Merrill Lynch-Capgemini vừa công bố Báo cáo tài sản thế giới năm 2011 (World Wealth Report 2011), trong đó cho biết những người giàu ở châu Á hiện đang đua nhau sở hữu những chiếc siêu du thuyền (superyacht) để phục vụ nhu cầu giải trí và khẳng định mình.
Theo Merrill Lynch-Capgemini, châu Á hiện có 3,3 triệu người có tài sản ròng cao, chỉ đứng sau Bắc Mỹ với 3,4 triệu người, đứng trên châu Âu với 3,1 triệu người, và đây chính là đối tượng hướng tới của ngành công nghiệp du thuyền. Tuy nhiên, châu Á mới chỉ chiếm chưa đầy 4% trong khoảng 7.000 superyacht của thế giới, cho dù mối quan tâm đến phương tiện đi lại-giải trí này đã cất cánh trong 5 năm qua và người mua chủ yếu là những người trẻ.
Giám đốc điều hành Hiệp hội Superyacht Singapore, Jean-Jacques Lavigne cho biết Hong Kong hiện vẫn là thị trường tàu thuyền sang trọng lớn nhất ở châu Á, nhưng Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Singapore cũng đang tăng tốc thu hẹp khoảng cách với Hong Kong.
Theo ông Jean-Jacques Lavigne, người châu Á mê yacht, cũng như người phương Tây, coi trọng sự riêng tư, phiêu lưu, thời gian gia đình, lối sống và một nơi để kinh doanh khi sử dụng, song khác ở chỗ chú trọng hơn đến khoảng không trong khoang hơn là trên boong thuyền.
Francesca Ragnetti, Giám đốc tiếp thị thương mại Azimut Benetti Group của Italy, có văn phòng ở Thượng Hải và Hong Kong cho biết “Khách hàng châu Á thường yêu cầu có phòng karaoke, phòng mega-điện ảnh, và những thứ tương tự như thế, sàn nhảy hay spa… để có thể thưởng thức những giờ phút giải trí với bạn bè của họ”./.
Theo Merrill Lynch-Capgemini, châu Á hiện có 3,3 triệu người có tài sản ròng cao, chỉ đứng sau Bắc Mỹ với 3,4 triệu người, đứng trên châu Âu với 3,1 triệu người, và đây chính là đối tượng hướng tới của ngành công nghiệp du thuyền. Tuy nhiên, châu Á mới chỉ chiếm chưa đầy 4% trong khoảng 7.000 superyacht của thế giới, cho dù mối quan tâm đến phương tiện đi lại-giải trí này đã cất cánh trong 5 năm qua và người mua chủ yếu là những người trẻ.
Giám đốc điều hành Hiệp hội Superyacht Singapore, Jean-Jacques Lavigne cho biết Hong Kong hiện vẫn là thị trường tàu thuyền sang trọng lớn nhất ở châu Á, nhưng Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Singapore cũng đang tăng tốc thu hẹp khoảng cách với Hong Kong.
Theo ông Jean-Jacques Lavigne, người châu Á mê yacht, cũng như người phương Tây, coi trọng sự riêng tư, phiêu lưu, thời gian gia đình, lối sống và một nơi để kinh doanh khi sử dụng, song khác ở chỗ chú trọng hơn đến khoảng không trong khoang hơn là trên boong thuyền.
Francesca Ragnetti, Giám đốc tiếp thị thương mại Azimut Benetti Group của Italy, có văn phòng ở Thượng Hải và Hong Kong cho biết “Khách hàng châu Á thường yêu cầu có phòng karaoke, phòng mega-điện ảnh, và những thứ tương tự như thế, sàn nhảy hay spa… để có thể thưởng thức những giờ phút giải trí với bạn bè của họ”./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)