Ngày 15/5 tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đã công bố Báo cáo phát triển con người châu Á-Thái Bình Dương năm 2012 với chủ đề: "Một hành tinh để chia sẻ - duy trì vững chắc tiến bộ về con người trong khí hậu đang biến đổi."
Trình bày Báo cáo phát triển con người khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2012, Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam Bakhodir Burkhanov nhấn mạnh người dân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là người nghèo phải đối mặt với nhiều tác động phức tạp của biến đổi khí hậu như thay đổi lượng mưa, các sự kiện khí hậu cực đoan, hạn hán, lũ lụt và mực nước biển dâng.
Báo cáo chỉ ra rằng khi đối mặt với biến đổi khí hậu, các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải thay đổi các phương pháp sản xuất của mình. Đặc biệt, các nước cần tìm ra những cách thức tốt hơn để tạo ra năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Xanh hóa sản xuất có nghĩa là sử dụng nhiều năng lượng tái tạo và công nghệ ít cácbon cùng với việc cắt giảm sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
Một số nước đang chứng minh tiềm năng hướng tới sản xuất ít cácbon như Trung Quốc, Nhật Bản... Ở Việt Nam hiện có 543 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 5 ngành công nghiệp chủ yếu (làm gạch, gốm sứ, dệt may, sản xuất giấy và chế biến thực phẩm) đang nhận sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ dự án Bảo toàn năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa để lắp đặt các công nghệ hiệu suất năng lượng. Sáng kiến này đã tiết kiệm 232.000 tấn dầu tương đương, đồng thời thúc đẩy lợi nhuận và nâng cao chất lượng, đặc biệt là thông qua việc sử dụng các lò nung hiện đại hơn cho gạch và gốm sứ.
Dự án cũng nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả thông qua các ưu đãi về thuế và tài chính, cũng như dán nhãn sử dụng năng lượng. Kết thúc vào cuối năm 2011, dự án đã làm giảm được 944.000 tấn khí thải CO2.
Các nước trong khu vực cần thúc đẩy nông nghiệp xanh hơn, giảm khí mêtan trong sản xuất lúa gạo thông qua việc sử dụng nước hiệu quả; đẩy nhanh việc phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo; áp dụng công nghệ quang điện ở các hộ gia đình. Các quốc gia cần bảo vệ sinh kế dễ bị tổn thương của người nghèo ở nông thôn và thành thị trong trường hợp có thiên tai, lũ lụt xảy ra.
Bên cạnh đó, các quốc gia trong khu vực cần luật hóa các chính sách tài chính như đánh thuế phát thải cácbon nhằm khuyến khích việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Báo cáo cũng đã phân tích sâu về cách thức mà các nước sản xuất hàng hóa, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp; các tiến trình cácbon thấp hơn trong sản xuất công nghiệp; các cơ hội xanh hơn trong nông nghiệp; về các nguồn tạo ra năng lượng sạch hơn; vấn đề tiêu thụ công bằng và hài hòa; chuyển đổi sang các công nghệ hiệu suất năng lượng; về tính toán phát thải theo tiêu thụ; về tận dụng các đồng lợi ích ví dụ như nước sạch hơn và không khí ít ô nhiễm hơn; chiếu sáng bằng bóng đèn huỳnh quang compact nhiều hơn có thể tiết kiệm chi phí, lại giảm bớt được phát thải.../.
Trình bày Báo cáo phát triển con người khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2012, Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam Bakhodir Burkhanov nhấn mạnh người dân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là người nghèo phải đối mặt với nhiều tác động phức tạp của biến đổi khí hậu như thay đổi lượng mưa, các sự kiện khí hậu cực đoan, hạn hán, lũ lụt và mực nước biển dâng.
Báo cáo chỉ ra rằng khi đối mặt với biến đổi khí hậu, các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải thay đổi các phương pháp sản xuất của mình. Đặc biệt, các nước cần tìm ra những cách thức tốt hơn để tạo ra năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Xanh hóa sản xuất có nghĩa là sử dụng nhiều năng lượng tái tạo và công nghệ ít cácbon cùng với việc cắt giảm sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
Một số nước đang chứng minh tiềm năng hướng tới sản xuất ít cácbon như Trung Quốc, Nhật Bản... Ở Việt Nam hiện có 543 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 5 ngành công nghiệp chủ yếu (làm gạch, gốm sứ, dệt may, sản xuất giấy và chế biến thực phẩm) đang nhận sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ dự án Bảo toàn năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa để lắp đặt các công nghệ hiệu suất năng lượng. Sáng kiến này đã tiết kiệm 232.000 tấn dầu tương đương, đồng thời thúc đẩy lợi nhuận và nâng cao chất lượng, đặc biệt là thông qua việc sử dụng các lò nung hiện đại hơn cho gạch và gốm sứ.
Dự án cũng nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả thông qua các ưu đãi về thuế và tài chính, cũng như dán nhãn sử dụng năng lượng. Kết thúc vào cuối năm 2011, dự án đã làm giảm được 944.000 tấn khí thải CO2.
Các nước trong khu vực cần thúc đẩy nông nghiệp xanh hơn, giảm khí mêtan trong sản xuất lúa gạo thông qua việc sử dụng nước hiệu quả; đẩy nhanh việc phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo; áp dụng công nghệ quang điện ở các hộ gia đình. Các quốc gia cần bảo vệ sinh kế dễ bị tổn thương của người nghèo ở nông thôn và thành thị trong trường hợp có thiên tai, lũ lụt xảy ra.
Bên cạnh đó, các quốc gia trong khu vực cần luật hóa các chính sách tài chính như đánh thuế phát thải cácbon nhằm khuyến khích việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Báo cáo cũng đã phân tích sâu về cách thức mà các nước sản xuất hàng hóa, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp; các tiến trình cácbon thấp hơn trong sản xuất công nghiệp; các cơ hội xanh hơn trong nông nghiệp; về các nguồn tạo ra năng lượng sạch hơn; vấn đề tiêu thụ công bằng và hài hòa; chuyển đổi sang các công nghệ hiệu suất năng lượng; về tính toán phát thải theo tiêu thụ; về tận dụng các đồng lợi ích ví dụ như nước sạch hơn và không khí ít ô nhiễm hơn; chiếu sáng bằng bóng đèn huỳnh quang compact nhiều hơn có thể tiết kiệm chi phí, lại giảm bớt được phát thải.../.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)