Những người có gia đình sinh sống qua nhiều thế hệ ở thành phố có khả năng miễn dịch với các loại bệnh truyền nhiễm như lao phổi hay bệnh phong tốt hơn những người sống ở các vùng nông thôn.
Đây là kết luận của một nhóm nghiên cứu đến từ một số trường đại học danh tiếng của Anh như Đại học Holloway, Đại học London hay Đại học Oxford.
Các nhà khoa học đã phân tích mẫu nhiễm sắc thể ADN của các cộng đồng dân cư ở khắp châu Âu, châu Á và châu Phi, rồi so sánh khả năng miễn dịch di truyền với một số loại bệnh trong mối tương quan với bề dày lịch sử đô thị nơi những người này sinh sống.
Kết quả cho thấy ở những đô thị “già,” người dân có khả năng miễn dịch cao hơn những người ở đô thị “trẻ.”
Theo giải thích của nhóm nghiên cứu, trong quá khứ, các đô thị với mật độ dân cư cao và điều kiện vệ sinh kém từng là môi trường lý tưởng cho bệnh tật phát triển. Trải qua nhiều thế hệ, những người dân đô thị ngày nay được thừa hưởng một biến thể gen do cha ông họ truyền lại, giúp phát triển hệ miễn dịch chống lại các căn bệnh nói trên.
Tiến sỹ Ian Barnes đến từ Đại học Holloway cho rằng hiện tượng này là ví dụ về một khía cạnh tiến hóa của con người, trong đó sự phát triển của đô thị là một yếu tố quyết định sự chọn lọc./.
Đây là kết luận của một nhóm nghiên cứu đến từ một số trường đại học danh tiếng của Anh như Đại học Holloway, Đại học London hay Đại học Oxford.
Các nhà khoa học đã phân tích mẫu nhiễm sắc thể ADN của các cộng đồng dân cư ở khắp châu Âu, châu Á và châu Phi, rồi so sánh khả năng miễn dịch di truyền với một số loại bệnh trong mối tương quan với bề dày lịch sử đô thị nơi những người này sinh sống.
Kết quả cho thấy ở những đô thị “già,” người dân có khả năng miễn dịch cao hơn những người ở đô thị “trẻ.”
Theo giải thích của nhóm nghiên cứu, trong quá khứ, các đô thị với mật độ dân cư cao và điều kiện vệ sinh kém từng là môi trường lý tưởng cho bệnh tật phát triển. Trải qua nhiều thế hệ, những người dân đô thị ngày nay được thừa hưởng một biến thể gen do cha ông họ truyền lại, giúp phát triển hệ miễn dịch chống lại các căn bệnh nói trên.
Tiến sỹ Ian Barnes đến từ Đại học Holloway cho rằng hiện tượng này là ví dụ về một khía cạnh tiến hóa của con người, trong đó sự phát triển của đô thị là một yếu tố quyết định sự chọn lọc./.
(TTXVN/Vietnam+)