Đã bước qua tuổi 80, ông Trần Đức Tuấn ở xã Quảng Thọ, Quảng Trạch (Quảng Bình) với nước da ngăm đen hằng ngày vẫn miệt mài chăm sóc các phần mộ và hàng cây xanh đang tỏa bóng mát che các anh hùng, liệt sỹ yên nghỉ.
Ông Tuấn tâm sự: “Có nhiều cách để tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sỹ, riêng tôi chỉ góp một chút công sức của mình bên nghĩa trang để giữ gìn và làm đẹp những phần mộ để các anh yên nghỉ an lòng.” Ý nghĩ giản dị đó đã giúp ông làm tốt công việc quản trang của mình gần 30 năm qua.
Về Quảng Thọ, chiều chiều mọi người vẫn thấy bóng dáng ông Tuấn nhẹ nhàng quét những chiếc lá khô, nhổ từng nắm cỏ bên các phần mộ liệt sỹ tại nghĩa trang quê nhà. Tấm lòng tri ân của ông được mọi người ca ngợi và noi theo.
Ông Tuấn cho biết nghĩa trang liệt sỹ xã Quảng Thọ hôm nay đã khác ngày xưa rồi, được chính quyền đầu tư nâng cấp tôn tạo, các phần mộ và tổng quan trị giá gần 1,2 tỷ đồng. " Đó cũng là nghĩa vụ của chúng ta đối với các liệt sỹ," ông nói.
Nhớ lại ngày xưa, khi không còn làm việc tại cơ sở phát hành sách của Ty Văn hóa Quảng Bình, ông Trần Đức Tuấn về nghỉ mất sức ở xã Quảng Thọ. Miền quê nghèo cát trắng đã từng hứng chịu nhiều trận bom của giặc Mỹ ném xuống, biết bao người đã ngã xuống nhưng không phải khó khăn như thế mà mọi người bỏ quê ra đi. Ngược lại, gia đình ông vẫn bám trụ cho đến những ngày hòa bình, thống nhất đất nước.
Cuộc sống khó khăn, ông đã làm nhiều nghề và đi mòn cả vùng đất Quảng Thọ. Nhưng cũng chính những chuyến đi đó, ông Tuấn đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ liệt sỹ nằm rải rác trên đồi cát, trong bụi dứa dại, nhiều ngôi mộ có tên và không tên…
Sau năm 1975, xã Quảng Thọ có chủ trương tìm kiếm và quy tập mộ liệt sỹ về nghĩa trang của xã. Bằng tâm huyết của mình, ông Tuấn đã trở thành “thổ công” của làng trong quá trình tìm kiếm và cất bốc các hài cốt liệt sỹ. Cùng với cán bộ xã, suốt ngày trên cồn cát nắng chang chang tìm lại những phần mộ mà ngày xưa ông đã thấy và tổ chức tìm kiếm các phần mộ khác trên địa bàn xã để cất bốc, quy tập các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống về an nghỉ tại nghĩa trang xã Quảng Thọ.
Sau một thời gian, 118 ngôi mộ của các anh hùng, liệt sỹ đã được quy tập về nghĩa trang xã Quảng Thọ để các anh yên nghỉ trên mảnh đất quê hương.
Để giữ gìn sự tôn nghiêm của nghĩa trang và có thể thường xuyên chăm lo phần mộ cho những chiến sỹ đã ngã xuống, ông Tuấn đã tự nguyện dời hẳn nhà mình về gần nghĩa trang để tiện bề chăm sóc, quản lý.
Ông bảo với người bạn đời của minh: “Mình có được như ngày hôm nay là nhờ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Mình làm việc tốt thì đừng tính toán gì cả, miễn sao cái tâm của mình luôn sáng và góp một chút sức lực của mình để tri ân các anh hùng, bà ạ!”.
Nghe thuận lòng, bà Phương - người bạn đời của ông, đã chiều theo ý chồng. Mặc dù công việc không có phụ cấp, nhưng hàng ngày ông Tuấn vẫn cẩn trọng trông coi các ngôi mộ, đều đặn dậy sớm quét dọn nghĩa trang, rồi thắp hương dưới tượng đài...
Nhìn các phần mộ dần dần bị bào mòn qua thời gian mà địa phương thì chưa có kinh phí tu bổ, ông Tuấn rất băn khoăn. Đến năm 2009, khi các con đã trưởng thành, ông đã đứng ra vận động con cháu góp tiền và dùng tiền tiết kiệm của mình để tu bổ nghĩa trang cho xứng với sự hy sinh cao cả của các chiến sỹ.
Trên đường vào khuôn viên nghĩa trang, ông còn mua dừa, nhãn, xoài về trồng làm bóng mát và đẹp cảnh quan. Ông đã vận động mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia chăm sóc nghĩa trang.
Ông Tuấn tâm sự: “Tôi nghĩ rằng việc mình làm chẳng thấm tháp gì so với sự hy sinh xương máu của các anh đã ngã xuống nơi này. Tôi còn sống ngày nào thì sẽ làm hết sức mình để chăm sóc nghĩa trang, để tri ân các liệt sỹ và để cho con cháu tôi và mọi người đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ ...”.
Lời nói của ông khiến chúng tôi ấm lòng. Ông Tuấn là người giữ gìn và truyền lại ngọn lửa yêu nước từ các liệt sỹ cho các thế hệ mai sau./.
Ông Tuấn tâm sự: “Có nhiều cách để tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sỹ, riêng tôi chỉ góp một chút công sức của mình bên nghĩa trang để giữ gìn và làm đẹp những phần mộ để các anh yên nghỉ an lòng.” Ý nghĩ giản dị đó đã giúp ông làm tốt công việc quản trang của mình gần 30 năm qua.
Về Quảng Thọ, chiều chiều mọi người vẫn thấy bóng dáng ông Tuấn nhẹ nhàng quét những chiếc lá khô, nhổ từng nắm cỏ bên các phần mộ liệt sỹ tại nghĩa trang quê nhà. Tấm lòng tri ân của ông được mọi người ca ngợi và noi theo.
Ông Tuấn cho biết nghĩa trang liệt sỹ xã Quảng Thọ hôm nay đã khác ngày xưa rồi, được chính quyền đầu tư nâng cấp tôn tạo, các phần mộ và tổng quan trị giá gần 1,2 tỷ đồng. " Đó cũng là nghĩa vụ của chúng ta đối với các liệt sỹ," ông nói.
Nhớ lại ngày xưa, khi không còn làm việc tại cơ sở phát hành sách của Ty Văn hóa Quảng Bình, ông Trần Đức Tuấn về nghỉ mất sức ở xã Quảng Thọ. Miền quê nghèo cát trắng đã từng hứng chịu nhiều trận bom của giặc Mỹ ném xuống, biết bao người đã ngã xuống nhưng không phải khó khăn như thế mà mọi người bỏ quê ra đi. Ngược lại, gia đình ông vẫn bám trụ cho đến những ngày hòa bình, thống nhất đất nước.
Cuộc sống khó khăn, ông đã làm nhiều nghề và đi mòn cả vùng đất Quảng Thọ. Nhưng cũng chính những chuyến đi đó, ông Tuấn đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ liệt sỹ nằm rải rác trên đồi cát, trong bụi dứa dại, nhiều ngôi mộ có tên và không tên…
Sau năm 1975, xã Quảng Thọ có chủ trương tìm kiếm và quy tập mộ liệt sỹ về nghĩa trang của xã. Bằng tâm huyết của mình, ông Tuấn đã trở thành “thổ công” của làng trong quá trình tìm kiếm và cất bốc các hài cốt liệt sỹ. Cùng với cán bộ xã, suốt ngày trên cồn cát nắng chang chang tìm lại những phần mộ mà ngày xưa ông đã thấy và tổ chức tìm kiếm các phần mộ khác trên địa bàn xã để cất bốc, quy tập các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống về an nghỉ tại nghĩa trang xã Quảng Thọ.
Sau một thời gian, 118 ngôi mộ của các anh hùng, liệt sỹ đã được quy tập về nghĩa trang xã Quảng Thọ để các anh yên nghỉ trên mảnh đất quê hương.
Để giữ gìn sự tôn nghiêm của nghĩa trang và có thể thường xuyên chăm lo phần mộ cho những chiến sỹ đã ngã xuống, ông Tuấn đã tự nguyện dời hẳn nhà mình về gần nghĩa trang để tiện bề chăm sóc, quản lý.
Ông bảo với người bạn đời của minh: “Mình có được như ngày hôm nay là nhờ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Mình làm việc tốt thì đừng tính toán gì cả, miễn sao cái tâm của mình luôn sáng và góp một chút sức lực của mình để tri ân các anh hùng, bà ạ!”.
Nghe thuận lòng, bà Phương - người bạn đời của ông, đã chiều theo ý chồng. Mặc dù công việc không có phụ cấp, nhưng hàng ngày ông Tuấn vẫn cẩn trọng trông coi các ngôi mộ, đều đặn dậy sớm quét dọn nghĩa trang, rồi thắp hương dưới tượng đài...
Nhìn các phần mộ dần dần bị bào mòn qua thời gian mà địa phương thì chưa có kinh phí tu bổ, ông Tuấn rất băn khoăn. Đến năm 2009, khi các con đã trưởng thành, ông đã đứng ra vận động con cháu góp tiền và dùng tiền tiết kiệm của mình để tu bổ nghĩa trang cho xứng với sự hy sinh cao cả của các chiến sỹ.
Trên đường vào khuôn viên nghĩa trang, ông còn mua dừa, nhãn, xoài về trồng làm bóng mát và đẹp cảnh quan. Ông đã vận động mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia chăm sóc nghĩa trang.
Ông Tuấn tâm sự: “Tôi nghĩ rằng việc mình làm chẳng thấm tháp gì so với sự hy sinh xương máu của các anh đã ngã xuống nơi này. Tôi còn sống ngày nào thì sẽ làm hết sức mình để chăm sóc nghĩa trang, để tri ân các liệt sỹ và để cho con cháu tôi và mọi người đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ ...”.
Lời nói của ông khiến chúng tôi ấm lòng. Ông Tuấn là người giữ gìn và truyền lại ngọn lửa yêu nước từ các liệt sỹ cho các thế hệ mai sau./.
Nguyễn Đức Thọ (TTXVN/Vietnam+)