Vốn là một người con của dân tộc Thái, nên khi thấy ngôn ngữ của dân tộc mình ngày càng mai một, ít người biết đến nhất là thế hệ trẻ, ông Cà Văn Chung (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) đã xây dựng phần mềm học chữ Thái trên máy tính để thế hệ trẻ tiếp thu, góp phần gìn giữ, bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Nguy cơ mai một tiếng mẹ đẻ
Trong 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Sơn La, người Thái chiếm số lượng lớn nhất với gần 54%. Người Thái được biết đến với nền văn hóa độc đáo, sớm có tiếng nói và chữ viết riêng. Chữ Thái là công cụ lưu giữ hàng nghìn tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, tư liệu lịch sử của người Thái từ ngàn năm nay.
Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, người Thái không chỉ sống ở các bản làng với cộng đồng người Thái đông đảo mà đã đến các khu thành thị, nơi đông người nói tiếng phổ thông. Cuộc sống ở thành phố, thị trấn, thị tứ buộc người Thái thường xuyên phải dùng tiếng phổ thông để giao tiếp.
Còn đối với thế hệ trẻ, các em hàng ngày đến trường đều học bằng tiếng phổ thông, ít khi dùng đến tiếng Thái. Trong khi đó, ở trường học, tiếng Thái lại chưa được đưa vào giảng dạy cho con em người Thái, khiến nhiều em không biết tiếng của dân tộc mình. Việc sử dụng tiếng Thái, chữ Thái ngày càng ít đi nên nguy cơ mai một là điều khó tránh khỏi.
Ông Cà Văn Chung lo lắng về nguy cơ đến một lúc nào đó người Thái không còn nhớ tiếng mẹ đẻ, không còn đọc được những trang sử do chính dân tộc mình viết ra. Bên cạnh đó, hiện nay có một số người muốn học tiếng Thái, nhưng không có điều kiện đến lớp học, nếu học qua các các tài liệu, giáo trình hiện có thì không nghe và hiểu được cách phát âm, cách ghép vần của chữ Thái. Những điều đó khiến một người tâm huyết với văn hóa truyền thống như ông luôn trăn trở suy nghĩ và tìm cách để góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.
Giữ gìn bằng công nghệ thông tin
Là người hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, được tiếp cận với máy tính từ sớm, nên ông nhận thấy ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc và học tập. Do đó, ông Cà Văn Chung cùng nhóm nghiên cứu đã dồn hết tâm sức và vốn hiểu biết về ngôn ngữ của dân tộc Thái để xây dựng phần mềm học chữ và tiếng Thái đa phương tiện trên máy tính.
Ông Chung cho biết, trong hơn một năm nghiên cứu và xây dựng phần mềm học tiếng Thái, ông cùng nhóm nghiên cứu đã trải qua không ít khó khăn. Do chữ Thái cổ không có thanh điệu, nên khi đọc phải đặt vào trong một văn cảnh nhất định và cụ thể thì nghĩa của từ, của ngữ mới có thể chính xác được. Nếu chưa thành thạo và hiểu hết nghĩa của từ thì rất dễ đọc sai và hiểu sai. Vì vậy, ông cùng nhóm nghiên cứu phải phối hợp với các thành viên của mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa (VTIK) tại Sơn La để nghiên cứu, bổ sung thanh điệu cho chữ Thái.
Công việc vất vả và tốn nhiều thời gian nhất khi xây dựng chương trình học chữ Thái là phần ghi âm các từ tiếng Thái. Công việc này đòi hỏi phải tìm được người phát âm chuẩn và kiên nhẫn để đọc hết gần 20.000 từ tiếng Thái. Nhưng với sự nỗ lực và tình yêu dành cho ngôn ngữ mẹ đẻ, ông cùng nhóm nghiên cứu đã không quản ngại khó khăn để hoành thành công trình đầy tâm huyết này.
Chương trình học chữ Thái trên máy tính được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, người học có thể nhìn thấy hình ảnh và nghe được âm thanh, cách đọc và phát âm chuẩn của câu, từ tiếng Thái. Chương trình gồm ba phần chính là sách học chữ Thái, đọc chữ Thái và chuyển mã chữ Thái.
Trong đó, quan trọng nhất là phần sách học chữ Thái với 70 bài học, được chia thành hai tập. Tập một gồm 30 bài giới thiệu các chữ cái, thanh điệu, cách ghép nguyên âm với phụ âm, cách tạo vần trong chữ Thái. Tập hai có 40 bài, với nội dung là luyện đọc và giới thiệu về văn học Thái. Các bài học là trích đoạn những bài thơ ca dân gian, thơ quần chúng và một số khía cạnh nghệ thuật của các tác phẩm văn học Thái như "Xống chụ xon xao," "Khun Lú Nàng Ủa," "Tản chụ xống xương"...
Trong phần này, ngoài giúp người học đọc, hiểu ý nghĩa của từng bài, và nghĩa từ khó, còn có những bài tập dành cho người học nhằm nâng cao khả năng đọc thông thạo, diễn cảm, trôi chảy và hiểu được ý nghĩa, nội dung của bài.
Với phần mềm này, những người học muốn học tiếng Thái chỉ cần có một chiếc máy tính để cài đặt phần mềm là có thể tự học mà không cần sự hướng dẫn của giáo viên. Hiện nay, chương trình đã được bàn giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La và chuyển miễn phí đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu học tiếng Thái.
Ông Chung cho biết thêm, trong thời gian tới, ông sẽ tiếp tục bổ sung thêm các phần như từ điển Thái-Việt và hình ảnh minh họa cho các từ tiếng Thái vào bộ phần mềm để giúp người học thuận tiện hơn khi tra cứu. Ông cũng mong muốn, phần mềm học chữ Thái được đưa lên mạng Internet, ngày càng phổ cập hơn để những người muốn học chữ Thái có thể tiếp cận dễ dàng... và nhờ vậy tiếng Thái sẽ thoát khỏi nguy cơ mai một./.
Nguy cơ mai một tiếng mẹ đẻ
Trong 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Sơn La, người Thái chiếm số lượng lớn nhất với gần 54%. Người Thái được biết đến với nền văn hóa độc đáo, sớm có tiếng nói và chữ viết riêng. Chữ Thái là công cụ lưu giữ hàng nghìn tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, tư liệu lịch sử của người Thái từ ngàn năm nay.
Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, người Thái không chỉ sống ở các bản làng với cộng đồng người Thái đông đảo mà đã đến các khu thành thị, nơi đông người nói tiếng phổ thông. Cuộc sống ở thành phố, thị trấn, thị tứ buộc người Thái thường xuyên phải dùng tiếng phổ thông để giao tiếp.
Còn đối với thế hệ trẻ, các em hàng ngày đến trường đều học bằng tiếng phổ thông, ít khi dùng đến tiếng Thái. Trong khi đó, ở trường học, tiếng Thái lại chưa được đưa vào giảng dạy cho con em người Thái, khiến nhiều em không biết tiếng của dân tộc mình. Việc sử dụng tiếng Thái, chữ Thái ngày càng ít đi nên nguy cơ mai một là điều khó tránh khỏi.
Ông Cà Văn Chung lo lắng về nguy cơ đến một lúc nào đó người Thái không còn nhớ tiếng mẹ đẻ, không còn đọc được những trang sử do chính dân tộc mình viết ra. Bên cạnh đó, hiện nay có một số người muốn học tiếng Thái, nhưng không có điều kiện đến lớp học, nếu học qua các các tài liệu, giáo trình hiện có thì không nghe và hiểu được cách phát âm, cách ghép vần của chữ Thái. Những điều đó khiến một người tâm huyết với văn hóa truyền thống như ông luôn trăn trở suy nghĩ và tìm cách để góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.
Giữ gìn bằng công nghệ thông tin
Là người hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, được tiếp cận với máy tính từ sớm, nên ông nhận thấy ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc và học tập. Do đó, ông Cà Văn Chung cùng nhóm nghiên cứu đã dồn hết tâm sức và vốn hiểu biết về ngôn ngữ của dân tộc Thái để xây dựng phần mềm học chữ và tiếng Thái đa phương tiện trên máy tính.
Ông Chung cho biết, trong hơn một năm nghiên cứu và xây dựng phần mềm học tiếng Thái, ông cùng nhóm nghiên cứu đã trải qua không ít khó khăn. Do chữ Thái cổ không có thanh điệu, nên khi đọc phải đặt vào trong một văn cảnh nhất định và cụ thể thì nghĩa của từ, của ngữ mới có thể chính xác được. Nếu chưa thành thạo và hiểu hết nghĩa của từ thì rất dễ đọc sai và hiểu sai. Vì vậy, ông cùng nhóm nghiên cứu phải phối hợp với các thành viên của mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa (VTIK) tại Sơn La để nghiên cứu, bổ sung thanh điệu cho chữ Thái.
Công việc vất vả và tốn nhiều thời gian nhất khi xây dựng chương trình học chữ Thái là phần ghi âm các từ tiếng Thái. Công việc này đòi hỏi phải tìm được người phát âm chuẩn và kiên nhẫn để đọc hết gần 20.000 từ tiếng Thái. Nhưng với sự nỗ lực và tình yêu dành cho ngôn ngữ mẹ đẻ, ông cùng nhóm nghiên cứu đã không quản ngại khó khăn để hoành thành công trình đầy tâm huyết này.
Chương trình học chữ Thái trên máy tính được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, người học có thể nhìn thấy hình ảnh và nghe được âm thanh, cách đọc và phát âm chuẩn của câu, từ tiếng Thái. Chương trình gồm ba phần chính là sách học chữ Thái, đọc chữ Thái và chuyển mã chữ Thái.
Trong đó, quan trọng nhất là phần sách học chữ Thái với 70 bài học, được chia thành hai tập. Tập một gồm 30 bài giới thiệu các chữ cái, thanh điệu, cách ghép nguyên âm với phụ âm, cách tạo vần trong chữ Thái. Tập hai có 40 bài, với nội dung là luyện đọc và giới thiệu về văn học Thái. Các bài học là trích đoạn những bài thơ ca dân gian, thơ quần chúng và một số khía cạnh nghệ thuật của các tác phẩm văn học Thái như "Xống chụ xon xao," "Khun Lú Nàng Ủa," "Tản chụ xống xương"...
Trong phần này, ngoài giúp người học đọc, hiểu ý nghĩa của từng bài, và nghĩa từ khó, còn có những bài tập dành cho người học nhằm nâng cao khả năng đọc thông thạo, diễn cảm, trôi chảy và hiểu được ý nghĩa, nội dung của bài.
Với phần mềm này, những người học muốn học tiếng Thái chỉ cần có một chiếc máy tính để cài đặt phần mềm là có thể tự học mà không cần sự hướng dẫn của giáo viên. Hiện nay, chương trình đã được bàn giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La và chuyển miễn phí đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu học tiếng Thái.
Ông Chung cho biết thêm, trong thời gian tới, ông sẽ tiếp tục bổ sung thêm các phần như từ điển Thái-Việt và hình ảnh minh họa cho các từ tiếng Thái vào bộ phần mềm để giúp người học thuận tiện hơn khi tra cứu. Ông cũng mong muốn, phần mềm học chữ Thái được đưa lên mạng Internet, ngày càng phổ cập hơn để những người muốn học chữ Thái có thể tiếp cận dễ dàng... và nhờ vậy tiếng Thái sẽ thoát khỏi nguy cơ mai một./.
Lê Hữu Quyết (TTXVN)