Hàng năm, cứ mỗi khi cả nước tưng bừng kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, bà Nguyễn Thị Điện, sinh năm 1933, ở thôn Đan Quế, Trung Chính, Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh lại không khỏi bồi hồi, tự hào khi nhớ lại niềm vinh dự ba lần được gặp Bác Hồ.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê nghèo, học chưa tròn con chữ, chị Nguyễn Thị Điện phải nghỉ học đỡ đần bố mẹ chăm lo việc nhà, tăng gia sản xuất. Với lòng sục sôi căm thù giặc, cô thôn nữ nghèo này đã sớm giác ngộ cách mạng, 16 tuổi tham gia vào đội du kích xã Trung Chính, 17 tuổi tình nguyện vào đội dân quân hỏa tuyến để được phục vụ chiến trường. Đội của chị được điều đến mặt trận Quảng Hồng (Uông Bí), hàng ngày tiếp lương, tải đạn, vận chuyển thương binh, sát cánh cùng bộ đội trên khắp các chiến trường. Quân ta đang đà thắng lớn trên khắp các mặt trận, Trung ương và Bác Hồ quyết định mở chiến dịch giải phóng Điện Biên, đội của chị được điều về đèo Tam Canh khai thông đường - một trong những con đường trọng điểm của chiến dịch.
Đầu năm 1954, khi cuộc cách mạng đang bước vào giai đoạn căng thẳng, quyết liệt, chỉ còn mấy ngày chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ diễn ra, lúc đó việc mở đường gặp phải một vách đá dựng đứng, cao 25m chắn ngang. Đội của chị đã có nhiều sáng kiến và biện pháp giải quyết khó khăn nhưng đều không thành công. Cuối cùng, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ một mình chị thắt dây ngang người trèo lên đỉnh núi. Với quả bộc phá 25kg, chướng ngại vật đã bị nổ tung, cả con đường chiến lược lên Điện Biên Phủ được lưu thông, lễ khai thông đường được Bác Hồ về thăm.
Lần đầu tiên chị gặp Bác vào mùa xuân năm 1954, nhìn thấy Bác, tất cả chiến sỹ mở đường đều reo lên, ngay lập tức Bác hoà mình vào giữa đám đông. Chị nhớ lại vào thời gian đó trông Bác rất gầy, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su cũ, Bác dặn dò cả đội phải bảo đảm an toàn, thi đua lập nhiều thành tích cống hiến cho Tổ quốc.
Cũng trong buổi lễ, chị vinh dự được Bác tận tay gắn huy hiệu có hình ảnh của Người và bộ quần áo màu gụ Bác đặc biệt dành tặng riêng cho nữ thanh niên dũng cảm. Đối với chị cả cuộc đời hoạt động cách mạng đây là kỷ vật có ý nghĩa nhất. Chính món quà đó đã động viên chị trong những năm tháng kháng chiến thiếu thốn, gian khổ. Do thời gian gấp gáp, lo chỉ đạo chiến lược nên ngay sau đó Bác lại ra đi. Buổi gặp mặt diễn ra chưa đầy một tiếng đồng hồ nhưng không ai bảo ai, cả đội thông đường đều quyết tâm thi đua lập thành tích. Đội của chị nổi tiếng về an toàn lao động và năng suất cao.
Cuối năm 1954 sau thắng lợi Điện Biên Phủ, với danh hiệu chiến sĩ thi đua số một, chị được về Thủ đô đúng vào dịp nhân dân Hà Nội mừng Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Thủ đô, chị lại vinh dự được gặp Bác lần thứ hai. Lần này chị và các chiến sỹ được gặp Bác trong Phủ Chủ tịch. Sau khi biết chị cùng đồng đội đang xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan, Bác đã giải thích rõ ý nghĩa của việc hoàn thành tuyến đường này.
Chị nhớ từng lời của Bác, đây là tuyến đường quan trọng nối Hà Nội-Bắc Kinh-Mạc Tư Khoa các thủ đô khác. Con đường sẽ củng cố tình hữu nghị quốc tế và sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng lại đất nước, làm cho ta gần gũi hơn với Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác. Sau khi nói chuyện, Bác mời kẹo và phát cho từng người một quyển họa báo rồi chúc mọi người công tác tốt.
Đầu năm 1955, với danh hiệu thanh niên tiêu biểu, chị được tham gia đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam sang gặp thanh niên các nước Xã hội chủ nghĩa ở Vacsava (Ba Lan) do ông Vũ Quang dẫn đầu, sau đó đoàn đại biểu sang làm việc ở Liên Xô. Cũng trong thời gian này, đoàn công tác của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu cùng ông Trường Chinh, bốn Bộ trưởng, ba Thứ trưởng đang thăm và làm việc ở Liên Xô.
Nhớ lại những ngày công tác ở Liên Xô, Bác và đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam đi đến đâu đều được hàng ngàn, hàng vạn người chào mừng, vỗ tay hoan nghênh và hô vang khẩu hiệu: “Nhân dân Việt Nam anh dũng muôn năm.” Tại buổi tiệc chiêu đãi Đoàn Chính phủ Việt Nam tại điện Kremli vào tháng 7/1955, Bác đã cho ông Vũ Quang và chị cùng vào dự. Chị lại vinh dự được gặp Bác lần thứ ba. Tuy không có điều kiện được tiếp xúc riêng với Bác nhưng qua ánh mắt trìu mến của Người, chị đã cảm nhận được tình cảm đặc biệt của Bác với tất cả thanh, thiếu niên và nhi đồng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Ở đây chị đã thấy được sự vĩ đại của Người, cảm nhận được cốt cách của một vị lãnh tụ.
Sau chuyến công tác, chị tiếp tục say mê lao động trên tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai. Năm 1956, chị được điều về làm hộ lý phục vụ thương binh nặng ở Vĩnh Hồ-Hà Nội. Tại đây chị tranh thủ học thêm bổ túc văn hóa rồi tiếp tục học Đại học Y Thái Bình. Sau khi ra trường, chị làm Phó Viện trưởng Bệnh viện Tiên Sơn; năm 1974 làm Viện trưởng Bệnh viện Gia Lương. Với tấm lòng "lương y như từ mẫu," hết lòng trong công chị luôn được mọi người yêu mến và đánh giá cao. Năm 1991, chị về nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội khác.
Chị tâm sự: "Được gặp Bác là những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời tôi. Mỗi lần gặp Bác là một lần tôi được thấy một nhân cách cao cả; một con người đại trí, đại nhân, đại dũng."./.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê nghèo, học chưa tròn con chữ, chị Nguyễn Thị Điện phải nghỉ học đỡ đần bố mẹ chăm lo việc nhà, tăng gia sản xuất. Với lòng sục sôi căm thù giặc, cô thôn nữ nghèo này đã sớm giác ngộ cách mạng, 16 tuổi tham gia vào đội du kích xã Trung Chính, 17 tuổi tình nguyện vào đội dân quân hỏa tuyến để được phục vụ chiến trường. Đội của chị được điều đến mặt trận Quảng Hồng (Uông Bí), hàng ngày tiếp lương, tải đạn, vận chuyển thương binh, sát cánh cùng bộ đội trên khắp các chiến trường. Quân ta đang đà thắng lớn trên khắp các mặt trận, Trung ương và Bác Hồ quyết định mở chiến dịch giải phóng Điện Biên, đội của chị được điều về đèo Tam Canh khai thông đường - một trong những con đường trọng điểm của chiến dịch.
Đầu năm 1954, khi cuộc cách mạng đang bước vào giai đoạn căng thẳng, quyết liệt, chỉ còn mấy ngày chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ diễn ra, lúc đó việc mở đường gặp phải một vách đá dựng đứng, cao 25m chắn ngang. Đội của chị đã có nhiều sáng kiến và biện pháp giải quyết khó khăn nhưng đều không thành công. Cuối cùng, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ một mình chị thắt dây ngang người trèo lên đỉnh núi. Với quả bộc phá 25kg, chướng ngại vật đã bị nổ tung, cả con đường chiến lược lên Điện Biên Phủ được lưu thông, lễ khai thông đường được Bác Hồ về thăm.
Lần đầu tiên chị gặp Bác vào mùa xuân năm 1954, nhìn thấy Bác, tất cả chiến sỹ mở đường đều reo lên, ngay lập tức Bác hoà mình vào giữa đám đông. Chị nhớ lại vào thời gian đó trông Bác rất gầy, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su cũ, Bác dặn dò cả đội phải bảo đảm an toàn, thi đua lập nhiều thành tích cống hiến cho Tổ quốc.
Cũng trong buổi lễ, chị vinh dự được Bác tận tay gắn huy hiệu có hình ảnh của Người và bộ quần áo màu gụ Bác đặc biệt dành tặng riêng cho nữ thanh niên dũng cảm. Đối với chị cả cuộc đời hoạt động cách mạng đây là kỷ vật có ý nghĩa nhất. Chính món quà đó đã động viên chị trong những năm tháng kháng chiến thiếu thốn, gian khổ. Do thời gian gấp gáp, lo chỉ đạo chiến lược nên ngay sau đó Bác lại ra đi. Buổi gặp mặt diễn ra chưa đầy một tiếng đồng hồ nhưng không ai bảo ai, cả đội thông đường đều quyết tâm thi đua lập thành tích. Đội của chị nổi tiếng về an toàn lao động và năng suất cao.
Cuối năm 1954 sau thắng lợi Điện Biên Phủ, với danh hiệu chiến sĩ thi đua số một, chị được về Thủ đô đúng vào dịp nhân dân Hà Nội mừng Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Thủ đô, chị lại vinh dự được gặp Bác lần thứ hai. Lần này chị và các chiến sỹ được gặp Bác trong Phủ Chủ tịch. Sau khi biết chị cùng đồng đội đang xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan, Bác đã giải thích rõ ý nghĩa của việc hoàn thành tuyến đường này.
Chị nhớ từng lời của Bác, đây là tuyến đường quan trọng nối Hà Nội-Bắc Kinh-Mạc Tư Khoa các thủ đô khác. Con đường sẽ củng cố tình hữu nghị quốc tế và sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng lại đất nước, làm cho ta gần gũi hơn với Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác. Sau khi nói chuyện, Bác mời kẹo và phát cho từng người một quyển họa báo rồi chúc mọi người công tác tốt.
Đầu năm 1955, với danh hiệu thanh niên tiêu biểu, chị được tham gia đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam sang gặp thanh niên các nước Xã hội chủ nghĩa ở Vacsava (Ba Lan) do ông Vũ Quang dẫn đầu, sau đó đoàn đại biểu sang làm việc ở Liên Xô. Cũng trong thời gian này, đoàn công tác của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu cùng ông Trường Chinh, bốn Bộ trưởng, ba Thứ trưởng đang thăm và làm việc ở Liên Xô.
Nhớ lại những ngày công tác ở Liên Xô, Bác và đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam đi đến đâu đều được hàng ngàn, hàng vạn người chào mừng, vỗ tay hoan nghênh và hô vang khẩu hiệu: “Nhân dân Việt Nam anh dũng muôn năm.” Tại buổi tiệc chiêu đãi Đoàn Chính phủ Việt Nam tại điện Kremli vào tháng 7/1955, Bác đã cho ông Vũ Quang và chị cùng vào dự. Chị lại vinh dự được gặp Bác lần thứ ba. Tuy không có điều kiện được tiếp xúc riêng với Bác nhưng qua ánh mắt trìu mến của Người, chị đã cảm nhận được tình cảm đặc biệt của Bác với tất cả thanh, thiếu niên và nhi đồng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Ở đây chị đã thấy được sự vĩ đại của Người, cảm nhận được cốt cách của một vị lãnh tụ.
Sau chuyến công tác, chị tiếp tục say mê lao động trên tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai. Năm 1956, chị được điều về làm hộ lý phục vụ thương binh nặng ở Vĩnh Hồ-Hà Nội. Tại đây chị tranh thủ học thêm bổ túc văn hóa rồi tiếp tục học Đại học Y Thái Bình. Sau khi ra trường, chị làm Phó Viện trưởng Bệnh viện Tiên Sơn; năm 1974 làm Viện trưởng Bệnh viện Gia Lương. Với tấm lòng "lương y như từ mẫu," hết lòng trong công chị luôn được mọi người yêu mến và đánh giá cao. Năm 1991, chị về nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội khác.
Chị tâm sự: "Được gặp Bác là những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời tôi. Mỗi lần gặp Bác là một lần tôi được thấy một nhân cách cao cả; một con người đại trí, đại nhân, đại dũng."./.
Thanh Thương (TTXVN)