Là một trong những “tay thêu” giỏi nhất nhì ở làng thêu ren truyền thống Quất Động (Thường Tín-Hà Nội). Cuộc đời của chị đã từng làm ra những bức tranh trị giá cả trăm triệu đồng nhưng với người phụ nữ này, những bức tranh thêu hình ảnh về Bác Hồ mới mang lại nhiều xúc cảm.
Người phụ nữ đang được nhắc đến ở đây là chị Hoàng Thị Khương, một trong những người rất nổi tiếng ở làng thêu ren lớn nhất của Việt Nam.
Vượt lên số phận
Ở Quất Động, chị không phải là tay thêu lâu năm nhất nhưng chị là một trong nhưng người thêu giỏi nhất. Những bức tranh thêu đắt tiền nhất ở Quất Động cũng từ tay chị mà ra…
Làng Quất Động nổi tiếng bao đời với nghề thêu, xưởng thêu ren của chị Khương cũng to nhất nhì nơi đây. Khách thập phương khi đặt chân đến đây, nếu mua tranh đều tìm đến nhà chị như một địa chỉ quen thuộc.
Tuy đôi tay rất giỏi về nghề thêu ren nhưng bản thân chị Khương là một người tật nguyền. Số phận nghiệt ngã đã cướp đi đôi chân của người phụ nữ này khi chị vừa cắp cặp đến trường học chưa “ấm chỗ.”
Sống trong một gia đình có truyền thống thêu ren lâu đời, ngay từ nhỏ chị Khương đã được làm quen cùng kim, chỉ. Với bản tính thông minh và tiếp nhận được "gen" di truyền nghề của mẹ, 5 tuổi chị Khương đã có thể ngồi đan những chi tiết đơn giản. Rồi chỉ vài năm là chị đã có thể thêu rất thành thạo.
Nhưng cuộc đời lại rất bất công với người phụ nữ này khi đã đã “giáng” tại họa đến quá sớm, nó đến vào lúc chị còn chưa viết con chữ cho rõ nét.
“Cho đến khi hơn 20 tuổi thì gia đình mới không cho đi chạy chữa nữa vì lúc đó biết chắc chắn là đôi chân của mình đã hỏng vĩnh viễn,” chị Khương bùi ngùi kể lại.
Nhưng ông trời không lấy đi của chị tất cả. Dù bị mất đi đôi chân nhưng bù lại đôi tay chị lại rất khéo léo. Và cũng nhờ vào nghề thêu ren mà chị Khương đã vượt qua được cuộc sống khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
“Nhờ nghề thêu ren mà mình đã được làm việc để tự nuôi được bản thân. Nghề thêu đã không chỉ cho mình cuộc sống mà nó còn nuôi sống cho mình hy vọng, sự lạc quan trong cuộc đời.”chị Khương chia sẻ.
Hiện nay, tại xưởng thêu của chị Khương luôn có từ 10-12 tay thêu. Ngoài ra, một số các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở khắp nơi trên cả nước cũng tìm về đây để học nghề.
Chị Khương tâm sự: “Giúp đỡ được mọi người cũng là niềm vui cho chính mình, họ cũng là những người làm công ăn lương, có công việc thì kêu gọi chị em làm cùng. Còn các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mình cố gắng hết sức giúp đỡ để các em vượt qua số phận bất hạnh.”
“Với tôi, thêu tranh Bác Hồ là một niềm vinh dự”
Trong số vô vàn những bức tranh mà chị Khương đã từng thêu, số lượng tranh về Bác Hồ chiếm một phần khá lớn.
“Ngày xưa, khi còn nhỏ mình luôn mơ ước được một lần được gặp Bác, chính vì thế mà khi thêu tranh mình luôn cảm thấy tự hào. Mỗi lần thêu tranh là mỗi lần mình có cảm giác được gặp Bác Hồ,” chị nói đầy xúc động.
Cho đến nay chị Khương đã từng thêu khá nhiều bức tranh về Bác, mỗi sản phẩm đó đều mang rất nhiều tình cảm sâu sắc của người phụ nữ này dành cho Người cha già dân tộc.
“Ngay từ nhỏ, khi mới biết thêu mình đã thích những bức tranh về Bác Hồ và từ lúc đó đã bắt đầu thêu. Khi thêu tranh về Bác, mình thường phải tập trung cao độ trong từng mũi kim, đường chỉ vì chỉ cần thêu sai một đường nét là sẽ không thể hiện được hết thần thái của Người,” chị Khương chia sẻ.
Mỗi bức tranh thêu về Bác Hồ đều mang theo đó một kỷ niệm sâu sắc của chị Khương. “Bức tranh đầu tay của mình cũng liên quan đến Bác, đó là hình ảnh ngôi nhà sàn. Nhưng càng về sau, khi tay nghề đã 'cứng', mình chủ yếu thêu chân dung của Bác,” chị Khương cho hay.
Hiện nay, chị Khương cũng đang thêu một bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuy nhiên bức tranh này đã được chị bắt đầu “đặt kim” từ cách đây hơn 6 năm nay mà vẫn chưa thể hoàn thành…
Chị Khương tâm sự: “Đây là bức tranh đặc biệt vì mình gửi gắm vào nó rất nhiều suy nghĩ cũng như tình cảm. Đã hơn 10 lần mình gần như hoàn thành xong bức tranh nhưng rồi lại tự tay tháo nó ra vì cảm thấy chưa ưng ý...”
Theo chị Khương thì khi thêu chân dung Bác Hồ phần khó nhất là đôi mắt. Thêu phải đúng đường nét mới thể hiện hết được phong thái uy nghiêm của Người. Ngay việc phối màu để làm nổi bật đôi mắt luôn sáng ngời của Bác cũng là một công đoạn hết sức cầu kỳ.
Điều đặc biệt là những bức tranh về Bác Hồ mà chị Khương thêu chủ yếu mang tặng, phần còn lại chị cất giữ và coi đó là “tài sản của mình sau bao nhiêu năm gắn bó với nghề thêu ren.”
Ngày ngày, bằng một sự cần mẫn không ngừng nghỉ, chị Khương vẫn đang cẩn thận chuốt từng sợi chỉ, đường thêu để có thể kịp hoàn thành bức chân dung về Bác tặng cho thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long lịch sử./.
Người phụ nữ đang được nhắc đến ở đây là chị Hoàng Thị Khương, một trong những người rất nổi tiếng ở làng thêu ren lớn nhất của Việt Nam.
Vượt lên số phận
Ở Quất Động, chị không phải là tay thêu lâu năm nhất nhưng chị là một trong nhưng người thêu giỏi nhất. Những bức tranh thêu đắt tiền nhất ở Quất Động cũng từ tay chị mà ra…
Làng Quất Động nổi tiếng bao đời với nghề thêu, xưởng thêu ren của chị Khương cũng to nhất nhì nơi đây. Khách thập phương khi đặt chân đến đây, nếu mua tranh đều tìm đến nhà chị như một địa chỉ quen thuộc.
Tuy đôi tay rất giỏi về nghề thêu ren nhưng bản thân chị Khương là một người tật nguyền. Số phận nghiệt ngã đã cướp đi đôi chân của người phụ nữ này khi chị vừa cắp cặp đến trường học chưa “ấm chỗ.”
Sống trong một gia đình có truyền thống thêu ren lâu đời, ngay từ nhỏ chị Khương đã được làm quen cùng kim, chỉ. Với bản tính thông minh và tiếp nhận được "gen" di truyền nghề của mẹ, 5 tuổi chị Khương đã có thể ngồi đan những chi tiết đơn giản. Rồi chỉ vài năm là chị đã có thể thêu rất thành thạo.
Nhưng cuộc đời lại rất bất công với người phụ nữ này khi đã đã “giáng” tại họa đến quá sớm, nó đến vào lúc chị còn chưa viết con chữ cho rõ nét.
“Cho đến khi hơn 20 tuổi thì gia đình mới không cho đi chạy chữa nữa vì lúc đó biết chắc chắn là đôi chân của mình đã hỏng vĩnh viễn,” chị Khương bùi ngùi kể lại.
Nhưng ông trời không lấy đi của chị tất cả. Dù bị mất đi đôi chân nhưng bù lại đôi tay chị lại rất khéo léo. Và cũng nhờ vào nghề thêu ren mà chị Khương đã vượt qua được cuộc sống khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
“Nhờ nghề thêu ren mà mình đã được làm việc để tự nuôi được bản thân. Nghề thêu đã không chỉ cho mình cuộc sống mà nó còn nuôi sống cho mình hy vọng, sự lạc quan trong cuộc đời.”chị Khương chia sẻ.
Hiện nay, tại xưởng thêu của chị Khương luôn có từ 10-12 tay thêu. Ngoài ra, một số các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở khắp nơi trên cả nước cũng tìm về đây để học nghề.
Chị Khương tâm sự: “Giúp đỡ được mọi người cũng là niềm vui cho chính mình, họ cũng là những người làm công ăn lương, có công việc thì kêu gọi chị em làm cùng. Còn các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mình cố gắng hết sức giúp đỡ để các em vượt qua số phận bất hạnh.”
“Với tôi, thêu tranh Bác Hồ là một niềm vinh dự”
Trong số vô vàn những bức tranh mà chị Khương đã từng thêu, số lượng tranh về Bác Hồ chiếm một phần khá lớn.
“Ngày xưa, khi còn nhỏ mình luôn mơ ước được một lần được gặp Bác, chính vì thế mà khi thêu tranh mình luôn cảm thấy tự hào. Mỗi lần thêu tranh là mỗi lần mình có cảm giác được gặp Bác Hồ,” chị nói đầy xúc động.
Cho đến nay chị Khương đã từng thêu khá nhiều bức tranh về Bác, mỗi sản phẩm đó đều mang rất nhiều tình cảm sâu sắc của người phụ nữ này dành cho Người cha già dân tộc.
“Ngay từ nhỏ, khi mới biết thêu mình đã thích những bức tranh về Bác Hồ và từ lúc đó đã bắt đầu thêu. Khi thêu tranh về Bác, mình thường phải tập trung cao độ trong từng mũi kim, đường chỉ vì chỉ cần thêu sai một đường nét là sẽ không thể hiện được hết thần thái của Người,” chị Khương chia sẻ.
Mỗi bức tranh thêu về Bác Hồ đều mang theo đó một kỷ niệm sâu sắc của chị Khương. “Bức tranh đầu tay của mình cũng liên quan đến Bác, đó là hình ảnh ngôi nhà sàn. Nhưng càng về sau, khi tay nghề đã 'cứng', mình chủ yếu thêu chân dung của Bác,” chị Khương cho hay.
Hiện nay, chị Khương cũng đang thêu một bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuy nhiên bức tranh này đã được chị bắt đầu “đặt kim” từ cách đây hơn 6 năm nay mà vẫn chưa thể hoàn thành…
Chị Khương tâm sự: “Đây là bức tranh đặc biệt vì mình gửi gắm vào nó rất nhiều suy nghĩ cũng như tình cảm. Đã hơn 10 lần mình gần như hoàn thành xong bức tranh nhưng rồi lại tự tay tháo nó ra vì cảm thấy chưa ưng ý...”
Theo chị Khương thì khi thêu chân dung Bác Hồ phần khó nhất là đôi mắt. Thêu phải đúng đường nét mới thể hiện hết được phong thái uy nghiêm của Người. Ngay việc phối màu để làm nổi bật đôi mắt luôn sáng ngời của Bác cũng là một công đoạn hết sức cầu kỳ.
Điều đặc biệt là những bức tranh về Bác Hồ mà chị Khương thêu chủ yếu mang tặng, phần còn lại chị cất giữ và coi đó là “tài sản của mình sau bao nhiêu năm gắn bó với nghề thêu ren.”
Ngày ngày, bằng một sự cần mẫn không ngừng nghỉ, chị Khương vẫn đang cẩn thận chuốt từng sợi chỉ, đường thêu để có thể kịp hoàn thành bức chân dung về Bác tặng cho thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long lịch sử./.
Ngọc Cương (Vietnam+)