Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn kết quả khảo sát thị trường và thăm dò xã hội mới nhất cho thấy người tiêu dùng Indonesia đã bớt lạc quan về nền kinh tế nước này, chủ yếu do những lo ngại về áp lực chi phí sau khi chính phủ giảm trợ giá nhiên liệu từ ngày 15/6 vừa qua.
Viện Nghiên cứu Danareksa (DRI), trên cơ sở khảo sát ý kiến các hộ gia đình ở 6 thành phố lớn của Indonesia, cho biết Chỉ số lòng tin tiêu dùng, thước đo xu hướng mua các mặt hàng lâu bền của người tiêu dùng nước này, đã giảm trong tháng Sáu vừa qua xuống 90,4 điểm (dưới 100 điểm là người tiêu dùng nói chung bi quan về nền kinh tế).
Theo DRI, sự giảm sút lòng tin của người tiêu dùng chủ yếu là do các lo ngại gia tăng về áp lực giá cả sau động thái tăng tới 44,45% và 22,22% giá xăng và dầu diezen được trợ giá của chính phủ. Đáng chú ý, Chỉ số lòng tin tiêu dùng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Sáu năm nay.
Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia (BPS) cho biết tỷ lệ lạm phát trong tháng Sáu đã tăng 5,90% so với cùng kỳ năm ngoái và so với mức tăng 5,47% trong tháng trước đó.
Theo Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), con số này có thể lên tới 7,9% trong năm nay, trong khi biên độ mục tiêu lạm phát chưa được điều chỉnh của chính phủ là 3,5-5,5%. Trong tháng Tư vừa qua, Indonesia cũng đã thâm hụt thương mại kỷ lục 1,7 tỷ USD, do kim ngạch xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng.
Để kiềm chế lạm phát, BI đã tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm từ mức thấp 5,75%, song nhiều nhà phân tích cho rằng BI sẽ sớm phải tiếp tục nâng tỷ lệ này lên 6,25%.
Mới đây nhất, ngày 2/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong năm nay, từ 6,2% xuống 5,9%, đồng thời khuyến cáo chính phủ nước này cần sẵn sàng đối mặt với nguy cơ biến động trên thị trường tài chính, lạm phát tăng và giá hàng hóa giảm./.
Viện Nghiên cứu Danareksa (DRI), trên cơ sở khảo sát ý kiến các hộ gia đình ở 6 thành phố lớn của Indonesia, cho biết Chỉ số lòng tin tiêu dùng, thước đo xu hướng mua các mặt hàng lâu bền của người tiêu dùng nước này, đã giảm trong tháng Sáu vừa qua xuống 90,4 điểm (dưới 100 điểm là người tiêu dùng nói chung bi quan về nền kinh tế).
Theo DRI, sự giảm sút lòng tin của người tiêu dùng chủ yếu là do các lo ngại gia tăng về áp lực giá cả sau động thái tăng tới 44,45% và 22,22% giá xăng và dầu diezen được trợ giá của chính phủ. Đáng chú ý, Chỉ số lòng tin tiêu dùng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Sáu năm nay.
Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia (BPS) cho biết tỷ lệ lạm phát trong tháng Sáu đã tăng 5,90% so với cùng kỳ năm ngoái và so với mức tăng 5,47% trong tháng trước đó.
Theo Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), con số này có thể lên tới 7,9% trong năm nay, trong khi biên độ mục tiêu lạm phát chưa được điều chỉnh của chính phủ là 3,5-5,5%. Trong tháng Tư vừa qua, Indonesia cũng đã thâm hụt thương mại kỷ lục 1,7 tỷ USD, do kim ngạch xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng.
Để kiềm chế lạm phát, BI đã tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm từ mức thấp 5,75%, song nhiều nhà phân tích cho rằng BI sẽ sớm phải tiếp tục nâng tỷ lệ này lên 6,25%.
Mới đây nhất, ngày 2/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong năm nay, từ 6,2% xuống 5,9%, đồng thời khuyến cáo chính phủ nước này cần sẵn sàng đối mặt với nguy cơ biến động trên thị trường tài chính, lạm phát tăng và giá hàng hóa giảm./.
(TTXVN)