Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tưởng chừng những nét văn hóa truyền thống đậm chất dân gian của những bức tranh miền quê Kinh Bắc sẽ dần mai một.
Thế nhưng, trong vô vàn gian khó, lão nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế vẫn miệt mài khôi phục và làm thức dậy những tuyệt tác của tranh dân gian Đông Hồ.
Duyên nghiệp
Không gian làng quê, những mảnh vườn được trau truốt như đập vào mắt người xem một quãng thời gian hưng thịnh của làng tranh Đông Hồ, ít ai biết để có được một thành quả như vậy ông đã mất hàng chục năm tìm tòi, phục dựng.
Dẫn tôi đi thăm cái gọi là “bảo tàng nhà quê”, tưởng ở một nơi rất xa xôi, nhưng không, ngay chính căn nhà rộng hơn 10.000 mét vuông đã được ông xây dựng để làm nơi sản xuất và trưng bày những bức tranh Đông Hồ độc đáo.
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho biết, một nơi để khách du lịch tham quan cần phải có không gian đẹp nhưng cũng phải phù hợp. Thể loại tranh Đông Hồ này bày ở nhà tầng mái bằng sẽ không thể đẹp được nhưng ở nhà gỗ và lỗi kiến trúc mộc mạc lại đẹp.
Sinh ra từ một gia đình truyền thống, đến ông là đời thứ 20 gắn bó với tranh dân gian nên những vất vả cực nhọc của một người thợ được ông thấu hiếu trên từng nét vẽ, "Những bức tranh gà lợn nét tươi trong đã ngấm vào máu thịt," ông Chế nói.
Chỉ tay về hướng những người thợ đang miệt mài bút vẽ, ông nói tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Bởi vậy, chất lượng nghệ thuật của tranh phụ thuộc khá nhiều vào bản khắc gỗ. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo như vậy đòi hỏi phải có người vẽ mẫu trước.
Hơn nữa, những người vẽ mẫu và người chế tác bản khắc đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đức tính tỉ mỉ và đặc biệt phải có trình độ kĩ thuật cao. Sau khi hoàn thành bản khắc thì công việc in tranh không còn khó khăn gì, một người mới vào nghề cũng có thể in được.
Tranh in cũng thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên đán đó là “hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng”.
Nhìn vào từng bức tranh chúng ta cũng có thể thấy những bình luận về xã hội phong kiến qua các hình tượng tranh Đông Hồ. Riêng bức tranh nổi tiếng Đám cưới chuột là sự thể hiện tài tình các thói hư tật xấu của xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật một cách dí dỏm và sâu sắc.
Trong tranh Đông Hồ, ta bắt gặp quan niệm “sống hơn giống”. Tranh dân gian Ðơng Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại mà mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc.
Nhìn cái cách ông nâng niu từng bức tranh trên tay, tôi hiểu nghệ nhân này đang đam mê với nghề như thế nào, dù đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng những bộ tranh cổ và quý hiếm thuộc dòng tranh dân gian vẫn được ông lưu giữ cẩn thận.
Ông cho biết, hiện đang lưu giữ khoảng 20 mẫu tranh Đông Hồ do một người nước ngoài yêu tranh Đông Hồ gửi tặng. Theo ông đây đều là các mẫu tranh lạ mà ông chưa từng thấy.
Điều này khẳng định thêm các mẫu tranh Đông Hồ qua các thời kỳ là rất đa dạng nhưng những biến cố của lịch sử đã làm mai một dần sự phong phú đó, cũng như những giá trị vốn có của dòng tranh dân gian Đông Hồ…
Trăn trở truyền nghề
Nghề làm Tranh Đông Hồ ở Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, những hình bóng về một làng tranh tấp nập kẻ bán người mua giờ chỉ còn trong ký ức của những người già. Thậm chí cái tên làng tranh Đông Hồ cũng chỉ còn trên... giấy.
Theo như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, làng Đông Hồ nay đã bị đổi tên thành làng Mái, thời kỳ cực thịnh của dòng tranh này là trước năm 1944, khi đó, 17 dòng họ trong làng Đông Hồ đều làm tranh. Mỗi năm phiên chợ bán tranh của làng chỉ họp năm phiên, mỗi phiên năm ngày vào dịp tháng Chạp để bán cho khách thập phương.
Để chuẩn bị cho phiên chợ, cả làng tất bật từ tháng bảy âm lịch. Sân nhà, sân đình, triền đê sông Đuống bừng lên năm sắc mầu cơ bản: sắc đỏ của sỏi son, sắc xanh từ lá chàm, sắc vàng của hoa hòe, mầu đen của rơm nếp và lá tre, mầu trắng óng ánh từ vỏ sò, vỏ điệp.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy, một bức tranh ra đời là chứa đựng trong nó bao nhiêu tài hoa, công sức, thời gian, ý tưởng, suy nghĩ của người làm tranh.
Nhưng đó cũng là lý do tại sao người dân làng tranh phải dứt bỏ nghề truyền thống bao năm của mình khi tranh giờ đây không thể đủ nuôi sống họ, hiện chỉ có 3 gia đình theo nghề với những tâm huyết và đầu tư thực sự.
Tâm sự đến đây bỗng tôi thấy ánh mắt của ông nhìn xa xăm. Ông chia sẻ, tuy đã có nhiều cố gắng của không ít cá nhân, tổ chức, nhưng việc khôi phục và phát triển dòng tranh vẫn đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn và Tranh Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một.
"Đối với tôi, làm tranh văn hóa dân gian còn là khát vọng cho người xem thấy nền văn hóa Việt đa dạng, sống động. Nhưng giờ giới trẻ lạnh nhạt với những bức tranh truyền thống này lắm. Nhiều người đến đây học, nhưng lòng kiên trì của họ ít quá nên toàn bỏ dở,” ông Chế trăn trở.
Chính những thăng trầm ấy khiến dòng tranh dân gian Đông Hồ “vang bóng một thời” không còn ở thời kì hoàng kim như trước và muốn xem tranh Đông Hồ chắc người yêu tranh cũng chỉ còn tìm được những nơi như gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế.
Những đóng góp bây lâu nay của gia đình ông cho nghề tranh Đông Hồ đã góp phần không nhỏ trong việc khôi phục và gìn giữ một dòng tranh dân gian nổi tiếng của đất kinh Bắc, góp phần giữ hồn dân tộc tiếp tục sáng bừng trên giấy điệp với những sắc màu tươi trong, ấm áp như chính tâm hồn con người Việt Nam.
“Nhiều người nói rằng tranh Đông Hồ sẽ mai một đi, nhưng tôi tin là với hồn Việt ẩn chứa trong mỗi bức tranh thì tranh Đông Hồ vẫn sống, như mạch sống đã lan truyền từ đời ông cha ta hàng trăm năm nay,” nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế nói./.
Thế nhưng, trong vô vàn gian khó, lão nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế vẫn miệt mài khôi phục và làm thức dậy những tuyệt tác của tranh dân gian Đông Hồ.
Duyên nghiệp
Không gian làng quê, những mảnh vườn được trau truốt như đập vào mắt người xem một quãng thời gian hưng thịnh của làng tranh Đông Hồ, ít ai biết để có được một thành quả như vậy ông đã mất hàng chục năm tìm tòi, phục dựng.
Dẫn tôi đi thăm cái gọi là “bảo tàng nhà quê”, tưởng ở một nơi rất xa xôi, nhưng không, ngay chính căn nhà rộng hơn 10.000 mét vuông đã được ông xây dựng để làm nơi sản xuất và trưng bày những bức tranh Đông Hồ độc đáo.
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho biết, một nơi để khách du lịch tham quan cần phải có không gian đẹp nhưng cũng phải phù hợp. Thể loại tranh Đông Hồ này bày ở nhà tầng mái bằng sẽ không thể đẹp được nhưng ở nhà gỗ và lỗi kiến trúc mộc mạc lại đẹp.
Sinh ra từ một gia đình truyền thống, đến ông là đời thứ 20 gắn bó với tranh dân gian nên những vất vả cực nhọc của một người thợ được ông thấu hiếu trên từng nét vẽ, "Những bức tranh gà lợn nét tươi trong đã ngấm vào máu thịt," ông Chế nói.
Chỉ tay về hướng những người thợ đang miệt mài bút vẽ, ông nói tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Bởi vậy, chất lượng nghệ thuật của tranh phụ thuộc khá nhiều vào bản khắc gỗ. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo như vậy đòi hỏi phải có người vẽ mẫu trước.
Hơn nữa, những người vẽ mẫu và người chế tác bản khắc đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đức tính tỉ mỉ và đặc biệt phải có trình độ kĩ thuật cao. Sau khi hoàn thành bản khắc thì công việc in tranh không còn khó khăn gì, một người mới vào nghề cũng có thể in được.
Tranh in cũng thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên đán đó là “hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng”.
Nhìn vào từng bức tranh chúng ta cũng có thể thấy những bình luận về xã hội phong kiến qua các hình tượng tranh Đông Hồ. Riêng bức tranh nổi tiếng Đám cưới chuột là sự thể hiện tài tình các thói hư tật xấu của xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật một cách dí dỏm và sâu sắc.
Trong tranh Đông Hồ, ta bắt gặp quan niệm “sống hơn giống”. Tranh dân gian Ðơng Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại mà mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc.
Nhìn cái cách ông nâng niu từng bức tranh trên tay, tôi hiểu nghệ nhân này đang đam mê với nghề như thế nào, dù đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng những bộ tranh cổ và quý hiếm thuộc dòng tranh dân gian vẫn được ông lưu giữ cẩn thận.
Ông cho biết, hiện đang lưu giữ khoảng 20 mẫu tranh Đông Hồ do một người nước ngoài yêu tranh Đông Hồ gửi tặng. Theo ông đây đều là các mẫu tranh lạ mà ông chưa từng thấy.
Điều này khẳng định thêm các mẫu tranh Đông Hồ qua các thời kỳ là rất đa dạng nhưng những biến cố của lịch sử đã làm mai một dần sự phong phú đó, cũng như những giá trị vốn có của dòng tranh dân gian Đông Hồ…
Trăn trở truyền nghề
Nghề làm Tranh Đông Hồ ở Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, những hình bóng về một làng tranh tấp nập kẻ bán người mua giờ chỉ còn trong ký ức của những người già. Thậm chí cái tên làng tranh Đông Hồ cũng chỉ còn trên... giấy.
Theo như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, làng Đông Hồ nay đã bị đổi tên thành làng Mái, thời kỳ cực thịnh của dòng tranh này là trước năm 1944, khi đó, 17 dòng họ trong làng Đông Hồ đều làm tranh. Mỗi năm phiên chợ bán tranh của làng chỉ họp năm phiên, mỗi phiên năm ngày vào dịp tháng Chạp để bán cho khách thập phương.
Để chuẩn bị cho phiên chợ, cả làng tất bật từ tháng bảy âm lịch. Sân nhà, sân đình, triền đê sông Đuống bừng lên năm sắc mầu cơ bản: sắc đỏ của sỏi son, sắc xanh từ lá chàm, sắc vàng của hoa hòe, mầu đen của rơm nếp và lá tre, mầu trắng óng ánh từ vỏ sò, vỏ điệp.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy, một bức tranh ra đời là chứa đựng trong nó bao nhiêu tài hoa, công sức, thời gian, ý tưởng, suy nghĩ của người làm tranh.
Nhưng đó cũng là lý do tại sao người dân làng tranh phải dứt bỏ nghề truyền thống bao năm của mình khi tranh giờ đây không thể đủ nuôi sống họ, hiện chỉ có 3 gia đình theo nghề với những tâm huyết và đầu tư thực sự.
Tâm sự đến đây bỗng tôi thấy ánh mắt của ông nhìn xa xăm. Ông chia sẻ, tuy đã có nhiều cố gắng của không ít cá nhân, tổ chức, nhưng việc khôi phục và phát triển dòng tranh vẫn đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn và Tranh Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một.
"Đối với tôi, làm tranh văn hóa dân gian còn là khát vọng cho người xem thấy nền văn hóa Việt đa dạng, sống động. Nhưng giờ giới trẻ lạnh nhạt với những bức tranh truyền thống này lắm. Nhiều người đến đây học, nhưng lòng kiên trì của họ ít quá nên toàn bỏ dở,” ông Chế trăn trở.
Chính những thăng trầm ấy khiến dòng tranh dân gian Đông Hồ “vang bóng một thời” không còn ở thời kì hoàng kim như trước và muốn xem tranh Đông Hồ chắc người yêu tranh cũng chỉ còn tìm được những nơi như gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế.
Những đóng góp bây lâu nay của gia đình ông cho nghề tranh Đông Hồ đã góp phần không nhỏ trong việc khôi phục và gìn giữ một dòng tranh dân gian nổi tiếng của đất kinh Bắc, góp phần giữ hồn dân tộc tiếp tục sáng bừng trên giấy điệp với những sắc màu tươi trong, ấm áp như chính tâm hồn con người Việt Nam.
“Nhiều người nói rằng tranh Đông Hồ sẽ mai một đi, nhưng tôi tin là với hồn Việt ẩn chứa trong mỗi bức tranh thì tranh Đông Hồ vẫn sống, như mạch sống đã lan truyền từ đời ông cha ta hàng trăm năm nay,” nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế nói./.
Đức Duy (Vietnam+)