Nói đến nghệ nhân Y Tang, người dân tộc M’nông ở buôn Jiê Kul, xã vùng sâu Đắk Phơi, huyện Lắk (Đắk Lắk), nhiều người ở buôn gần làng xa đều biết đến và quý trọng ông bởi ông không chỉ có tài chế tác mà còn có thể diễn tấu được nhiều loại nhạc cụ của đồng bào M’nông.
Nghệ nhân Y Tang cũng là một trong những già làng nhiệt tình, hăng hái truyền dạy cách làm các loại nhạc cụ và diễn tấu các bài chiêng cổ, nhạc cụ của đồng bào dân tộc M’nông cho lớp trẻ...
Một ngày đẹp trời, chúng tôi cùng đoàn cán bộ của Phòng Văn hóa-Thể thao-Du lịch huyện Lắk đến thăm nghệ nhân Y Tang.
Bên bếp lửa bập bùng giữa nhà, sáu chàng trai dân tộc M’nông “da nâu, mắt sáng” đang say sưa với những giai điệu "Pep kon jun” réo rắt từ sáu ống nứa, bên cạnh là nghệ nhân Y Tang, trạc tuổi 70, dáng người dong dỏng, đôi mắt lim dim, thỉnh thoảng hai bàn tay ông nhè nhẹ gõ theo nhịp âm thanh.
Cán bộ văn hóa đi cùng chúng tôi nói nhỏ, đây là lúc nghệ nhân Y Tang đang thả hồn mình theo tiếng của con nai đang kêu, tiếng gió thầm thì, tiếng dòng suối chảy giữa đại ngàn...
Tiếng nhạc của bài “Pep kon jun” vừa khép lại, gương mặt của nghệ nhân Y Tang mới từ từ giãn ra, trở về hiện tại.
Bên ché rượu cần, nghệ nhân Y Tang chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc, cách gọi tên và không gian biểu diễn của nhạc cụ bằng ống tre nứa, mà đồng bào M’nông gọi là H’Nung Pro.
H’ có nghĩa là giống cái, Nung là ống thổi, Pro là số sáu trong hệ số đếm của đồng bào M’nông. H’Nung Pro là sáu cái ống thổi mà đồng bào còn gọi là kèn thổi. Tuy nhiên, nhạc cụ này vận dụng toàn bộ những làn điệu của bộ chiêng nên còn có tên gọi độc đáo khác là chiêng thổi (Cưng ôh).
H’Nung Pro có ống nứa dài nhất là ống mẹ, ống dài kế tiếp là ống bố, tiếp theo là hai con gái và sau cùng là hai con trai.
Cũng giống như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác sinh sống trên dãy Trường Sơn Tây Nguyên, đời sống của đồng bào M’nông gắn bó mật thiết với núi rừng. Mỗi khi âm thanh của chiêng thổi vang lên, người nghe dễ liên tưởng đến Lễ động rừng.
Nghệ nhân Y Tang giải thích: “Trước đây, đồng bào thưởng bỏ lại những đám nương rẫy đã được canh tác một vài vụ và 5-7 năm sau, thậm chí 15-16 năm sau mới quay trở lại canh tác. Lúc đó, trên cái nương, cái rẫy, lũ cây rừng đã được tái sinh, muốn canh tác lại, đồng bào phải làm lễ động rừng."
Nét độc đáo trong Lễ động rừng của đồng bào M’nông là không thể thiếu âm thanh của nhạc cụ H’Nung Pro. Sáu chàng trai khỏe mạnh nhất cầm sáu ống nứa đi vòng quanh các đám nương rẫy theo một vòng tròn khép kín, miệng liên tục thổi những bài chiêng báo với thần rừng là đồng bào đã quay lại làm cái nương, cái rẫy, cầu mong thần phù hộ để mùa màng được tốt tươi, bội thu, đồng thời xua đuổi con ma xấu xa ra khỏi nương rẫy.
Nghệ nhân Y Tang đã cảm nhận, chế tác, truyền thụ âm nhạc dân tộc truyền thống theo một cách riêng, tức là dựa vào đôi tai để xác định độ trầm, bổng cho từng nhạc cụ.
Với nhạc cụ H’Nung Pro, nghệ sỹ Y Tang khắc một đầu làm lưỡi gà trên đoạn tre làm nhạc cụ, sau đó ông liên tục đưa lên miệng bập hơi để xác định âm thanh cao, thấp. Cuối cùng, khi đã ưng ý, sáu chiếc lưỡi gà lần lượt được đặt vào sáu ống nứa.
Ống dài nhất có nốt trầm, ngắn nhất là nốt bổng. Những ống nứa sẽ được gắn vào sáu quả bầu khô bằng sáp ong đất (còn gọi là ong muỗi) lấy trong rừng sâu.
Theo nghệ nhân Y Tang, không quá khắt khe như khi làm nhạc cụ Đing-năm của đồng bào dân tộc Êđê hay M’buốt của đồng bào dân tộc M’nông, quả bầu nậm hay bầu thường đều có thể làm được kèn H’Nung Pro.
Nghệ sỹ ưu tú Vũ Lân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, người đã có hàng chục năm liên tục nghiên cứu về các loại nhạc cụ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cho biết cái tài của nghệ nhân Y Tang là ông chế tác thuần thục nhiều loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc M’nông như Nung Ki (còn gọi là Nung Ki Jơh), M’buốt, Lút, Tlăk Tlơr (các bộ gõ của đồng bào M’nông).
Nghệ nhân Y Tang cũng thuộc nhiều bài chiêng cổ như "Bang bah" dùng trong các lễ kết nghĩa anh em, đua tài của đồng bào M’nông, hay bài chiêng "Gliêng Siêng Riêng," "Pep kon jun."
Đặc biệt, sự tài hoa của nghệ nhân M’nông hiếm hoi này còn ở chỗ ông lấy đồng lá làm lưỡi gà cho các loại nhạc cụ thay vì bằng tre. Sự đổi mới này đã tăng thêm độ bền cho các loại nhạc cụ mà vẫn giữ được âm thanh nguyên sơ như lưỡi gà bằng tre.
Giọng trầm trầm, nghệ nhân Y Tang kể, có được “vốn" văn hoá truyền thống này cũng là nhờ lúc nhỏ có đôi tai, đôi mắt biết lắng nghe, biết học cách làm, cách hát kể của cha, của mẹ khi lên cái nương, cái rẫy, biết học cái hay của các già làng trong buôn làng mỗi khi có lễ hội, lúc diễn tấu cồng chiêng, các loại nhạc cụ. Thế rồi ngấm dần dần vào trong máu thịt lúc nào không hay biết.
Nghệ nhân không giấu nổi sự lo lắng, rồi mai đây, các già làng, cũng như mình về với tổ tiên, về với núi rừng, không biết lớp trẻ có còn giữ được tiếng chiêng, các bài chiêng cổ, hay tiếng kèn thổi của H’Nung Pro, M’’Buốt, các bộ gõ của đồng bào hay không?...
Chính vì lo cho vốn văn hóa truyền thống đang dần mai một nên dù tuổi cao, nghệ nhân Y Tang vẫn miệt mài đến các thôn, buôn đồng bào dân tộc M’nông trên địa bàn huyện Lắk để truyền dạy cho con em đồng bào M’nông cách chế tác, diễn tấu các loại nhạc cụ dân tộc.
Và cũng nhờ chính sự nhiệt tình truyền dạy của nghệ nhân Y Tang, các xã vùng sâu Đắk Phơi, Đắk Liêng, Buôn Jun... của huyện Lắk đã lần lượt thành lập được các đội chiêng, đội kèn H’Nung Pro, thường xuyên tham gia biểu diễn tại các lễ hội, hội diễn văn hoá, văn nghệ của địa phương, của tỉnh.
Nghệ nhân Y Tang chia sẻ, hiện nay, mặc dù mỗi buôn, mỗi xã chỉ có vài thanh niên biết chế tác, diễn tấu các loại nhạc cụ nhưng đây cũng chính là những hạt nhân trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc M’nông./.
Nghệ nhân Y Tang cũng là một trong những già làng nhiệt tình, hăng hái truyền dạy cách làm các loại nhạc cụ và diễn tấu các bài chiêng cổ, nhạc cụ của đồng bào dân tộc M’nông cho lớp trẻ...
Một ngày đẹp trời, chúng tôi cùng đoàn cán bộ của Phòng Văn hóa-Thể thao-Du lịch huyện Lắk đến thăm nghệ nhân Y Tang.
Bên bếp lửa bập bùng giữa nhà, sáu chàng trai dân tộc M’nông “da nâu, mắt sáng” đang say sưa với những giai điệu "Pep kon jun” réo rắt từ sáu ống nứa, bên cạnh là nghệ nhân Y Tang, trạc tuổi 70, dáng người dong dỏng, đôi mắt lim dim, thỉnh thoảng hai bàn tay ông nhè nhẹ gõ theo nhịp âm thanh.
Cán bộ văn hóa đi cùng chúng tôi nói nhỏ, đây là lúc nghệ nhân Y Tang đang thả hồn mình theo tiếng của con nai đang kêu, tiếng gió thầm thì, tiếng dòng suối chảy giữa đại ngàn...
Tiếng nhạc của bài “Pep kon jun” vừa khép lại, gương mặt của nghệ nhân Y Tang mới từ từ giãn ra, trở về hiện tại.
Bên ché rượu cần, nghệ nhân Y Tang chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc, cách gọi tên và không gian biểu diễn của nhạc cụ bằng ống tre nứa, mà đồng bào M’nông gọi là H’Nung Pro.
H’ có nghĩa là giống cái, Nung là ống thổi, Pro là số sáu trong hệ số đếm của đồng bào M’nông. H’Nung Pro là sáu cái ống thổi mà đồng bào còn gọi là kèn thổi. Tuy nhiên, nhạc cụ này vận dụng toàn bộ những làn điệu của bộ chiêng nên còn có tên gọi độc đáo khác là chiêng thổi (Cưng ôh).
H’Nung Pro có ống nứa dài nhất là ống mẹ, ống dài kế tiếp là ống bố, tiếp theo là hai con gái và sau cùng là hai con trai.
Cũng giống như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác sinh sống trên dãy Trường Sơn Tây Nguyên, đời sống của đồng bào M’nông gắn bó mật thiết với núi rừng. Mỗi khi âm thanh của chiêng thổi vang lên, người nghe dễ liên tưởng đến Lễ động rừng.
Nghệ nhân Y Tang giải thích: “Trước đây, đồng bào thưởng bỏ lại những đám nương rẫy đã được canh tác một vài vụ và 5-7 năm sau, thậm chí 15-16 năm sau mới quay trở lại canh tác. Lúc đó, trên cái nương, cái rẫy, lũ cây rừng đã được tái sinh, muốn canh tác lại, đồng bào phải làm lễ động rừng."
Nét độc đáo trong Lễ động rừng của đồng bào M’nông là không thể thiếu âm thanh của nhạc cụ H’Nung Pro. Sáu chàng trai khỏe mạnh nhất cầm sáu ống nứa đi vòng quanh các đám nương rẫy theo một vòng tròn khép kín, miệng liên tục thổi những bài chiêng báo với thần rừng là đồng bào đã quay lại làm cái nương, cái rẫy, cầu mong thần phù hộ để mùa màng được tốt tươi, bội thu, đồng thời xua đuổi con ma xấu xa ra khỏi nương rẫy.
Nghệ nhân Y Tang đã cảm nhận, chế tác, truyền thụ âm nhạc dân tộc truyền thống theo một cách riêng, tức là dựa vào đôi tai để xác định độ trầm, bổng cho từng nhạc cụ.
Với nhạc cụ H’Nung Pro, nghệ sỹ Y Tang khắc một đầu làm lưỡi gà trên đoạn tre làm nhạc cụ, sau đó ông liên tục đưa lên miệng bập hơi để xác định âm thanh cao, thấp. Cuối cùng, khi đã ưng ý, sáu chiếc lưỡi gà lần lượt được đặt vào sáu ống nứa.
Ống dài nhất có nốt trầm, ngắn nhất là nốt bổng. Những ống nứa sẽ được gắn vào sáu quả bầu khô bằng sáp ong đất (còn gọi là ong muỗi) lấy trong rừng sâu.
Theo nghệ nhân Y Tang, không quá khắt khe như khi làm nhạc cụ Đing-năm của đồng bào dân tộc Êđê hay M’buốt của đồng bào dân tộc M’nông, quả bầu nậm hay bầu thường đều có thể làm được kèn H’Nung Pro.
Nghệ sỹ ưu tú Vũ Lân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, người đã có hàng chục năm liên tục nghiên cứu về các loại nhạc cụ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cho biết cái tài của nghệ nhân Y Tang là ông chế tác thuần thục nhiều loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc M’nông như Nung Ki (còn gọi là Nung Ki Jơh), M’buốt, Lút, Tlăk Tlơr (các bộ gõ của đồng bào M’nông).
Nghệ nhân Y Tang cũng thuộc nhiều bài chiêng cổ như "Bang bah" dùng trong các lễ kết nghĩa anh em, đua tài của đồng bào M’nông, hay bài chiêng "Gliêng Siêng Riêng," "Pep kon jun."
Đặc biệt, sự tài hoa của nghệ nhân M’nông hiếm hoi này còn ở chỗ ông lấy đồng lá làm lưỡi gà cho các loại nhạc cụ thay vì bằng tre. Sự đổi mới này đã tăng thêm độ bền cho các loại nhạc cụ mà vẫn giữ được âm thanh nguyên sơ như lưỡi gà bằng tre.
Giọng trầm trầm, nghệ nhân Y Tang kể, có được “vốn" văn hoá truyền thống này cũng là nhờ lúc nhỏ có đôi tai, đôi mắt biết lắng nghe, biết học cách làm, cách hát kể của cha, của mẹ khi lên cái nương, cái rẫy, biết học cái hay của các già làng trong buôn làng mỗi khi có lễ hội, lúc diễn tấu cồng chiêng, các loại nhạc cụ. Thế rồi ngấm dần dần vào trong máu thịt lúc nào không hay biết.
Nghệ nhân không giấu nổi sự lo lắng, rồi mai đây, các già làng, cũng như mình về với tổ tiên, về với núi rừng, không biết lớp trẻ có còn giữ được tiếng chiêng, các bài chiêng cổ, hay tiếng kèn thổi của H’Nung Pro, M’’Buốt, các bộ gõ của đồng bào hay không?...
Chính vì lo cho vốn văn hóa truyền thống đang dần mai một nên dù tuổi cao, nghệ nhân Y Tang vẫn miệt mài đến các thôn, buôn đồng bào dân tộc M’nông trên địa bàn huyện Lắk để truyền dạy cho con em đồng bào M’nông cách chế tác, diễn tấu các loại nhạc cụ dân tộc.
Và cũng nhờ chính sự nhiệt tình truyền dạy của nghệ nhân Y Tang, các xã vùng sâu Đắk Phơi, Đắk Liêng, Buôn Jun... của huyện Lắk đã lần lượt thành lập được các đội chiêng, đội kèn H’Nung Pro, thường xuyên tham gia biểu diễn tại các lễ hội, hội diễn văn hoá, văn nghệ của địa phương, của tỉnh.
Nghệ nhân Y Tang chia sẻ, hiện nay, mặc dù mỗi buôn, mỗi xã chỉ có vài thanh niên biết chế tác, diễn tấu các loại nhạc cụ nhưng đây cũng chính là những hạt nhân trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc M’nông./.
Quang Huy-Nguyên Hoa (TTXVN/Vietnam+)