Đến Phú Quốc, du khách không chỉ được đắm mình khám phá vẻ đẹp hoang sơ của bãi cát trắng mịn trải dài hàng chục kilômét, với nước biển trong xanh và mây trời phiêu lãng mà còn được tìm hiểu những câu chuyện, những “sự tích” về đảo Ngọc (mệnh danh của Phú Quốc) qua hàng ngàn cổ vật trưng bày sinh động tại Bảo tàng tư nhân Cội Nguồn. Chủ nhân của hơn 3.000 cổ vật là chàng trai 37 tuổi Huỳnh Phước Huệ đã tạo nên một khu Bảo tàng độc đáo từ khung cảnh, kiến trúc đến hiện vật. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với anh. Muốn gìn giữ “cái hồn” đảo Ngọc
Cội Nguồn xuất phát từ "nguồn cội" nào, thưa anh?
Huỳnh Phước Huệ: Suy nghĩ đầu tiên của tôi là Phú Quốc tập trung phát triển kinh tế nhưng phải làm sao giữ cho được nét kiều diễm, vẻ đẹp thiên nhiên ưu đãi, phải góp phần kế thừa lịch sử lâu đời và thương hiệu của Phú Quốc. Và, để giữ gìn “cái hồn” của Phú Quốc, giúp cho du khách khám phá nét văn hóa rất riêng của một vùng biển đảo Tây Nam này, ban đầu tôi chỉ nhặt nhạnh những gốc cây, tảng đá, vỏ sò ốc, những gì thuộc về thiên nhiên và vật dụng liên quan đến cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân trên đảo... trưng bày xen kẽ trong những gian hàng lưu niệm để giới thiệu đến đông đảo du khách. Thật may mắn, trong những lần đến thăm và làm việc tại Phú Quốc, ghé tham quan cơ sở Cội Nguồn của chúng tôi, Giáo sư Vũ Khiêu và nhà sử học Dương Trung Quốc cùng với sự đồng cảm trước ước ao của cơ sở, đã động viên: “Hãy xây dựng cho Phú Quốc một Bảo tàng, để lưu lại dấu ấn của nền văn hóa truyền thống địa phương…” và đặc biệt các vị lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang khích lệ “nếu có điều kiện hãy cố đầu tư và chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ.” Ý tưởng xây dựng nơi lưu giữ những hiện vật sưu tầm được cho xứng tầm với tiềm năng vốn có của đảo được hình thành từ đó.
Bảo tàng có bao nhiêu khu trưng bày?
Huỳnh Phước Huệ: Bảo tàng Cội Nguồn tiền thân là cơ sở Cội Nguồn bao gồm: khu trưng bày những hiện vật về biển, rừng Phú Quốc; khu Bảo tồn giống chó xoáy, chim đại bàng biển Phú Quốc; khu mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, đồ trang sức ngọc trai đặc trưng của đảo. Cơ duyên nào giúp anh có được bộ sưu tập rìu đá quý giá niên đại 2.500 năm?
Huỳnh Phước Huệ: Một lần trên đường đi sưu tầm, vô tình tài xế cho tôi hay ba anh có nhặt được 02 lưỡi đục bằng đá, rất cứng trong khi cuốc đất trồng tiêu. Hiếu kỳ và tiện đường nên tôi ghé xem hai lưỡi đục trên.Thì ra chúng là những chiếc rìu đá (công cụ lao động của người xưa). Qua trò chuyện, tôi được biết còn nhiều người khác nữa trong xã Cửa Cạn cũng tìm thấy những công cụ tương tự. Bà con ở đây cho rằng, chúng là lưỡi tầm sét (búa trời) nên có công dụng hạ sốt và để dưới gối cho trẻ ngủ khỏi giật mình. Lần theo những địa chỉ truyền miệng và thu thập đến nay bảo tàng đã lưu giữ lên đến hơn 100 hiện vật và được thẩm định có niên đại trên 2000 năm.
Tôi không nghĩ mình là “đại gia”
37 tuổi sở hữu hơn 3000 cổ vật, anh có nghĩ mình là “đại gia” không?
Huỳnh Phước Huệ: Tôi không nghĩ mình là “đại gia”, mà được sở hữu bộ sưu tập hiện vật của quê hương mình đó là một diễm phúc, là cơ duyên. Bên cạnh việc sở hữu đó là trách nhiệm gìn giữ, bảo quản và phát huy hết được giá trị thực của nó.
Vậy anh sẽ tiếp tục làm đầy thêm “gia tài” của mình nữa chứ?Huỳnh Phước Huệ: Không thể cho đây là “gia tài” của riêng tôi mà đó là tài sản chung của đảo. Càng tìm hiểu về Phú Quốc càng thấy mình chưa hiểu nhiều về Phú Quốc nên chúng tôi không ngừng tìm hiểu, thu thập, bổ sung kiến thức, đi sâu giới thiệu những giá trị văn hóa vật thể và lưu giữ những văn hóa phi vật thể thuộc về Phú Quốc.
Làm văn hóa trong thời buổi kinh tế thị trường điều anh lo ngại nhất là gì?Huỳnh Phước Huệ: Từ khi Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, tôi rất mừng và cũng lo ngại. Mừng vì sự đầu tư phát triển chung cho đảo và lo ngại khi du lịch phát triển ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa vốn có của đảo. Tính đến thời điểm này đã có bao nhiêu lượt du khách nước ngoài và trong nước đã tới thăm Bảo tàng tư nhân của anh?Huỳnh Phước Huệ: Gần 10 năm nay, Cơ sở Cội nguồn là điểm tham quan nằm trong chương trình tour của các công ty du lịch. Do đó, Bảo tàng thành lập cũng đã thu hút đông đảo du khách. Sau 10 tháng hoạt động, chúng tôi đã đón tiếp 34.000 lượt khách trong và ngoài nước.
Cội Nguồn xuất phát từ "nguồn cội" nào, thưa anh?
Huỳnh Phước Huệ: Suy nghĩ đầu tiên của tôi là Phú Quốc tập trung phát triển kinh tế nhưng phải làm sao giữ cho được nét kiều diễm, vẻ đẹp thiên nhiên ưu đãi, phải góp phần kế thừa lịch sử lâu đời và thương hiệu của Phú Quốc. Và, để giữ gìn “cái hồn” của Phú Quốc, giúp cho du khách khám phá nét văn hóa rất riêng của một vùng biển đảo Tây Nam này, ban đầu tôi chỉ nhặt nhạnh những gốc cây, tảng đá, vỏ sò ốc, những gì thuộc về thiên nhiên và vật dụng liên quan đến cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân trên đảo... trưng bày xen kẽ trong những gian hàng lưu niệm để giới thiệu đến đông đảo du khách. Thật may mắn, trong những lần đến thăm và làm việc tại Phú Quốc, ghé tham quan cơ sở Cội Nguồn của chúng tôi, Giáo sư Vũ Khiêu và nhà sử học Dương Trung Quốc cùng với sự đồng cảm trước ước ao của cơ sở, đã động viên: “Hãy xây dựng cho Phú Quốc một Bảo tàng, để lưu lại dấu ấn của nền văn hóa truyền thống địa phương…” và đặc biệt các vị lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang khích lệ “nếu có điều kiện hãy cố đầu tư và chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ.” Ý tưởng xây dựng nơi lưu giữ những hiện vật sưu tầm được cho xứng tầm với tiềm năng vốn có của đảo được hình thành từ đó.
Bảo tàng có bao nhiêu khu trưng bày?
Huỳnh Phước Huệ: Bảo tàng Cội Nguồn tiền thân là cơ sở Cội Nguồn bao gồm: khu trưng bày những hiện vật về biển, rừng Phú Quốc; khu Bảo tồn giống chó xoáy, chim đại bàng biển Phú Quốc; khu mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, đồ trang sức ngọc trai đặc trưng của đảo. Cơ duyên nào giúp anh có được bộ sưu tập rìu đá quý giá niên đại 2.500 năm?
Huỳnh Phước Huệ: Một lần trên đường đi sưu tầm, vô tình tài xế cho tôi hay ba anh có nhặt được 02 lưỡi đục bằng đá, rất cứng trong khi cuốc đất trồng tiêu. Hiếu kỳ và tiện đường nên tôi ghé xem hai lưỡi đục trên.Thì ra chúng là những chiếc rìu đá (công cụ lao động của người xưa). Qua trò chuyện, tôi được biết còn nhiều người khác nữa trong xã Cửa Cạn cũng tìm thấy những công cụ tương tự. Bà con ở đây cho rằng, chúng là lưỡi tầm sét (búa trời) nên có công dụng hạ sốt và để dưới gối cho trẻ ngủ khỏi giật mình. Lần theo những địa chỉ truyền miệng và thu thập đến nay bảo tàng đã lưu giữ lên đến hơn 100 hiện vật và được thẩm định có niên đại trên 2000 năm.
Tôi không nghĩ mình là “đại gia”
37 tuổi sở hữu hơn 3000 cổ vật, anh có nghĩ mình là “đại gia” không?
Huỳnh Phước Huệ: Tôi không nghĩ mình là “đại gia”, mà được sở hữu bộ sưu tập hiện vật của quê hương mình đó là một diễm phúc, là cơ duyên. Bên cạnh việc sở hữu đó là trách nhiệm gìn giữ, bảo quản và phát huy hết được giá trị thực của nó.
Vậy anh sẽ tiếp tục làm đầy thêm “gia tài” của mình nữa chứ?Huỳnh Phước Huệ: Không thể cho đây là “gia tài” của riêng tôi mà đó là tài sản chung của đảo. Càng tìm hiểu về Phú Quốc càng thấy mình chưa hiểu nhiều về Phú Quốc nên chúng tôi không ngừng tìm hiểu, thu thập, bổ sung kiến thức, đi sâu giới thiệu những giá trị văn hóa vật thể và lưu giữ những văn hóa phi vật thể thuộc về Phú Quốc.
Làm văn hóa trong thời buổi kinh tế thị trường điều anh lo ngại nhất là gì?Huỳnh Phước Huệ: Từ khi Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, tôi rất mừng và cũng lo ngại. Mừng vì sự đầu tư phát triển chung cho đảo và lo ngại khi du lịch phát triển ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa vốn có của đảo. Tính đến thời điểm này đã có bao nhiêu lượt du khách nước ngoài và trong nước đã tới thăm Bảo tàng tư nhân của anh?Huỳnh Phước Huệ: Gần 10 năm nay, Cơ sở Cội nguồn là điểm tham quan nằm trong chương trình tour của các công ty du lịch. Do đó, Bảo tàng thành lập cũng đã thu hút đông đảo du khách. Sau 10 tháng hoạt động, chúng tôi đã đón tiếp 34.000 lượt khách trong và ngoài nước.
Chính thức đi vào hoạt động vào ngày 30.4.2009, Bảo tàng Cội Nguồn (Phú Quốc) là bảo tàng tư nhân đầu tiên của tỉnh Kiên Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong số 3.000 cổ vật, có 1.120 cổ vật đã được đăng ký và thẩm định. Ngoài bộ sưu tập rìu đá, gỗ hoá thạch quý hiếm, Bảo tàng còn có những bộ sưu tập gốm Việt từ thế kỷ XII, XIII, gốm thời Lý, Trần và gốm Thái, Trung Quốc từ thế kỷ XV, XVI...
Bảo tàng hiện quy tụ hơn 300 bộ thư mục quý về Phú Quốc bằng chữ tiếng Việt, Hán, Anh, Pháp; những lõi gỗ trai quý hiếm, các chủng loại mai, tre, ráng, các chủng loại vỏ sò, ốc, san hô, xương bò biển, heo rừng, cá sấu, cá ông… đến các mảnh ván chiếc ghe của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực dùng trong trận đánh chìm tàu Pháp.
|
Mai Anh (Vietnam+)