Song song với quá trình đô thị hóa thì đất trồng hoa của Sài Gòn-Gia Định, làng hoa Gò Vấp nổi tiếng xưa kia, nay cũng bị thu hẹp nhiều. Thế nhưng, không bằng lòng với thực tại, hiện nhiều gia đình yêu hoa, yêu cái đẹp của làng hoa Gò Vấp đã và đang tìm hướng đi mới để giữ làng hoa cho phố.
Nét đẹp một thời
Trước kia, cứ mỗi độ xuân về, người dân Sài Gòn lại nô nức kéo nhau về những nhà vườn ở làng hoa Gò Vấp để tìm mua cho gia đình những cây hoa đẹp, rực rỡ nhất để trưng trong những ngày Tết đến, xuân về. Khi đó, cả khu vực Gò Vấp chìm trong những sắc hoa rực rỡ, với màu vàng tươi của cánh hoa mai và hướng dương, hoa cúc… xen lẫn với màu hồng phấn của những chậu móng tay, màu đỏ thắm của mãn đỉnh hồng, mào gà và nhiều màu sắc của những loài hoa khác như sống đời, vạn thọ, đồng tiền…Đan xen vào đó là tiếng người mua, kẻ bán cười nói rôm rả tạo nên một khung cảnh mang hơi thở, sắc màu của những ngày giáp Tết ở phương Nam.
Theo những người dân sống lâu năm ở làng hoa Gò Vấp, những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nơi đây nổi tiếng khắp vùng bởi diện tích trồng hoa lên đến hàng trăm hécta và phong phú về chủng loại. Vì vậy, mà ngay cả nơi được mệnh danh là vương quốc hoa cảnh Cái Mơn, Chợ Lách, Bến Tre vào mùa trồng hoa Tết cũng đến đây để tìm mua giống…
Ông Tăng Văn Vĩnh, một nhà vườn có thâm niên hàng chục năm ở làng hoa Gò Vấp, tâm sự: "Ngày xưa, đi đâu cũng thấy hoa, nhà nhà trồng hoa, người người trồng hoa, và có thể nói hoa đi vào đời sống thường ngày và nuôi sống hàng trăm gia đình như chúng tôi."
Thế nhưng, ngày nay cùng với tốc độ đô thị hóa đã và đang làm mất dần làng hoa nổi tiếng. Những vườn hoa bạt ngàn đã và đang dần phải nhường chỗ cho những nhà ngôi nhà khang trang, sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi… Lí giải cho việc diện tích đất trồng hoa đang ngày bị thu hẹp, đa số bà con nơi đây cho rằng bán đất là để có cơ hội sống hơn nghề trồng hoa.
Anh Vũ Huy, chủ một vườn hoa cảnh trên đường Cây Trâm, quận Gò Vấp cho biết: "Việc bán đất chuyển đổi nghề khác cũng không phải hoàn toàn do lỗi của người nông dân mà vì nghề trồng hoa quá bấp bênh. Tiền đầu tư trồng hoa năm nay tăng hơn năm trước. Đây là nghề làm ăn thời vụ, chỉ có việc làm trong mùa Tết như vậy nếu một gia đình với chục miệng ăn không thể trông vào nghề này."
Hướng đi mới cho làng hoa
Ngày nay, bên cạnh những vườn hoa có diện tích nhỏ còn sót lại của làng hoa Gò Vấp xưa kia thì để tồn tại và giữ được làng hoa, đa số người trồng hoa ở Gò Vấp đã chuyển sang trồng và kinh doanh cây hoa cảnh bonsai. Vì vậy, những năm gần đây cứ mỗi dịp Tết đến, người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu có thói quen rủ nhau tìm về làng hoa Gò Vấp để mua những chậu hoa cảnh đẹp mắt. Đây cũng là một hướng đi mới để duy trì một làng hoa vì đô thị hóa đang có nguy cơ bị chìm vào “quên lãng.”
Theo những nghệ nhân trồng hoa cảnh nơi đây, thì việc đầu tư cho cây cảnh, bonsai vừa có giá trị kinh tế cao lại không mất nhiều diện tích, đặc biệt là giữ làng hoa Gò Vấp nổi tiếng xưa nay… Mặt khác, nghề này có thể tiêu thụ quanh năm mà không sợ mất mùa.
Chị Ngọc Anh, chủ một cơ sở trồng và kinh doanh hoa cảnh ở phường 9, quận Gò Vấp, cho biết: "Từ việc tạo dáng cho cây mai vàng, hoa sứ… mỗi dịp Tết gia đình tôi cũng kiếm được vài chục triệu mà không thua kém gì việc trồng hoa Tết trước kia."
Ông Nguyễn Tuyên, Phó Chủ tịch Hội nông dân phường 14, một trong những phường ở Gò Vấp có diện tích trồng hoa nhiều nay bị thu hẹp do đô thị hóa, cho biết: "Việc gìn giữ phát triển nghề trồng hoa xưa kia luôn được hội nông dân và nhiều nông dân tìm ra hướng phát triển mới. Đây là một thế mạnh mới của làng hoa Gò Vấp để tăng thu nhập cho những hộ nông dân nơi đây và cũng là một hướng đi mới cho làng hoa để giữ gìn một nét đẹp xưa kia của đất Sài Gòn-Gia Định."./.
Nét đẹp một thời
Trước kia, cứ mỗi độ xuân về, người dân Sài Gòn lại nô nức kéo nhau về những nhà vườn ở làng hoa Gò Vấp để tìm mua cho gia đình những cây hoa đẹp, rực rỡ nhất để trưng trong những ngày Tết đến, xuân về. Khi đó, cả khu vực Gò Vấp chìm trong những sắc hoa rực rỡ, với màu vàng tươi của cánh hoa mai và hướng dương, hoa cúc… xen lẫn với màu hồng phấn của những chậu móng tay, màu đỏ thắm của mãn đỉnh hồng, mào gà và nhiều màu sắc của những loài hoa khác như sống đời, vạn thọ, đồng tiền…Đan xen vào đó là tiếng người mua, kẻ bán cười nói rôm rả tạo nên một khung cảnh mang hơi thở, sắc màu của những ngày giáp Tết ở phương Nam.
Theo những người dân sống lâu năm ở làng hoa Gò Vấp, những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nơi đây nổi tiếng khắp vùng bởi diện tích trồng hoa lên đến hàng trăm hécta và phong phú về chủng loại. Vì vậy, mà ngay cả nơi được mệnh danh là vương quốc hoa cảnh Cái Mơn, Chợ Lách, Bến Tre vào mùa trồng hoa Tết cũng đến đây để tìm mua giống…
Ông Tăng Văn Vĩnh, một nhà vườn có thâm niên hàng chục năm ở làng hoa Gò Vấp, tâm sự: "Ngày xưa, đi đâu cũng thấy hoa, nhà nhà trồng hoa, người người trồng hoa, và có thể nói hoa đi vào đời sống thường ngày và nuôi sống hàng trăm gia đình như chúng tôi."
Thế nhưng, ngày nay cùng với tốc độ đô thị hóa đã và đang làm mất dần làng hoa nổi tiếng. Những vườn hoa bạt ngàn đã và đang dần phải nhường chỗ cho những nhà ngôi nhà khang trang, sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi… Lí giải cho việc diện tích đất trồng hoa đang ngày bị thu hẹp, đa số bà con nơi đây cho rằng bán đất là để có cơ hội sống hơn nghề trồng hoa.
Anh Vũ Huy, chủ một vườn hoa cảnh trên đường Cây Trâm, quận Gò Vấp cho biết: "Việc bán đất chuyển đổi nghề khác cũng không phải hoàn toàn do lỗi của người nông dân mà vì nghề trồng hoa quá bấp bênh. Tiền đầu tư trồng hoa năm nay tăng hơn năm trước. Đây là nghề làm ăn thời vụ, chỉ có việc làm trong mùa Tết như vậy nếu một gia đình với chục miệng ăn không thể trông vào nghề này."
Hướng đi mới cho làng hoa
Ngày nay, bên cạnh những vườn hoa có diện tích nhỏ còn sót lại của làng hoa Gò Vấp xưa kia thì để tồn tại và giữ được làng hoa, đa số người trồng hoa ở Gò Vấp đã chuyển sang trồng và kinh doanh cây hoa cảnh bonsai. Vì vậy, những năm gần đây cứ mỗi dịp Tết đến, người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu có thói quen rủ nhau tìm về làng hoa Gò Vấp để mua những chậu hoa cảnh đẹp mắt. Đây cũng là một hướng đi mới để duy trì một làng hoa vì đô thị hóa đang có nguy cơ bị chìm vào “quên lãng.”
Theo những nghệ nhân trồng hoa cảnh nơi đây, thì việc đầu tư cho cây cảnh, bonsai vừa có giá trị kinh tế cao lại không mất nhiều diện tích, đặc biệt là giữ làng hoa Gò Vấp nổi tiếng xưa nay… Mặt khác, nghề này có thể tiêu thụ quanh năm mà không sợ mất mùa.
Chị Ngọc Anh, chủ một cơ sở trồng và kinh doanh hoa cảnh ở phường 9, quận Gò Vấp, cho biết: "Từ việc tạo dáng cho cây mai vàng, hoa sứ… mỗi dịp Tết gia đình tôi cũng kiếm được vài chục triệu mà không thua kém gì việc trồng hoa Tết trước kia."
Ông Nguyễn Tuyên, Phó Chủ tịch Hội nông dân phường 14, một trong những phường ở Gò Vấp có diện tích trồng hoa nhiều nay bị thu hẹp do đô thị hóa, cho biết: "Việc gìn giữ phát triển nghề trồng hoa xưa kia luôn được hội nông dân và nhiều nông dân tìm ra hướng phát triển mới. Đây là một thế mạnh mới của làng hoa Gò Vấp để tăng thu nhập cho những hộ nông dân nơi đây và cũng là một hướng đi mới cho làng hoa để giữ gìn một nét đẹp xưa kia của đất Sài Gòn-Gia Định."./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)