Ông Trần Hữu Thái - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hòa Đông cho biết khi trái càphê còn xanh, nhân dân trong xã chắc mẫm vụ năm nay sẽ được mùa, bù lại cho những thất bát năm ngoái. Nhưng khi càphê chín, hái xuống mới biết trong chùm quả có quá nhiều hạt lép, nhân đơn và nhỏ.
Theo ước đoán trước vụ thu hoạch thì năng suất càphê năm nay đạt trên 3 tấn/ha, nhưng thực tế hiện chỉ đạt khoảng 2,2 tấn/ha, thấp hơn vụ càphê năm ngoái (cũng bị mất mùa) từ 5-6tạ/ha. Vì vậy, mặc dù giá càphê đang ở mức cao ngay giữ vụ thu hoạch nhưng người trồng càphê vẫn buồn vì chịu cảnh mất mùa.
Anh Nguyễn Văn Lương ở thôn 15, xã Hòa Đông cho biết theo ước tính từ đầu mùa thu hoạch thì năm nay 2ha càphê của gia đình anh cho thu hoạch gần 7 tấn nhân. Tuy nhiên thực tế hiện nay thì chỉ đạt hơn 4 tấn nhân.
Thực tế của phóng viên đến các vùng chuyên canh càphê lớn của Đắk Lắk như Cư M’gar, Krông Ana, Buôn Hồ, Ea H’leo, Krông Pắk… và ghi nhận các địa phương này cũng đang chịu cảnh mất mùa ngoài dự báo. Không chỉ có càphê của người dân bị mất mùa, càphê của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đang phải chịu cảnh tương tự.
Anh Trần Xuân Bính, Giám đốc Công ty càphê Buôn Hồ (thị xã Buôn Hồ) cho biết năng suất bình quân hơn 600ha càphê của công ty chỉ đạt trên 2tấn/ha, bằng khoảng 60% so với dự tính ban đầu. Đắk Lắk hiện có gần 180.000ha càphê kinh doanh. Theo dự báo của ngành nông nghiệp trước vụ thu hoạch thì niên vụ này tỉnh sẽ được mùa càphê với sản lượng cầm chắc đạt trên 400.000 tấn. Tuy nhiên, dù chưa thu hoạch xong nhưng theo đánh giá thực tế hiện nay thì năm nay cà phê Đắk Lắk bị mất mùa xấp xỉ 40% so với dự đoán ban đầu.
Lý giả nguyên nhân mất mùa ngoài dự kiến, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, thời tiết trong thời gian chăm sóc càphê của niên vụ này có quá nhiều biến động bất thường. Đặc biệt là đợt hạn hán kéo dài đầu vụ khiến người dân phải tưới bù cho hoa cà phê bung đúng thời gian. Nhưng sau đó, trong thời điểm càphê bung hoa rộ lại gặp mưa lớn kéo dài khiến hoa bị thối, rụng, hoặc đậu quả nhưng nhân bị lép, phần mu dày nhưng chỉ có 1 nhân... Những tác động tiêu cực của thời tiết này đã nằm ngoài dự báo của các cơ quan chuyên môn.
Điêu đứng vì trộm
Vấn đề thời sự nóng hổi cũng ảnh hưởng tới vụ mùa càphê ở Đắk Lắk là các vụ trộm, cướp liên quan đến càphê. Các gia đình ở các nông trường càphê đã phải huy động tối đa nhân lực, phối hợp với nhau thành từng nhóm, hỗ trợ lẫn nhau bởi những kẻ đạo chích càphê tỏ ra rất manh động. Nếu lực lượng bảo vệ mỏng, chúng sẵn sàng tấn công, khống chế để cướp càphê.
Anh Nguyễn Đình Lương, ở thôn 15 xã Ea Kênh cho biết nhà có gần 3ha càphê ở xa nhà đang vào vụ thu hoạch. Dù đã huy động toàn bộ thành viên trong gia đình, thuê thêm người nhưng vẫn có mấy chục cây càphê bị bọn trộm tuốt sạch.
Chưa hết, bọn trộm còn cảnh giới nhằm lúc gia đình đóng càphê tươi vào bao, đã xông hẳn vào nhà cướp bao càphê.
Đạo chích hoành hành khiến nhiều người gọi mùa càphê là “mùa… trộm cướp.” Vậy là câu thành ngữ “xanh nhà hơn già đồng” được áp dụng triệt để, dù càphê chỉ mới chín được 60% nhưng anh Lương quyết định thuê người tuốt sạch.
Thượng tá Tô Mạnh Tường, Phó trưởng Công an huyện Cư M’gar cho biết công an huyện vừa khởi tố, bắt tạm giam 6 đối tượng là người làm thuê câu kết với một số thành phần bất hảo của địa phương thực hiện nhiều vụ trộm cắp càphê đem đi bán.
“Bọn trộm, cướp càphê ngày càng manh động và tinh vi, xảo quyệt. Để ngăn chặn nạn trộm cắp cà phê chúng tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuần tra bảo vệ. Nhưng việc bảo vệ càphê vẫn phải do người dân tự thực hiện là chính,” ông Tường cho biết./.
Mất mùa ngoài dự báo
Xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk là địa phương chuyên canh càphê. Toàn xã có 3.670ha, trong đó diện tích càphê nhân dân là gần 1.300ha, còn lại do Công ty càphê Thắng Lợi và Nông trường càphê Cư Pul quản lý.
Xét về tỷ lệ, Hòa Đông là một trong những xã có diện tích càphê tính trên hộ gia đình thuộc loại cao nhất tỉnh Đắk Lắk. Ông Trần Hữu Thái - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hòa Đông cho biết khi trái càphê còn xanh, nhân dân trong xã chắc mẫm vụ năm nay sẽ được mùa, bù lại cho những thất bát năm ngoái. Nhưng khi càphê chín, hái xuống mới biết trong chùm quả có quá nhiều hạt lép, nhân đơn và nhỏ.
Theo ước đoán trước vụ thu hoạch thì năng suất càphê năm nay đạt trên 3 tấn/ha, nhưng thực tế hiện chỉ đạt khoảng 2,2 tấn/ha, thấp hơn vụ càphê năm ngoái (cũng bị mất mùa) từ 5-6tạ/ha. Vì vậy, mặc dù giá càphê đang ở mức cao ngay giữ vụ thu hoạch nhưng người trồng càphê vẫn buồn vì chịu cảnh mất mùa.
Anh Nguyễn Văn Lương ở thôn 15, xã Hòa Đông cho biết theo ước tính từ đầu mùa thu hoạch thì năm nay 2ha càphê của gia đình anh cho thu hoạch gần 7 tấn nhân. Tuy nhiên thực tế hiện nay thì chỉ đạt hơn 4 tấn nhân.
Thực tế của phóng viên đến các vùng chuyên canh càphê lớn của Đắk Lắk như Cư M’gar, Krông Ana, Buôn Hồ, Ea H’leo, Krông Pắk… và ghi nhận các địa phương này cũng đang chịu cảnh mất mùa ngoài dự báo. Không chỉ có càphê của người dân bị mất mùa, càphê của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đang phải chịu cảnh tương tự.
Anh Trần Xuân Bính, Giám đốc Công ty càphê Buôn Hồ (thị xã Buôn Hồ) cho biết năng suất bình quân hơn 600ha càphê của công ty chỉ đạt trên 2tấn/ha, bằng khoảng 60% so với dự tính ban đầu. Đắk Lắk hiện có gần 180.000ha càphê kinh doanh. Theo dự báo của ngành nông nghiệp trước vụ thu hoạch thì niên vụ này tỉnh sẽ được mùa càphê với sản lượng cầm chắc đạt trên 400.000 tấn. Tuy nhiên, dù chưa thu hoạch xong nhưng theo đánh giá thực tế hiện nay thì năm nay cà phê Đắk Lắk bị mất mùa xấp xỉ 40% so với dự đoán ban đầu.
Lý giả nguyên nhân mất mùa ngoài dự kiến, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, thời tiết trong thời gian chăm sóc càphê của niên vụ này có quá nhiều biến động bất thường. Đặc biệt là đợt hạn hán kéo dài đầu vụ khiến người dân phải tưới bù cho hoa cà phê bung đúng thời gian. Nhưng sau đó, trong thời điểm càphê bung hoa rộ lại gặp mưa lớn kéo dài khiến hoa bị thối, rụng, hoặc đậu quả nhưng nhân bị lép, phần mu dày nhưng chỉ có 1 nhân... Những tác động tiêu cực của thời tiết này đã nằm ngoài dự báo của các cơ quan chuyên môn.
Điêu đứng vì trộm
Vấn đề thời sự nóng hổi cũng ảnh hưởng tới vụ mùa càphê ở Đắk Lắk là các vụ trộm, cướp liên quan đến càphê. Các gia đình ở các nông trường càphê đã phải huy động tối đa nhân lực, phối hợp với nhau thành từng nhóm, hỗ trợ lẫn nhau bởi những kẻ đạo chích càphê tỏ ra rất manh động. Nếu lực lượng bảo vệ mỏng, chúng sẵn sàng tấn công, khống chế để cướp càphê.
Anh Nguyễn Đình Lương, ở thôn 15 xã Ea Kênh cho biết nhà có gần 3ha càphê ở xa nhà đang vào vụ thu hoạch. Dù đã huy động toàn bộ thành viên trong gia đình, thuê thêm người nhưng vẫn có mấy chục cây càphê bị bọn trộm tuốt sạch.
Chưa hết, bọn trộm còn cảnh giới nhằm lúc gia đình đóng càphê tươi vào bao, đã xông hẳn vào nhà cướp bao càphê.
Đạo chích hoành hành khiến nhiều người gọi mùa càphê là “mùa… trộm cướp.” Vậy là câu thành ngữ “xanh nhà hơn già đồng” được áp dụng triệt để, dù càphê chỉ mới chín được 60% nhưng anh Lương quyết định thuê người tuốt sạch.
Thượng tá Tô Mạnh Tường, Phó trưởng Công an huyện Cư M’gar cho biết công an huyện vừa khởi tố, bắt tạm giam 6 đối tượng là người làm thuê câu kết với một số thành phần bất hảo của địa phương thực hiện nhiều vụ trộm cắp càphê đem đi bán.
“Bọn trộm, cướp càphê ngày càng manh động và tinh vi, xảo quyệt. Để ngăn chặn nạn trộm cắp cà phê chúng tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuần tra bảo vệ. Nhưng việc bảo vệ càphê vẫn phải do người dân tự thực hiện là chính,” ông Tường cho biết./.
Việt Dũng (TTXVN/Vietnam+)