Giữa lúc bề bôn việc làng, việc nhà, ông Bùi Xuân Tưởng, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ bầu cử thôn Vực, xã Thanh liệt, huyện Thanh trì, Hà Nội vẫn dành quỹ thời gian đáng kể và sự nhiệt tình có thể nói là "quên mình" cho các công việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Phóng viên Vietnam+ tìm đến nhà ông khi trời đã tối muộn bởi cả ngày ông còn quần quật với hàng tá công việc của mình.
Ở độ tuổi 65, với mái tóc muối tiêu, khuôn mặt nghiêm nghị, ông có vẻ ngoài tưởng như rất khó gần. Nhưng trái lại, khi ngồi vào bàn trà, ông rất thân thiện và cởi mở. Ánh mắt sáng ngời như thách thức với tuổi già về sự minh mẫn, dáng người nhỏ bé nhưng lại nhanh thoăn thoắt hiện lên sức mạnh dẻo dai của một người hay lam hay làm.
Phụ trách hòm phiếu đông cử tri nhất xã
Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, xã Thanh Liệt có gần 7.700 cử tri, chia 7 hòm phiếu tại 7 địa điểm bỏ phiếu. Trong đó, tại hòm phiếu số 5 do ông Tưởng làm tổ trưởng tổ bầu cử có ngót ngét 1.800 cử tri. Đây là hòm phiếu nhiều cử tri nhất xã Thanh liệt và gần gấp ba lần số cử tri ở hòm phiếu có cử tri ít nhất của xã.
Ông Tưởng cho biết, ở những lần bầu cử trước, tại điểm bỏ phiếu này chỉ có hơn 900 cử tri, do mấy năm trở lại đây, số người đến mua đất và định cư tại thôn ngày một nhiều nên số cử tri trong đợt bầu cử này tăng vọt.
Đây cũng là một khó khăn cho vệc tuyên truyền về công tác bầu cử. Để khắc phục khó khăn này, ông Tưởng không chỉ nhiệt tình, tận tụy tuyên truyền mà còn động viên anh em trong tổ chịu khó, thận trọng để xác minh chính xác danh sách cử tri.
Cùng với việc tuyên truyền trên hệ thống loa đài của xã, ông Tưởng cùng những người trong tổ bầu cử và cán bộ thôn Vực đã 4 lần tổ chức họp dân cũng như thường xuyên đi đến từng nhà dân để tuyên truyền cho họ hiểu rõ về tính chất quan trọng của ngày bầu cử.
Những trường hợp mới mua nhà trong thôn và đối tượng ở trọ có đăng ký dài hạn, ông còn thường xuyên thăm hỏi, tìm hiểu xem các cử tri này quyết định bỏ phiếu ở thôn Vực hay bỏ tại nơi có hộ khẩu thường trú của họ.
Bên cạnh đó, năm nay là lần đầu tiên bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cùng một ngày nên ông không ngại dành nhiều thời gian giải thích cho từng cử tri để họ biết được bản thân mình được quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân những cấp nào. Qua đó, các cử tri sẽ tránh được sự lúng túng và sai sót khi bỏ phiếu.
Xoay như chong chóng
Ông Tưởng cho biết, ông vừa làm Bí thư thôn Vực, vừa làm trong ban chi trả lương hưu của xã nên ngày thường ông vốn rất bận, đã vậy, hiện nay, còn có nhiều dự án lớn được triển khai trên địa bàn của thôn.
Đó là dự án của nhà nước về mở đường phía đông bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An, dự án của thành phố Hà Nội về cải tạo kè, đầm, và dự án của huyện Thanh Trì là xây dựng trường mầm non Thanh Liệt B. Với mỗi dự án như vậy, ông phải họp dân trong thôn, giải thích cho họ hiểu rồi kê khai, đối chiếu diện tích đất đai những nhà bị giải tỏa…
Ngoài việc làng, việc xã, ông Tưởng còn nổi tiếng là người bận bịu trong gia đình. Do vợ ông thường xuyên đi lễ chùa và làm công tác từ thiện nên ông thay bà đảm nhiệm việc nội trợ. Không chỉ vậy, hàng sân cây cảnh đều do ông tự tay tưới tắm, chăm sóc, tỉa tót vào mỗi buổi chiều. Việc đưa đón các cháu đi học cũng do ông đảm nhận. Đã thế, ông còn phải huấn luyện cờ tướng cho đứa cháu nội hiện đang học lớp hai, cháu vốn đã hai lần liên tiếp đoạt giải cờ tướng của Thành phố Hà Nội.
Bận thì bận vậy nhưng chưa một phút ông lơ là với các công việc chuẩn bị cho đợt bầu cử tới.
Những ngày chuẩn bị cho bầu cử, ông phải chăm sóc cây cảnh vào những buổi tối khuya và đành gác việc luyện cờ tướng cho thằng cháu.
“Bận mấy thì bận tôi cũng phải thu xếp công việc để có thời gian dành cho công tác chuẩn bị bầu cử. Đây là việc liên quan đến vận mệnh đất nước nên không thể coi nhẹ,” ông Tưởng nhấn mạnh.
Với tinh thần đó, mặc dù ngày nào tổ bầu cử cũng phân công người trực tại nơi niêm yết danh sách cử tri nhưng vốn cẩn tắc vô áy náy nên ông Tưởng làm gì thì làm, ngày nào cũng phải hai, ba lần đến đó để giám sát tình hình.
Mặt khác, do người dân trong thôn phần đông làm nghề nông nên giờ giấc đi, về của họ không xác định, thành thử, có lần ông tới nhà của cử tri từ sớm để tuyên truyền nhưng họ đã đi làm, hay, giờ nghỉ trưa, có cử tri vẫn khóa cửa chưa về… Ông đành mất công đi lại nhiều lần.
“Con cái cứ thương cha tuổi già còn vất vả nhưng tôi nghĩ xã hội còn cần mình thì mình không thể không cống hiến,” ông Tưởng chia sẻ.
Tiếp chuyện chúng tôi nhưng ông vẫn luôn tay rà soát các tài liệu và tranh thủ sắp xếp rồi buộc gọn gàng từng tập thẻ cử tri để giao lại cho người trưởng thôn.
Xoay như chong chóng với bao nhiêu công việc, ông Tưởng làm việc như không hề biết đến tuổi già. Người dân thôn Vực thường gọi ông là “con ong” chăm chỉ, ai cũng thán phục và ngưỡng mộ người tổ trưởng tổ bầu cử già đầy tâm huyết./.
Phóng viên Vietnam+ tìm đến nhà ông khi trời đã tối muộn bởi cả ngày ông còn quần quật với hàng tá công việc của mình.
Ở độ tuổi 65, với mái tóc muối tiêu, khuôn mặt nghiêm nghị, ông có vẻ ngoài tưởng như rất khó gần. Nhưng trái lại, khi ngồi vào bàn trà, ông rất thân thiện và cởi mở. Ánh mắt sáng ngời như thách thức với tuổi già về sự minh mẫn, dáng người nhỏ bé nhưng lại nhanh thoăn thoắt hiện lên sức mạnh dẻo dai của một người hay lam hay làm.
Phụ trách hòm phiếu đông cử tri nhất xã
Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, xã Thanh Liệt có gần 7.700 cử tri, chia 7 hòm phiếu tại 7 địa điểm bỏ phiếu. Trong đó, tại hòm phiếu số 5 do ông Tưởng làm tổ trưởng tổ bầu cử có ngót ngét 1.800 cử tri. Đây là hòm phiếu nhiều cử tri nhất xã Thanh liệt và gần gấp ba lần số cử tri ở hòm phiếu có cử tri ít nhất của xã.
Ông Tưởng cho biết, ở những lần bầu cử trước, tại điểm bỏ phiếu này chỉ có hơn 900 cử tri, do mấy năm trở lại đây, số người đến mua đất và định cư tại thôn ngày một nhiều nên số cử tri trong đợt bầu cử này tăng vọt.
Đây cũng là một khó khăn cho vệc tuyên truyền về công tác bầu cử. Để khắc phục khó khăn này, ông Tưởng không chỉ nhiệt tình, tận tụy tuyên truyền mà còn động viên anh em trong tổ chịu khó, thận trọng để xác minh chính xác danh sách cử tri.
Cùng với việc tuyên truyền trên hệ thống loa đài của xã, ông Tưởng cùng những người trong tổ bầu cử và cán bộ thôn Vực đã 4 lần tổ chức họp dân cũng như thường xuyên đi đến từng nhà dân để tuyên truyền cho họ hiểu rõ về tính chất quan trọng của ngày bầu cử.
Những trường hợp mới mua nhà trong thôn và đối tượng ở trọ có đăng ký dài hạn, ông còn thường xuyên thăm hỏi, tìm hiểu xem các cử tri này quyết định bỏ phiếu ở thôn Vực hay bỏ tại nơi có hộ khẩu thường trú của họ.
Bên cạnh đó, năm nay là lần đầu tiên bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cùng một ngày nên ông không ngại dành nhiều thời gian giải thích cho từng cử tri để họ biết được bản thân mình được quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân những cấp nào. Qua đó, các cử tri sẽ tránh được sự lúng túng và sai sót khi bỏ phiếu.
Xoay như chong chóng
Ông Tưởng cho biết, ông vừa làm Bí thư thôn Vực, vừa làm trong ban chi trả lương hưu của xã nên ngày thường ông vốn rất bận, đã vậy, hiện nay, còn có nhiều dự án lớn được triển khai trên địa bàn của thôn.
Đó là dự án của nhà nước về mở đường phía đông bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An, dự án của thành phố Hà Nội về cải tạo kè, đầm, và dự án của huyện Thanh Trì là xây dựng trường mầm non Thanh Liệt B. Với mỗi dự án như vậy, ông phải họp dân trong thôn, giải thích cho họ hiểu rồi kê khai, đối chiếu diện tích đất đai những nhà bị giải tỏa…
Ngoài việc làng, việc xã, ông Tưởng còn nổi tiếng là người bận bịu trong gia đình. Do vợ ông thường xuyên đi lễ chùa và làm công tác từ thiện nên ông thay bà đảm nhiệm việc nội trợ. Không chỉ vậy, hàng sân cây cảnh đều do ông tự tay tưới tắm, chăm sóc, tỉa tót vào mỗi buổi chiều. Việc đưa đón các cháu đi học cũng do ông đảm nhận. Đã thế, ông còn phải huấn luyện cờ tướng cho đứa cháu nội hiện đang học lớp hai, cháu vốn đã hai lần liên tiếp đoạt giải cờ tướng của Thành phố Hà Nội.
Bận thì bận vậy nhưng chưa một phút ông lơ là với các công việc chuẩn bị cho đợt bầu cử tới.
Những ngày chuẩn bị cho bầu cử, ông phải chăm sóc cây cảnh vào những buổi tối khuya và đành gác việc luyện cờ tướng cho thằng cháu.
“Bận mấy thì bận tôi cũng phải thu xếp công việc để có thời gian dành cho công tác chuẩn bị bầu cử. Đây là việc liên quan đến vận mệnh đất nước nên không thể coi nhẹ,” ông Tưởng nhấn mạnh.
Với tinh thần đó, mặc dù ngày nào tổ bầu cử cũng phân công người trực tại nơi niêm yết danh sách cử tri nhưng vốn cẩn tắc vô áy náy nên ông Tưởng làm gì thì làm, ngày nào cũng phải hai, ba lần đến đó để giám sát tình hình.
Mặt khác, do người dân trong thôn phần đông làm nghề nông nên giờ giấc đi, về của họ không xác định, thành thử, có lần ông tới nhà của cử tri từ sớm để tuyên truyền nhưng họ đã đi làm, hay, giờ nghỉ trưa, có cử tri vẫn khóa cửa chưa về… Ông đành mất công đi lại nhiều lần.
“Con cái cứ thương cha tuổi già còn vất vả nhưng tôi nghĩ xã hội còn cần mình thì mình không thể không cống hiến,” ông Tưởng chia sẻ.
Tiếp chuyện chúng tôi nhưng ông vẫn luôn tay rà soát các tài liệu và tranh thủ sắp xếp rồi buộc gọn gàng từng tập thẻ cử tri để giao lại cho người trưởng thôn.
Xoay như chong chóng với bao nhiêu công việc, ông Tưởng làm việc như không hề biết đến tuổi già. Người dân thôn Vực thường gọi ông là “con ong” chăm chỉ, ai cũng thán phục và ngưỡng mộ người tổ trưởng tổ bầu cử già đầy tâm huyết./.
Thiên Linh (Vietnam+)