Bên bậu cửa cũ kỹ trong con ngõ Thanh Miến, người đàn bà tóc hoa râm thoăn thoắt đường kim mũi chỉ, mạng kín chiếc lỗ xiu xíu như hòn bi ve trên chiếc áo hiệu Mango.
Nhìn cặp kính lão u sầu, rơi trĩu nơi cánh mũi người mạng áo bỗng nhớ tới hình ảnh lãng đãng, lắng đọng của những cụ bà người Mông ngồi thêu thổ cẩm tại góc chợ đỉnh mây Sapa.
Bà tên Hồng. Bà nói nghề chọn mình, như định mệnh bà về làm dâu cả nhà cụ Diệp. Cụ học trường Nữ công tinh hoa, có nghề mạng quần áo truyền lại cho ba cô con dâu. Nhiều năm trôi qua, tuổi già gõ cửa rình rập đời người, đến nay chỉ mỗi bà Hồng còn giữ nghề mạng…
Nghề “… sửa túi” thiên hạ
Bà Hồng khẽ khàng nói nghề mạng quần áo của mình như làm dâu trăm họ, cái nghề “… sửa túi” thiên hạ.
Cưới ông con cả nhà cụ Diệp, bà Hồng đã 27 tuổi. Hai nhà đều là lao động bình dân, bà tính sẽ xin đi làm công nhân dệt.
“Ngày đó, cụ Diệp thỉnh thoảng nhận đồ mạng ở nhà. Ban đầu, tôi và hai em dâu tập tành sơ sài về nghề mạng để phụ mẹ chồng hoàn thiện những cái dở dang mà thôi. Dần dà, quần áo của khách ngày càng nhiều, chúng tôi học mạng hẳn hoi từng chiếc. Học mạng không khó nhưng phải tinh mắt, khéo tay mới làm được, khi quen tay thì ngồi mạng vẫn đỡ cực hơn làm công nhân.”
Theo thời gian, hai em dâu bà Hồng lần lượt mở hiệu riêng, giờ thì người đã mất, kẻ đau bệnh phải nằm một chỗ. Mãi đến năm kia, khi đã hơn 80 tuổi, hai bàn tay còn vững nhưng đôi mắt lòa hẳn, cụ Diệp mới chịu buông kim…
Nhìn bà Hồng thoăn thoắt mũi kim, gẩy từ vết xước, rút từng sợi trên chiếc quần bò như làm xiếc. Vắt những mẩu sợi ngắn tũn qua vòng chỉ như chiếc ròng rọc, bà Hồng nắn nót mạng kín dần vết rách bằng ngón chân cái, nhìn từ xa thật khó mà phát hiện được. Thật tài tình, như những nghệ sỹ con tằm, cái nhện nhả tơ, giăng mạng trong thế giới tự nhiên vậy.
Sau hơn ba mươi năm mạng quần áo, bà Hồng diễn giải về nghề như một chuyên gia: “Mạng tinh xảo, sang hơn vá. Vá là vá víu trong mặt trái của vải nên gồ gề, lộ liễu. Mạng là gỡ vết rách của vải rồi rút sợi của chính nó để làm chỉ. Người thợ, dùng kim móc sợi chỉ để tán kín vết rách như hình mạng nhện ở mặt phải của vải nên mắt thường khó mà phát hiện. Những chất liệu lụa, tơ tằm, bông, cotton, jean vẫn mạng được dễ dàng như được phù phép vậy…”
Nhìn bà cẩn thận rũ từng chiếc áo tìm lỗi chẳng khác màn “khám” của vị bác sỹ già khó tính “săn” từng vết thương.
Lạ là, khách hàng đến lấy đồ theo lịch hẹn, xưng tên bà chịu. Nhưng nói cụ thể “bệnh nhân” bị thương ở đâu, nhãn hiệu hay loại vải thì chỉ trong tích tắc bà tìm ra trúng phóc.
Xục xạo chồng đồ chất ngất ngưởng trên kệ, lẩm bẩm: “Áo khoác Gucci, mạng vết rách chuột cắn ở lườn,” bà Hồng vừa trao chiếc áo đã được mạng cho cô gái trẻ vừa nói “Cháu xem, được chưa?”
Chăm chú “soi” vết mạng mờ mờ, cô gái rạng rỡ, reo với bạn đi cùng: “Ôi, như thật này. Hú vía, tưởng ‘đi tong’ cái áo mua triệu bạc nhỉ. Bà tài thật đấy.”
Nhìn theo bóng cô khách trẻ đi khỏi, bà Hồng thở phào, nhỏm nhẻm cười: “Đấy, hì hụi mạng đồ cho thiên hạ mất cả buổi, lắm phen cứu được cái áo đắt tiền mà tiền công vỏn vẻn vài chục bạc lẻ nhưng thấy khách hài lòng thì mình cũng thỏa mãn, vui cả ngày…”
Chị Oanh, một khách mạng lâu năm nói :"Đồ hiệu hoặc phải mua đắt tiền chẳng may bị một lỗi nhỏ mà phải bỏ đi thì tiếc lắm. Trong khi chỉ cần vài kỹ nghệ mạng của bà Hồng, bỗng chốc những bộ cánh được cứu như không tì vết, tội gì...."
Bà Hồng chia sẻ: “Nghề mạng cứ ngồi một chỗ cặm cụi, tỉ mẩn ngày này qua tháng khác nhưng không thể chán nổi. Đồ mạng cũng như những con người, đủ thứ kiểu cách khác nhau. Một ngày, mạng được 4, 5 chiếc quần áo cũng như gặp từng ấy con người. Mạng lỗi trên vải bò phải khác mạng trên vải bông, khi nhìn thành quả cũng là những niềm vui khác nhau. Cứ thế, công việc tưởng chừng lặp đi lặp lại nhưng niềm vui và trải nghiệm thì không bị triền miên, không cũ…”
“Dao kéo” xiêm y… nghệ sỹ
Trong buổi chiều ngắn ngủi, câu chuyện của chúng tôi phải “stop” không biết bao nhiêu lần bởi người đến, kẻ đi mạng đồ. Có thể, những con mắt hiếu kỳ của những ai mới lần đầu đi qua con ngõ trầm mặc, nhu mì này, đều tưởng nhầm ngôi nhà nhỏ của bà Hồng dẫn lối vào một spa ăn khách.
Những bà, những chị và cả những cô nhóc váy áo xúng xính, chốc chốc đỗ xịch chiếc xe đắt tiền, tươi cười giao những bộ cánh chẳng may “dính chưởng” cho bà Hồng.
“Ngày xưa, dân mình ăn chắc mặc bền, mẹ chồng tôi truyền nghề mạng hi vọng các cô con dâu kiếm thêm ít đồng công nén chạy chợ hằng ngày. Ai ngờ, thời nay đua nhau ăn ngon mặc đẹp nhưng nhà giàu, người nổi tiếng đến cả đám trẻ tân thời vẫn không thôi đi mạng quần áo…”
Tưởng bà Hồng chuyện phiếm chơi, vậy mà chỉ thoáng chốc sau đó chúng tôi “mắt chữ a mồm chữ o”… về những vị khách “vip” trong giới nghệ sỹ.
Bà Hồng kể cách đây vài năm từng mạng áo vest cho nhạc sỹ Thanh Tùng, tác giả tình khúc “Một mình” vốn nổi tiếng đa tình, có “gu”. Hay “mới đây thôi, diễn viên Minh Tiệp mang chiếc áo phông hàng hiệu tìm đến đây, mạng lỗ thủng do tàn thuốc lá…”
Cao hứng, bà Hồng say sưa “tám” về những vị khách nghệ sỹ: “Vui nhất vẫn là ông Quang tèo, nổi tiếng nhưng ăn mặc bình dân lắm, đến đây mạng quần áo vài lần, quần áo không hàng không hiệu gì hết. Nhưng ông Trung Đức, thấy trên tivi toàn vận quần áo lính nhưng ngoài đời đỏm lắm. Mấy lần đến đây mạng đồ, quần áo ông ấy phẳng lì, giày bóng lộn, kiếng mũ đủ bộ, người thì xức dầu thơm nức…”
Những cái tên nghệ sỹ vốn đã để ấn tượng yêu kiều, sang trọng như diễn viên Chiều Xuân, Minh Hòa… đến “gu” lạ như ca sỹ Hà Trần, cá tính như diễn viên Lệ Hằng, nữ chính trong phim "Xin hãy tin em" cũng là khách quen nhiều năm của bà Hồng.
Bà Hồng kể, nhiều năm trước một vị khách vốn là nghệ sỹ hát nhạc tiền chiến hay bậc nhất Hà Nội hát tặng cả “liveshow”: Tôi nghe ông ấy hát mấy bài tiền chiến hay quá, vừa vui vừa cảm động, khen vài câu. Thế là, ông ấy hát vang phố cả buổi chiều. Nghe bảo, vé xem ông ấy hát một đêm giá vài trăm nghìn đến tiền triệu ấy chứ …
Sợ là người… cuối cùng
Nghe tiếng còi ôtô píp píp, bà Hồng buông kim, hớt hải chạy ra, ôm lấy bọc quần áo từ tay người phụ nữ sang trọng. Như một màn diễn hình thể, không ai nói với ai câu nào, bà Hồng rũ từng chiếc áo, quần còn người ngồi trong “xế” chỉ trỏ những chỗ cần mạng.
Ngạc nhiên, đùa rằng “khách sộp rồi” thì bà Hồng tỉnh quẹo: “Chả sộp đâu, khách Tây mới sộp…”
Bà tâm sự người nước ngoài thì họ quý và phục nghề thủ công nước mình lắm. Ngắm bộ cánh đắt tiền được mạng trơn tru, các cô đầm thốt lên: “Woa, đẹp, đẹp”. Mình lấy công hai mươi nghìn đồng, họ xua tay nói xì xà xì xồ: “Nô, nô và biếu cả tờ trăm đô.”
Hai năm trước, lần đầu tiên bà dạy lại “đường kim mũi chỉ” nghề mạng cho hai người nước ngoài cũng vì cảm động trước sự đam mê, quý trọng nghề mạng của hai học trò “mũi lõ”.
Đến nay, khi đã là “nghệ nhân” nghề mạng còn sót lại chốn Hà Thành, bà Hồng vẫn canh cánh niềm trăn trở làm sao giữ được nghề mạng của gia đình.
Bà Hồng tâm sự: “Nghề nào tật ấy, mạng đồ gần hết đời người mắt tôi cũng kém dần, muốn truyền lại cho con cháu nhưng lũ trẻ đều có hướng nghiệp riêng. Tôi sợ đến lúc phải buông kim, mà chưa tìm được người muốn làm nghề mạng chân chính tôi phải ôm nghề xuống… mồ. Qua đi một ngày, tôi lại cầu mong đôi mắt, bàn tay của mình không xa được cây kim, để chưa thể mất đi một nghề thủ công của người Hà Nội xưa.../.
Nhìn cặp kính lão u sầu, rơi trĩu nơi cánh mũi người mạng áo bỗng nhớ tới hình ảnh lãng đãng, lắng đọng của những cụ bà người Mông ngồi thêu thổ cẩm tại góc chợ đỉnh mây Sapa.
Bà tên Hồng. Bà nói nghề chọn mình, như định mệnh bà về làm dâu cả nhà cụ Diệp. Cụ học trường Nữ công tinh hoa, có nghề mạng quần áo truyền lại cho ba cô con dâu. Nhiều năm trôi qua, tuổi già gõ cửa rình rập đời người, đến nay chỉ mỗi bà Hồng còn giữ nghề mạng…
Nghề “… sửa túi” thiên hạ
Bà Hồng khẽ khàng nói nghề mạng quần áo của mình như làm dâu trăm họ, cái nghề “… sửa túi” thiên hạ.
Cưới ông con cả nhà cụ Diệp, bà Hồng đã 27 tuổi. Hai nhà đều là lao động bình dân, bà tính sẽ xin đi làm công nhân dệt.
“Ngày đó, cụ Diệp thỉnh thoảng nhận đồ mạng ở nhà. Ban đầu, tôi và hai em dâu tập tành sơ sài về nghề mạng để phụ mẹ chồng hoàn thiện những cái dở dang mà thôi. Dần dà, quần áo của khách ngày càng nhiều, chúng tôi học mạng hẳn hoi từng chiếc. Học mạng không khó nhưng phải tinh mắt, khéo tay mới làm được, khi quen tay thì ngồi mạng vẫn đỡ cực hơn làm công nhân.”
Theo thời gian, hai em dâu bà Hồng lần lượt mở hiệu riêng, giờ thì người đã mất, kẻ đau bệnh phải nằm một chỗ. Mãi đến năm kia, khi đã hơn 80 tuổi, hai bàn tay còn vững nhưng đôi mắt lòa hẳn, cụ Diệp mới chịu buông kim…
Nhìn bà Hồng thoăn thoắt mũi kim, gẩy từ vết xước, rút từng sợi trên chiếc quần bò như làm xiếc. Vắt những mẩu sợi ngắn tũn qua vòng chỉ như chiếc ròng rọc, bà Hồng nắn nót mạng kín dần vết rách bằng ngón chân cái, nhìn từ xa thật khó mà phát hiện được. Thật tài tình, như những nghệ sỹ con tằm, cái nhện nhả tơ, giăng mạng trong thế giới tự nhiên vậy.
Sau hơn ba mươi năm mạng quần áo, bà Hồng diễn giải về nghề như một chuyên gia: “Mạng tinh xảo, sang hơn vá. Vá là vá víu trong mặt trái của vải nên gồ gề, lộ liễu. Mạng là gỡ vết rách của vải rồi rút sợi của chính nó để làm chỉ. Người thợ, dùng kim móc sợi chỉ để tán kín vết rách như hình mạng nhện ở mặt phải của vải nên mắt thường khó mà phát hiện. Những chất liệu lụa, tơ tằm, bông, cotton, jean vẫn mạng được dễ dàng như được phù phép vậy…”
Nhìn bà cẩn thận rũ từng chiếc áo tìm lỗi chẳng khác màn “khám” của vị bác sỹ già khó tính “săn” từng vết thương.
Lạ là, khách hàng đến lấy đồ theo lịch hẹn, xưng tên bà chịu. Nhưng nói cụ thể “bệnh nhân” bị thương ở đâu, nhãn hiệu hay loại vải thì chỉ trong tích tắc bà tìm ra trúng phóc.
Xục xạo chồng đồ chất ngất ngưởng trên kệ, lẩm bẩm: “Áo khoác Gucci, mạng vết rách chuột cắn ở lườn,” bà Hồng vừa trao chiếc áo đã được mạng cho cô gái trẻ vừa nói “Cháu xem, được chưa?”
Chăm chú “soi” vết mạng mờ mờ, cô gái rạng rỡ, reo với bạn đi cùng: “Ôi, như thật này. Hú vía, tưởng ‘đi tong’ cái áo mua triệu bạc nhỉ. Bà tài thật đấy.”
Nhìn theo bóng cô khách trẻ đi khỏi, bà Hồng thở phào, nhỏm nhẻm cười: “Đấy, hì hụi mạng đồ cho thiên hạ mất cả buổi, lắm phen cứu được cái áo đắt tiền mà tiền công vỏn vẻn vài chục bạc lẻ nhưng thấy khách hài lòng thì mình cũng thỏa mãn, vui cả ngày…”
Chị Oanh, một khách mạng lâu năm nói :"Đồ hiệu hoặc phải mua đắt tiền chẳng may bị một lỗi nhỏ mà phải bỏ đi thì tiếc lắm. Trong khi chỉ cần vài kỹ nghệ mạng của bà Hồng, bỗng chốc những bộ cánh được cứu như không tì vết, tội gì...."
Bà Hồng chia sẻ: “Nghề mạng cứ ngồi một chỗ cặm cụi, tỉ mẩn ngày này qua tháng khác nhưng không thể chán nổi. Đồ mạng cũng như những con người, đủ thứ kiểu cách khác nhau. Một ngày, mạng được 4, 5 chiếc quần áo cũng như gặp từng ấy con người. Mạng lỗi trên vải bò phải khác mạng trên vải bông, khi nhìn thành quả cũng là những niềm vui khác nhau. Cứ thế, công việc tưởng chừng lặp đi lặp lại nhưng niềm vui và trải nghiệm thì không bị triền miên, không cũ…”
“Dao kéo” xiêm y… nghệ sỹ
Trong buổi chiều ngắn ngủi, câu chuyện của chúng tôi phải “stop” không biết bao nhiêu lần bởi người đến, kẻ đi mạng đồ. Có thể, những con mắt hiếu kỳ của những ai mới lần đầu đi qua con ngõ trầm mặc, nhu mì này, đều tưởng nhầm ngôi nhà nhỏ của bà Hồng dẫn lối vào một spa ăn khách.
Những bà, những chị và cả những cô nhóc váy áo xúng xính, chốc chốc đỗ xịch chiếc xe đắt tiền, tươi cười giao những bộ cánh chẳng may “dính chưởng” cho bà Hồng.
“Ngày xưa, dân mình ăn chắc mặc bền, mẹ chồng tôi truyền nghề mạng hi vọng các cô con dâu kiếm thêm ít đồng công nén chạy chợ hằng ngày. Ai ngờ, thời nay đua nhau ăn ngon mặc đẹp nhưng nhà giàu, người nổi tiếng đến cả đám trẻ tân thời vẫn không thôi đi mạng quần áo…”
Tưởng bà Hồng chuyện phiếm chơi, vậy mà chỉ thoáng chốc sau đó chúng tôi “mắt chữ a mồm chữ o”… về những vị khách “vip” trong giới nghệ sỹ.
Bà Hồng kể cách đây vài năm từng mạng áo vest cho nhạc sỹ Thanh Tùng, tác giả tình khúc “Một mình” vốn nổi tiếng đa tình, có “gu”. Hay “mới đây thôi, diễn viên Minh Tiệp mang chiếc áo phông hàng hiệu tìm đến đây, mạng lỗ thủng do tàn thuốc lá…”
Cao hứng, bà Hồng say sưa “tám” về những vị khách nghệ sỹ: “Vui nhất vẫn là ông Quang tèo, nổi tiếng nhưng ăn mặc bình dân lắm, đến đây mạng quần áo vài lần, quần áo không hàng không hiệu gì hết. Nhưng ông Trung Đức, thấy trên tivi toàn vận quần áo lính nhưng ngoài đời đỏm lắm. Mấy lần đến đây mạng đồ, quần áo ông ấy phẳng lì, giày bóng lộn, kiếng mũ đủ bộ, người thì xức dầu thơm nức…”
Những cái tên nghệ sỹ vốn đã để ấn tượng yêu kiều, sang trọng như diễn viên Chiều Xuân, Minh Hòa… đến “gu” lạ như ca sỹ Hà Trần, cá tính như diễn viên Lệ Hằng, nữ chính trong phim "Xin hãy tin em" cũng là khách quen nhiều năm của bà Hồng.
Bà Hồng kể, nhiều năm trước một vị khách vốn là nghệ sỹ hát nhạc tiền chiến hay bậc nhất Hà Nội hát tặng cả “liveshow”: Tôi nghe ông ấy hát mấy bài tiền chiến hay quá, vừa vui vừa cảm động, khen vài câu. Thế là, ông ấy hát vang phố cả buổi chiều. Nghe bảo, vé xem ông ấy hát một đêm giá vài trăm nghìn đến tiền triệu ấy chứ …
Sợ là người… cuối cùng
Nghe tiếng còi ôtô píp píp, bà Hồng buông kim, hớt hải chạy ra, ôm lấy bọc quần áo từ tay người phụ nữ sang trọng. Như một màn diễn hình thể, không ai nói với ai câu nào, bà Hồng rũ từng chiếc áo, quần còn người ngồi trong “xế” chỉ trỏ những chỗ cần mạng.
Ngạc nhiên, đùa rằng “khách sộp rồi” thì bà Hồng tỉnh quẹo: “Chả sộp đâu, khách Tây mới sộp…”
Bà tâm sự người nước ngoài thì họ quý và phục nghề thủ công nước mình lắm. Ngắm bộ cánh đắt tiền được mạng trơn tru, các cô đầm thốt lên: “Woa, đẹp, đẹp”. Mình lấy công hai mươi nghìn đồng, họ xua tay nói xì xà xì xồ: “Nô, nô và biếu cả tờ trăm đô.”
Hai năm trước, lần đầu tiên bà dạy lại “đường kim mũi chỉ” nghề mạng cho hai người nước ngoài cũng vì cảm động trước sự đam mê, quý trọng nghề mạng của hai học trò “mũi lõ”.
Đến nay, khi đã là “nghệ nhân” nghề mạng còn sót lại chốn Hà Thành, bà Hồng vẫn canh cánh niềm trăn trở làm sao giữ được nghề mạng của gia đình.
Bà Hồng tâm sự: “Nghề nào tật ấy, mạng đồ gần hết đời người mắt tôi cũng kém dần, muốn truyền lại cho con cháu nhưng lũ trẻ đều có hướng nghiệp riêng. Tôi sợ đến lúc phải buông kim, mà chưa tìm được người muốn làm nghề mạng chân chính tôi phải ôm nghề xuống… mồ. Qua đi một ngày, tôi lại cầu mong đôi mắt, bàn tay của mình không xa được cây kim, để chưa thể mất đi một nghề thủ công của người Hà Nội xưa.../.
Cẩm Thơ (Vietnam+)