Trong những ngày này, trên 380.000 người dân Khmer Sóc Trăng (chiếm 29% dân số của tỉnh) đang sống trong những ngày lễ hội thật tưng bừng, vui tươi, phấn khởi với nhiều hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc đặc sắc của đồng bào Khmer, của cư dân Nam bộ.
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp rằm tháng 10 âm lịch (năm nay rơi vào các ngày 19, 20, 21/11 dương lịch) đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và Khmer Sóc Trăng nói riêng lại hòa mình vào niềm vui và các hoạt động lễ hội Oóc Om Bóc- Đua ghe Ngo theo truyền thống mà không tỉnh nào làm được cho nên lễ hội này không chỉ thu hút người dân trong tỉnh mà còn thu hút rất đông du khách từ các nơi trong cả nước và khách quốc tế về tham dự, vui chơi trong cả tuần lễ hội. Đây cũng là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer và thu hút hàng chục vạn người theo dõi, tham gia trong những ngày chính hội đua ghe Ngo.
Tại thành phố Sóc Trăng, trong những ngày qua, không khí lễ hội thật nhộn nhịp tưng bừng với cờ hoa, băng rôn, áp phích quảng cáo cho lễ hội được trưng khắp các đường phố.
Nhiều họat động trong tuần lễ hội từ ngày 12 đến hết ngày 21/11 đã và đang được tổ chức. Trong đó, Hội chợ Triển lãm thương mại du lịch lễ hội Oóc Om Bóc với sự tham gia của trên 430 gian hàng các loại, chủ yếu là các sản phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm, thiết yếu của đồng bào. Hội chợ được khai mạc từ ngày 12/11 kéo dài đến hết lễ hội.
Từ ngày 17/11 đến ngày 20/11, ngành văn hóa tổ chức hội thi nghệ thuật quần chúng và trang phục dân tộc Khmer với trên 300 diễn viên quần chúng tham gia. Nét mới của Lễ hội năm nay là Ban tổ chức đã phục dựng lễ hội truyền thống dân tộc Khmer là thả đèn nước Loy Protip với sự tham gia của 8 đèn nước lớn của các huyện, thành phố dự thi tại đoạn sông từ Cầu Quay đến cầu Cao (khoảng 500m), đêm dự thi, các đèn nước với hình tượng chùa Khmer, tượng Phật, hình tượng hoa văn đẹp đã được thả trên đoạn sông như tô thêm nét đẹp lung linh huyền ảo của dòng Sông Trăng (tên Nguyệt Giang xưa), giữa lòng thành phố Sóc Trăng.
Hội thi trưng bày, triển lãm văn hóa ba dân tộc Việt-Hoa-Khmer tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Sóc Trăng cũng đã có sự tham gia của cả 11 đơn vị huyện, thành phố của tỉnh tham gia. Các hoạt động văn hoá văn nghệ... cũng được tổ chức ở nhiều nơi trong tỉnh càng làm cho lễ hội Oóc Om Bóc-Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng thêm rộn ràng, vui tươi khắp nơi từ thành phố đến thôn quê.
Tâm điểm của tuần lễ hội năm nay vẫn là ngày hội Đua ghe Ngo truyền thống được người dân cả 3 dân tộc trên địa bàn tỉnh nói riêng và người Khmer Nam bộ nói chung háo hức chờ đón.
Trong hai ngày 20 và 21/11 các nội dung đua ghe nữ 600 mét, 1.000 mét, đua ghe nam 800 mét và 1.200 mét được tiến hành trên đọan trường đua trên sông Maspero với sự tham gia tranh tài của hơn 34 ghe Ngo Nam và 7 ghe Ngo nữ với trên 2.000 vận động viên là các tay đua nông dân Khmer sẽ tranh tài đưa niềm vui “đưa nước” về cho phum sóc, bổn chùa của mình.
Trường đua, khán đài đua ghe Ngo mới được tỉnh Sóc Trăng đầu tư xây dựng mới với gần 60 tỷ đồng (hoàn thành năm 2009), gồm khán đài với 4.000 chỗ ngồi, sân khấu biểu diễn văn nghệ, bờ kè 2 bên đọan gần đích đua đã hoàn thành, giúp cho người đi cổ vũ dễ xem, theo dõi, cổ vũ đông hơn.
Tại các chùa Khmer, năm nay, nhiều chùa có thêm ghe Ngo được đóng mới, mỗi ghe trên trăm triệu đồng, đây là kết quả của sự quan tâm của Nhà nước và phong trào xã hội hóa việc trang bị ghe Ngo, tạo sinh khí mới tại các điểm chùa, các phum sóc đang ngày càng cải thiện về mọi mặt đời sống, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ở khắp nơi trong tỉnh...
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Sà Kha, trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Óoc Om Bóc–Đua ghe Ngo năm nay rất phấn khởi vì những mùa vụ vừa thu hoạch xong bội thu, như vụ lúa hè thu đạt cả năng suất lẫn giá cả cao hơn mọi năm, vụ tôm thắng lớn với trên 80% hộ nuôi có lãi (tỷ lệ hộ có lãi cao nhất từ trước đến nay), giá tôm cũng ở mức cao kỷ lục, trong khi vụ mía đang thu họach giá cũng đã cao ngất ngưởng với trên 1200 đồng/kg, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, người dân Khmer cũng như người Hoa, người Kinh trên địa bàn Sóc Trăng đã có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh cho lợi nhuận cao như mô hình trồng nấm rơm sau vụ thu họach lúa, nuôi cá, nuôi ếch..., xen canh, luân canh tăng vụ, phá thế độc canh cây lúa, phát triển bền vững vươn lên thóat nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao mức hưởng thụ cả về vật chất lẫn tinh thần...
Đặc biệt, gần đến mùa lễ Hội Oóc Om Bóc-đua ghe Ngo, đã có hàng trăm hộ dân Khmer nghèo được các cấp chính quyền trao tặng đất ở, đất sản xuất và cấp nhà mới theo các QĐ 134,135, 167, 74 của Chính phủ, tạo thêm niềm tin, niềm phấn khởi cho bà con dân tộc đón một kỳ lễ hội thật vui tươi, hạnh phúc.
Niềm vui ấy đang hòa trong tiếng trống Sha-yăm, tiếng nhạc ngũ âm rộn ràng khắp nơi trên đất Sóc trong những ngày này. Niềm vui ấy có từ sự đổi mới từng ngày từ thành phố đến các phum, sóc đồng bào Khmer vùng sâu vùng xa, thổi luồng gió mới vào mùa lễ hội Oóc Om Bóc- Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng./.
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp rằm tháng 10 âm lịch (năm nay rơi vào các ngày 19, 20, 21/11 dương lịch) đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và Khmer Sóc Trăng nói riêng lại hòa mình vào niềm vui và các hoạt động lễ hội Oóc Om Bóc- Đua ghe Ngo theo truyền thống mà không tỉnh nào làm được cho nên lễ hội này không chỉ thu hút người dân trong tỉnh mà còn thu hút rất đông du khách từ các nơi trong cả nước và khách quốc tế về tham dự, vui chơi trong cả tuần lễ hội. Đây cũng là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer và thu hút hàng chục vạn người theo dõi, tham gia trong những ngày chính hội đua ghe Ngo.
Tại thành phố Sóc Trăng, trong những ngày qua, không khí lễ hội thật nhộn nhịp tưng bừng với cờ hoa, băng rôn, áp phích quảng cáo cho lễ hội được trưng khắp các đường phố.
Nhiều họat động trong tuần lễ hội từ ngày 12 đến hết ngày 21/11 đã và đang được tổ chức. Trong đó, Hội chợ Triển lãm thương mại du lịch lễ hội Oóc Om Bóc với sự tham gia của trên 430 gian hàng các loại, chủ yếu là các sản phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm, thiết yếu của đồng bào. Hội chợ được khai mạc từ ngày 12/11 kéo dài đến hết lễ hội.
Từ ngày 17/11 đến ngày 20/11, ngành văn hóa tổ chức hội thi nghệ thuật quần chúng và trang phục dân tộc Khmer với trên 300 diễn viên quần chúng tham gia. Nét mới của Lễ hội năm nay là Ban tổ chức đã phục dựng lễ hội truyền thống dân tộc Khmer là thả đèn nước Loy Protip với sự tham gia của 8 đèn nước lớn của các huyện, thành phố dự thi tại đoạn sông từ Cầu Quay đến cầu Cao (khoảng 500m), đêm dự thi, các đèn nước với hình tượng chùa Khmer, tượng Phật, hình tượng hoa văn đẹp đã được thả trên đoạn sông như tô thêm nét đẹp lung linh huyền ảo của dòng Sông Trăng (tên Nguyệt Giang xưa), giữa lòng thành phố Sóc Trăng.
Hội thi trưng bày, triển lãm văn hóa ba dân tộc Việt-Hoa-Khmer tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Sóc Trăng cũng đã có sự tham gia của cả 11 đơn vị huyện, thành phố của tỉnh tham gia. Các hoạt động văn hoá văn nghệ... cũng được tổ chức ở nhiều nơi trong tỉnh càng làm cho lễ hội Oóc Om Bóc-Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng thêm rộn ràng, vui tươi khắp nơi từ thành phố đến thôn quê.
Tâm điểm của tuần lễ hội năm nay vẫn là ngày hội Đua ghe Ngo truyền thống được người dân cả 3 dân tộc trên địa bàn tỉnh nói riêng và người Khmer Nam bộ nói chung háo hức chờ đón.
Trong hai ngày 20 và 21/11 các nội dung đua ghe nữ 600 mét, 1.000 mét, đua ghe nam 800 mét và 1.200 mét được tiến hành trên đọan trường đua trên sông Maspero với sự tham gia tranh tài của hơn 34 ghe Ngo Nam và 7 ghe Ngo nữ với trên 2.000 vận động viên là các tay đua nông dân Khmer sẽ tranh tài đưa niềm vui “đưa nước” về cho phum sóc, bổn chùa của mình.
Trường đua, khán đài đua ghe Ngo mới được tỉnh Sóc Trăng đầu tư xây dựng mới với gần 60 tỷ đồng (hoàn thành năm 2009), gồm khán đài với 4.000 chỗ ngồi, sân khấu biểu diễn văn nghệ, bờ kè 2 bên đọan gần đích đua đã hoàn thành, giúp cho người đi cổ vũ dễ xem, theo dõi, cổ vũ đông hơn.
Tại các chùa Khmer, năm nay, nhiều chùa có thêm ghe Ngo được đóng mới, mỗi ghe trên trăm triệu đồng, đây là kết quả của sự quan tâm của Nhà nước và phong trào xã hội hóa việc trang bị ghe Ngo, tạo sinh khí mới tại các điểm chùa, các phum sóc đang ngày càng cải thiện về mọi mặt đời sống, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ở khắp nơi trong tỉnh...
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Sà Kha, trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Óoc Om Bóc–Đua ghe Ngo năm nay rất phấn khởi vì những mùa vụ vừa thu hoạch xong bội thu, như vụ lúa hè thu đạt cả năng suất lẫn giá cả cao hơn mọi năm, vụ tôm thắng lớn với trên 80% hộ nuôi có lãi (tỷ lệ hộ có lãi cao nhất từ trước đến nay), giá tôm cũng ở mức cao kỷ lục, trong khi vụ mía đang thu họach giá cũng đã cao ngất ngưởng với trên 1200 đồng/kg, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, người dân Khmer cũng như người Hoa, người Kinh trên địa bàn Sóc Trăng đã có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh cho lợi nhuận cao như mô hình trồng nấm rơm sau vụ thu họach lúa, nuôi cá, nuôi ếch..., xen canh, luân canh tăng vụ, phá thế độc canh cây lúa, phát triển bền vững vươn lên thóat nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao mức hưởng thụ cả về vật chất lẫn tinh thần...
Đặc biệt, gần đến mùa lễ Hội Oóc Om Bóc-đua ghe Ngo, đã có hàng trăm hộ dân Khmer nghèo được các cấp chính quyền trao tặng đất ở, đất sản xuất và cấp nhà mới theo các QĐ 134,135, 167, 74 của Chính phủ, tạo thêm niềm tin, niềm phấn khởi cho bà con dân tộc đón một kỳ lễ hội thật vui tươi, hạnh phúc.
Niềm vui ấy đang hòa trong tiếng trống Sha-yăm, tiếng nhạc ngũ âm rộn ràng khắp nơi trên đất Sóc trong những ngày này. Niềm vui ấy có từ sự đổi mới từng ngày từ thành phố đến các phum, sóc đồng bào Khmer vùng sâu vùng xa, thổi luồng gió mới vào mùa lễ hội Oóc Om Bóc- Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng./.
Trung Hiếu (TTXVN/Vietnam+)