Nhiều bậc con cháu luôn tự hào và cho rằng ông bà của mình không những là người rất thông minh mà còn rất giỏi nắm bắt cảm xúc của người khác.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học California, Mỹ phát hiện, những người qua tuổi lục tuần thường có chỉ số xúc cảm cao nhất.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với 144 đối tượng bằng cách phân các đối tượng nghiên cứu thành từng nhóm khác nhau tùy theo độ tuổi.
Nhóm một là những đối tượng tuổi từ trên 20 đến 40; nhóm hai là những đối tượng tuổi từ trên 40 đến 60; nhóm ba là những đối tượng tuổi trên 60.
Các đối tượng thí nghiệm được yêu cầu lần lượt xem một đoạn phim điện ảnh có nội dung trung tính, bi quan và nhàm chán. Sau đó, các nhà khoa học yêu cầu đối tượng giữ thái độ trung lập, không biểu lộ cảm xúc tình cảm hoặc chỉ quan tâm đến mặt tích cực của bộ phim.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, đối tượng thuộc nhóm ba dễ dàng quan sát được các nhân tố tích cực từ trong các sự kiện tiêu cực của bộ phim. Trạng thái tâm lý này được cho là phương thức "đối nhân xử thế" được tích lũy trong suốt cuộc đời của bản thân đối tượng.
Trong khi đó, những đối tượng thuộc nhóm một và nhóm hai có khuynh hướng thờ ơ với các đoạn phim có nội dung nhàm chán và không vui vẻ. Trạng thái tâm lý này được xuất phát từ chức năng ghi nhớ, quy hoạch và kiểm soát xung mạch của đại não. Cùng với sự phát triển về tuổi tác, chức năng này sẽ ngày càng giảm xuống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người già thường nhạy cảm, dễ nắm bắt tâm lý người khác và giỏi phát hiện mặt tích cực từ trong khó khăn hơn so với người trẻ tuổi.
Chỉ số xúc cảm của họ sẽ đạt tới đỉnh cao nhất khi qua tuổi lục tuần, bởi vì vào tuổi này người già thường dành nhiều quan tâm và tình thương cho người khác.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tâm lý người già số ra mới nhất./.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học California, Mỹ phát hiện, những người qua tuổi lục tuần thường có chỉ số xúc cảm cao nhất.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với 144 đối tượng bằng cách phân các đối tượng nghiên cứu thành từng nhóm khác nhau tùy theo độ tuổi.
Nhóm một là những đối tượng tuổi từ trên 20 đến 40; nhóm hai là những đối tượng tuổi từ trên 40 đến 60; nhóm ba là những đối tượng tuổi trên 60.
Các đối tượng thí nghiệm được yêu cầu lần lượt xem một đoạn phim điện ảnh có nội dung trung tính, bi quan và nhàm chán. Sau đó, các nhà khoa học yêu cầu đối tượng giữ thái độ trung lập, không biểu lộ cảm xúc tình cảm hoặc chỉ quan tâm đến mặt tích cực của bộ phim.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, đối tượng thuộc nhóm ba dễ dàng quan sát được các nhân tố tích cực từ trong các sự kiện tiêu cực của bộ phim. Trạng thái tâm lý này được cho là phương thức "đối nhân xử thế" được tích lũy trong suốt cuộc đời của bản thân đối tượng.
Trong khi đó, những đối tượng thuộc nhóm một và nhóm hai có khuynh hướng thờ ơ với các đoạn phim có nội dung nhàm chán và không vui vẻ. Trạng thái tâm lý này được xuất phát từ chức năng ghi nhớ, quy hoạch và kiểm soát xung mạch của đại não. Cùng với sự phát triển về tuổi tác, chức năng này sẽ ngày càng giảm xuống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người già thường nhạy cảm, dễ nắm bắt tâm lý người khác và giỏi phát hiện mặt tích cực từ trong khó khăn hơn so với người trẻ tuổi.
Chỉ số xúc cảm của họ sẽ đạt tới đỉnh cao nhất khi qua tuổi lục tuần, bởi vì vào tuổi này người già thường dành nhiều quan tâm và tình thương cho người khác.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tâm lý người già số ra mới nhất./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)