Người Thổ, người Kurd ở Đức xung đột sau hành động quân sự của Ankara

Cuộc tranh cãi giữa hai nhóm nổ ra tại Đức kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch "Nhành Oliu" vào ngày 21/1 nhằm vào lực lượng người Kurd vốn bị Ankara coi là tổ chức khủng bố, ở khu vực Afrin, Syria.
Người Thổ, người Kurd ở Đức xung đột sau hành động quân sự của Ankara ảnh 1Đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tập kết tại Hassa, tiến về biên giới Syria ngày 23/1. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 24/1, lãnh đạo các nhóm người Thổ và người Kurd ở Đức đã lên tiếng cáo buộc lẫn nhau về việc "nhập khẩu" một cuộc xung đột nước ngoài vào Đức sau vụ tấn công xuyên biên giới của Ankara nhằm chống lại các lực lượng người Kurd ở Syria.

Cuộc tranh cãi giữa hai nhóm trên nổ ra tại Đức kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch "Nhành Oliu" vào ngày 21/1 nhằm vào các lực lượng người Kurd vốn bị Ankara coi là tổ chức khủng bố, ở khu vực Afrin thuộc miền Bắc Syria.

[LHQ: Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ khiến 5.000 người Syria mất nhà cửa]

Khoảng 3 triệu người Thổ đang sống ở Đức, di sản của chương trình "công nhân khách mời" từ những năm 1960 và 1970 nhằm thu hút lao động để xây dựng lại nước Đức sau chiến tranh, hình thành nên cộng đồng người nước ngoài lớn nhất ở đây. Hàng trăm nghìn người Kurd cũng đang sống tại Đức.

Tranh cãi giữa các nhóm người Thổ và người Kurd ở Đức đã biến thành các xung đột nhỏ, khi hai thánh đường Hồi giáo dưới sự quản lý của Ditib, tổ chức bảo trợ hoạt động tôn giáo của cộng đồng người Thổ ở Đức, bị tấn công tại các thành phố Minden và Leipzig.

Một cuộc đụng độ giữa các hành khách là người Thổ và người Kurd ở sân bay thành phố Hannover cũng đã xảy ra, buộc cảnh sát phải can thiệp./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục