Một nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí American Journal of Epidemiology của Mỹ cho biết tỷ lệ người ngủ ngáy mắc bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm cao hơn những nhóm người bình thường, trong đó người ngáy to và mắc bệnh béo phì có nguy cơ cao hơn.
Để tìm hiểu mối liên quan giữa tật ngủ ngáy và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, tiến sỹ Alder Raimi và các đồng sự thuộc Trường y tế công cộng của Đại học Harvard đã tiến hành phân tích các số liệu liên quan về điều tra y tế của các y tá Mỹ, với sự tham gia của 69.853 y tá có từ 40-65 tuổi.
Nghiên cứu được bắt đầu năm 1986, tại thời điểm này, trong số những người tham gia thí nghiệm, không có ai mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch hay ung thư. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tình trạng ngủ ngáy của những người trên dựa vào các câu hỏi trắc nghiệm. Sau 10 năm, có khoảng 1957 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2. Sau khi loại trừ các yếu tố về tuổi tác và chỉ số chất lượng cơ thể, họ phát hiện rằng ngủ ngáy là một trong những nhân tố độc lập làm tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết 70-80% ngủ ngáy có nguyên nhân do bệnh béo phì gây ra.
Ngủ ngáy thường khiến cơ thể thiếu oxy, từ đó ảnh hưởng đến cung cấp oxy và tổng hợp insulin. Nếu không được chữa trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đối với những người có thói quen ngủ ngáy lại thích uống rượu, lượng insulin mà cơ thể cần sẽ càng lớn hơn, điều này góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tiến sỹ Raimi khuyên những người có thói quen ngủ ngáy nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra, nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chất béo trung tính cao cũng nên đề phòng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị những người có thói quen ngủ ngáy nên tích cực phòng bệnh tiểu đường bằng các biện pháp như giảm trọng lượng cơ thể; vận động nửa tiếng trước khi ngủ; khi ngủ nên đeo máy trợ thở để phòng trường hợp bị thiếu khí oxy; hạn chế những đồ ăn nhiều đường và giàu cholestrol; không hút thuốc, uống rượu quá nhiều; những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh béo phì, có thể sử dụng thuốc giảm béo để giảm cân, tuy nhiên cần phải có sự giám sát và hướng dẫn của bác sỹ./.
Để tìm hiểu mối liên quan giữa tật ngủ ngáy và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, tiến sỹ Alder Raimi và các đồng sự thuộc Trường y tế công cộng của Đại học Harvard đã tiến hành phân tích các số liệu liên quan về điều tra y tế của các y tá Mỹ, với sự tham gia của 69.853 y tá có từ 40-65 tuổi.
Nghiên cứu được bắt đầu năm 1986, tại thời điểm này, trong số những người tham gia thí nghiệm, không có ai mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch hay ung thư. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tình trạng ngủ ngáy của những người trên dựa vào các câu hỏi trắc nghiệm. Sau 10 năm, có khoảng 1957 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2. Sau khi loại trừ các yếu tố về tuổi tác và chỉ số chất lượng cơ thể, họ phát hiện rằng ngủ ngáy là một trong những nhân tố độc lập làm tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết 70-80% ngủ ngáy có nguyên nhân do bệnh béo phì gây ra.
Ngủ ngáy thường khiến cơ thể thiếu oxy, từ đó ảnh hưởng đến cung cấp oxy và tổng hợp insulin. Nếu không được chữa trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đối với những người có thói quen ngủ ngáy lại thích uống rượu, lượng insulin mà cơ thể cần sẽ càng lớn hơn, điều này góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tiến sỹ Raimi khuyên những người có thói quen ngủ ngáy nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra, nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chất béo trung tính cao cũng nên đề phòng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị những người có thói quen ngủ ngáy nên tích cực phòng bệnh tiểu đường bằng các biện pháp như giảm trọng lượng cơ thể; vận động nửa tiếng trước khi ngủ; khi ngủ nên đeo máy trợ thở để phòng trường hợp bị thiếu khí oxy; hạn chế những đồ ăn nhiều đường và giàu cholestrol; không hút thuốc, uống rượu quá nhiều; những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh béo phì, có thể sử dụng thuốc giảm béo để giảm cân, tuy nhiên cần phải có sự giám sát và hướng dẫn của bác sỹ./.
Thùy Linh (Vietanm+)