Chị Thu Anh (Thanh Trì, Hà Nội) đứng ngồi không yên sau khi có thông tin trên báo chí rằng giá điện sắp được điều chỉnh từ 1/3.
“Điện tăng, giá nước, tiền nhà cũng sẽ tăng theo, trong khi lương vẫn đang dậm chân tại chỗ, cuộc sống của công chức nghèo chúng tôi lại càng trở nên khó khăn,” chị Thu Anh chán nản.
Cũng giống như chị Thu Anh, hàng ngàn người hàng ngày vẫn phải đi thuê trọ đang lâm vào cảnh khó khăn vì hiệu ứng "domino" do tăng giá điện.
Trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết, chưa kịp “hoàn hồn” vì khoản tiền đi chợ đã tăng gần gấp đôi so với bình thường thì Lê Thị Diệu Linh lại tá hỏa khi vừa được chủ nhà trọ thông báo sang tháng sau, tất cả các khoản thu đều tăng lên.
“Hiện em đang dùng điện với giá 4.000 đồng một số, mỗi tháng cũng mất cả trăm ngàn. Tháng sau tăng thêm 2.000 đồng nữa, em đang chưa biết phải làm thế nào,” Linh thành thật.
Không chỉ vậy, tiền nước, vốn trước đây được khoán 40.000 đồng/người nay cũng leo lên thành 50.000 đồng. Giá nhà trọ được thể “tự cộng thêm” hơn 200.000 đồng nữa.
Linh kể, gia đình làm ruộng, bố thỉnh thoảng đi làm thợ nề nên phải rất tằn tiện mới đủ cho hai anh em lên Hà Nội học đại học. Theo như Linh tính toán, với mức chu cấp 2 triệu đồng mỗi tháng từ gia đình, nếu trước đây, tiền sinh hoạt phí chỉ chiếm một nửa thì nay với mức giá mới đã “ngốn” gần hết.
Cả xóm trọ của Linh mấy ngày qua cũng xôn xao về mức giá mới. Nhiều người bắt đầu tính đến phương án ở ghép để giảm thiểu chi phí trong thời bão giá.
Theo khảo sát của chúng tôi, trong khoảng một vài ngày trở lại đây, một loạt các xóm trọ đều đồng loạt tăng giá. Giá nhà trọ tại Hà Nội tăng trung bình khoảng 10% đến 15%. Ở những khu vực tập trung nhiều trường đại học như khu Giải Phóng, Phùng Khoang, Cầu Giấy, giá nhà tăng 300-400.000 đồng/phòng. Những khu xa hơn như Cổ Nhuế, Nhổn, giá cũng tăng khoảng 100-200.000 đồng
Phương, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuê nhà tại ngõ 175 Xuân Thủy cho hay: “Trước đây, chúng em đã phải chịu mức tiền điện cao ngất ngưởng là 5.000 đồng/số. Nghe tin giá điện tăng, em lại càng lo hơn vì không biết mình còn kham được không.”
Phương bần thần tính đến việc chuyển chỗ nhưng xóm trọ nào cũng đang trong cảnh tăng giá nên vẫn cứ loay hoay chẳng biết xoay sở thế nào.
“Cách duy nhất với em bây giờ là tìm việc làm để kiếm tiền để sống. Vì thế việc học chắc chắn bị ảnh hưởng, chỉ mong mong lấy tấm bằng ra trường,” Phương tâm sự.
Không chỉ sinh viên nghèo mới đứng ngồi không yên với những mức giá mới tại các xóm trọ, ngay cả giới công chức trẻ cũng “toát mồ hôi” khi nghĩ đến khoản tiền mình sắp phải mất thêm.
Vừa ra trường được hơn một năm, thu nhập tròm trèm 3 triệu đồng, bình thường anh Hùng, nhân viên một cơ quan trên phố Lý Thường Kiệt đã phải rất vất vả để trang trải cuộc sống hàng ngày. Vừa rồi, anh lại nhận được thông báo tăng giá phòng, giá điện nước “theo quy định của Nhà nước.”
“Trước, mỗi tháng tôi vẫn cố để dành 300.000 đồng, nhưng chắc bây giờ không thể được nữa rồi,” anh Hùng than thở.
Cực nhất trong đợt này phải kể đến những cặp vợ chồng trẻ. Ngồi bần thần trước cửa căn phòng trọ chỉ chừng 15m2 trong khu Mễ Trì, Từ Liêm, chị Nguyễn Thị Hải Yến chia sẻ, hiện chồng chị đang làm xây dựng, đồng lương chẳng đáng là bao. Chị lại ở nhà chăm con nhỏ nên khi nghe chủ nhà báo tin sẽ tăng cả giá nhà lẫn giá điện-nước, anh chị rất bất bình.
"Không chỉ vì tự nhiên lại tốn thêm một khoản mà vợ chồng tôi bực mình hơn bởi chủ nhà cứ viện cớ nhà nước tăng giá điện nước để thu thêm tiền, nhiều khi rất vô lý. Chẳng hạn, chỗ tôi dùng nước giếng khoan mà họ cũng tăng lên 30 nghìn đồng một người, thay vì 20.000 đồng như trước đây," chị Yến bức xúc.
Nhưng, cũng trong đợt tăng giá “nóng” này, nhiều chủ nhà trọ cũng tuyên bố “chia sẻ” với người đi thuê nhà. Chị Phương, chủ một dãy trọ ở ngõ 105 Hồ Tùng Mậu cho biết: “Tôi chưa có ý định tăng giá điện vì các em sinh viên chưa có thu nhập, phải phụ thuộc vào gia đình. Hơn nữa, xăng dầu, thực phẩm và các mặt hàng khác đều tăng giá. Vì thế, tôi vẫn giữ nguyên mức giá cũ 3.500 đồng/số để phần nào hỗ trợ các cháu.”
Huệ, sinh viên Cao đẳng Điện tử-Điện lạnh, thuê trọ ở Phú Mỹ, Mỹ Đình cũng hồ hởi khoe: “Những xóm trọ khác đã rục rịch tăng giá điện nhưng bác chủ nhà của bọn em nói sẽ không tăng giá điện trong ít nhất là 3 tháng tới. Như thế cũng tiết kiệm được một khoản để chi tiêu vào việc khác.”
Một số cặp vợ chồng người ngoại tỉnh xuống Hà Nội sinh sống và làm việc như vợ chồng anh Hoàng Ngọc Nam, thuê trọ ở Lĩnh Nam cũng mừng rơn vì: “Rất may, chủ nhà tính giá điện theo giá Nhà nước bán cho từng hộ gia đình nên khoản tiền tăng thêm cũng không đáng lo ngại lắm”./.
“Điện tăng, giá nước, tiền nhà cũng sẽ tăng theo, trong khi lương vẫn đang dậm chân tại chỗ, cuộc sống của công chức nghèo chúng tôi lại càng trở nên khó khăn,” chị Thu Anh chán nản.
Cũng giống như chị Thu Anh, hàng ngàn người hàng ngày vẫn phải đi thuê trọ đang lâm vào cảnh khó khăn vì hiệu ứng "domino" do tăng giá điện.
Trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết, chưa kịp “hoàn hồn” vì khoản tiền đi chợ đã tăng gần gấp đôi so với bình thường thì Lê Thị Diệu Linh lại tá hỏa khi vừa được chủ nhà trọ thông báo sang tháng sau, tất cả các khoản thu đều tăng lên.
“Hiện em đang dùng điện với giá 4.000 đồng một số, mỗi tháng cũng mất cả trăm ngàn. Tháng sau tăng thêm 2.000 đồng nữa, em đang chưa biết phải làm thế nào,” Linh thành thật.
Không chỉ vậy, tiền nước, vốn trước đây được khoán 40.000 đồng/người nay cũng leo lên thành 50.000 đồng. Giá nhà trọ được thể “tự cộng thêm” hơn 200.000 đồng nữa.
Linh kể, gia đình làm ruộng, bố thỉnh thoảng đi làm thợ nề nên phải rất tằn tiện mới đủ cho hai anh em lên Hà Nội học đại học. Theo như Linh tính toán, với mức chu cấp 2 triệu đồng mỗi tháng từ gia đình, nếu trước đây, tiền sinh hoạt phí chỉ chiếm một nửa thì nay với mức giá mới đã “ngốn” gần hết.
Cả xóm trọ của Linh mấy ngày qua cũng xôn xao về mức giá mới. Nhiều người bắt đầu tính đến phương án ở ghép để giảm thiểu chi phí trong thời bão giá.
Theo khảo sát của chúng tôi, trong khoảng một vài ngày trở lại đây, một loạt các xóm trọ đều đồng loạt tăng giá. Giá nhà trọ tại Hà Nội tăng trung bình khoảng 10% đến 15%. Ở những khu vực tập trung nhiều trường đại học như khu Giải Phóng, Phùng Khoang, Cầu Giấy, giá nhà tăng 300-400.000 đồng/phòng. Những khu xa hơn như Cổ Nhuế, Nhổn, giá cũng tăng khoảng 100-200.000 đồng
Phương, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuê nhà tại ngõ 175 Xuân Thủy cho hay: “Trước đây, chúng em đã phải chịu mức tiền điện cao ngất ngưởng là 5.000 đồng/số. Nghe tin giá điện tăng, em lại càng lo hơn vì không biết mình còn kham được không.”
Phương bần thần tính đến việc chuyển chỗ nhưng xóm trọ nào cũng đang trong cảnh tăng giá nên vẫn cứ loay hoay chẳng biết xoay sở thế nào.
“Cách duy nhất với em bây giờ là tìm việc làm để kiếm tiền để sống. Vì thế việc học chắc chắn bị ảnh hưởng, chỉ mong mong lấy tấm bằng ra trường,” Phương tâm sự.
Không chỉ sinh viên nghèo mới đứng ngồi không yên với những mức giá mới tại các xóm trọ, ngay cả giới công chức trẻ cũng “toát mồ hôi” khi nghĩ đến khoản tiền mình sắp phải mất thêm.
Vừa ra trường được hơn một năm, thu nhập tròm trèm 3 triệu đồng, bình thường anh Hùng, nhân viên một cơ quan trên phố Lý Thường Kiệt đã phải rất vất vả để trang trải cuộc sống hàng ngày. Vừa rồi, anh lại nhận được thông báo tăng giá phòng, giá điện nước “theo quy định của Nhà nước.”
“Trước, mỗi tháng tôi vẫn cố để dành 300.000 đồng, nhưng chắc bây giờ không thể được nữa rồi,” anh Hùng than thở.
Cực nhất trong đợt này phải kể đến những cặp vợ chồng trẻ. Ngồi bần thần trước cửa căn phòng trọ chỉ chừng 15m2 trong khu Mễ Trì, Từ Liêm, chị Nguyễn Thị Hải Yến chia sẻ, hiện chồng chị đang làm xây dựng, đồng lương chẳng đáng là bao. Chị lại ở nhà chăm con nhỏ nên khi nghe chủ nhà báo tin sẽ tăng cả giá nhà lẫn giá điện-nước, anh chị rất bất bình.
"Không chỉ vì tự nhiên lại tốn thêm một khoản mà vợ chồng tôi bực mình hơn bởi chủ nhà cứ viện cớ nhà nước tăng giá điện nước để thu thêm tiền, nhiều khi rất vô lý. Chẳng hạn, chỗ tôi dùng nước giếng khoan mà họ cũng tăng lên 30 nghìn đồng một người, thay vì 20.000 đồng như trước đây," chị Yến bức xúc.
Nhưng, cũng trong đợt tăng giá “nóng” này, nhiều chủ nhà trọ cũng tuyên bố “chia sẻ” với người đi thuê nhà. Chị Phương, chủ một dãy trọ ở ngõ 105 Hồ Tùng Mậu cho biết: “Tôi chưa có ý định tăng giá điện vì các em sinh viên chưa có thu nhập, phải phụ thuộc vào gia đình. Hơn nữa, xăng dầu, thực phẩm và các mặt hàng khác đều tăng giá. Vì thế, tôi vẫn giữ nguyên mức giá cũ 3.500 đồng/số để phần nào hỗ trợ các cháu.”
Huệ, sinh viên Cao đẳng Điện tử-Điện lạnh, thuê trọ ở Phú Mỹ, Mỹ Đình cũng hồ hởi khoe: “Những xóm trọ khác đã rục rịch tăng giá điện nhưng bác chủ nhà của bọn em nói sẽ không tăng giá điện trong ít nhất là 3 tháng tới. Như thế cũng tiết kiệm được một khoản để chi tiêu vào việc khác.”
Một số cặp vợ chồng người ngoại tỉnh xuống Hà Nội sinh sống và làm việc như vợ chồng anh Hoàng Ngọc Nam, thuê trọ ở Lĩnh Nam cũng mừng rơn vì: “Rất may, chủ nhà tính giá điện theo giá Nhà nước bán cho từng hộ gia đình nên khoản tiền tăng thêm cũng không đáng lo ngại lắm”./.
Thanh Vân - Sơn Bách (Vietnam+)