Người già Nhật Bản thích chơi “điện tử đút xèng”

Dư thời gian và tiền bạc, những người già ở Nhật Bản giờ có xu hướng giải trí bằng cách đi chơi điện tử đút xèng ở các tụ điểm.
Từng được xem là món đồ chơi dành riêng cho các thiếu niên ồn ào, những điểm đặt máy điện tử  đút xèng ở Nhật Bản đang nhanh chóng trở thành nơi để thế hệ ông cha của họ tụ tập.

Dư thời gian và tiền bạc, những người già giờ đang ngày tham gia một hàng ngũ ngày càng đông những người sẵn sàng thả các đồng xu vào máy điện tử xèng để có vài giờ giải trí.
 
Cái gọi là "thị trường cờ bạc" đang ngày càng trở nên quan trọng với ngành công nghiệp giải trí ở Nhật Bản, nơi tỉ lệ sinh giảm sút và tuổi thọ người dân tăng cao đã gây ra nhiều gánh nặng xã hội.

Về phần những người giàu, điện tử xèng mang tới cho họ cơ hội giải trí và kết bạn, ngoài các thú vui tuổi già truyền thống.

Thay vì những trò chơi bắn nhau với tốc độ cao hoặc chiến đấu tay bo mà hàng con cháu đang chơi, người già thích thả tiền vào các "trò chơi huy chương", trong đó họ sẽ thả các đồng xèng vào khe nhận tiền, với hy vọng đồng xèng nhỏ sẽ giúp họ "ăn" được nhiều xu hơn từ chiếc máy.

Noboru Shiba, 68 tuổi, nói rằng ông đã tới chỗ đặt máy điện tử xèng ở một siêu thị gần nhà riêng ở Kiba, Tokyo sau khi thôi không làm người điều hành xe taxi cách nay 7 năm.

"Tôi thường ở nhà và xem TV" - ông kể.

"Có thể tôi đã yếu hơn nhiều nếu cứ sống như vậy. Tôi cần phải ra khỏi nhà" - ông nói, đôi mắt vẫn dán vào ô chứa giải thưởng lớn nhất của trò "Bing Bing Pirates", vốn lai giữa trò điện tử gạt đồng xu và trò đánh bạc bingo.

Shiba nói rằng trong 3-4 giờ tới đây, ông thường chỉ dùng các đồng xu đã thắng được trong những lần chơi trước. Tuy nhiên ông vẫn tiêu tới 20.000 yen (250 USD) trong mấy tháng.

"Khi cháu tôi tới thăm, tôi đã cho nó xem các túi đồng xu của mình. Tôi thả cái túi lên bàn và nó kêu đánh thịch. Nó đã thích thú vì chuyện này," ông kể.

Không có dữ liệu chính thức về số người già thích chơi điện tử, vốn chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng doanh thu mang lại từ các máy điện tử xèng lên tới 500 tỉ yen (6,5 tỉ USD), tại một thị trường hiện vẫn có số lượng người chơi là thiếu niên chiếm đa số.

Nhưng giới chức trong ngành công nghiệp điện tử xèng đều đồng tình rằng con số khách hàng ở tuổi xế chiều đã tăng lên đều đặn trong vòng 5 năm trở lại đây.

Với 25% người Nhật giờ đang ở độ tuổi 65 trở lên - một con số dự báo sẽ tăng tới 40 vào năm 2050 - mọi thứ từ các câu lạc bộ karaoke tới dân môi giới chức khoán, đều đang nỗ lực chèo kéo "các đồng yen bạc".
Điện tử xèng, vốn có lợi thế được đặt tại những nơi như siêu thị, điểm lui tới ưa thích của người già, hiện đang tích cực tìm cách chiều lòng tầng lớp khách hàng mới này. Người già đặc biệt được quan tâm trong những thời điểm khi các khách hàng trẻ tuổi đang tới trường, hay bận bịu về việc khác.

Yuji Takano, phát ngôn viên Namco, công ty đã tạo ra Pac-Man, một trò chơi trở thành hiện tượng toàn cầu kéo dài 30 năm trời, nói rằng người già ngày nay đã lớn lên cùng với những máy chơi điện tử như thế và họ cảm thấy thoái mái khi ở cạnh chúng.

"Trong những năm 1980, chúng tôi thấy sự bùng nổ của các trò chơi điện tử. Thế hệ sinh ra thời kỳ tỉ lệ sinh cao hẳn đã chứng kiến hiện tượng này và vì thế họ quen với điện tử xèng hơn là người giàu trước đây" - ông nói.

"Chúng tôi đang đưa các máy điện tử xèng tới nhiều chỗ theo hướng có thể tiếp cận với nhiều loại khách hàng hơn, qua việc sử dụng các chi tiết trang trí theo hướng sáng sủa, đại chúng và tạo các lối đi rộng hơn để người ta có thể qua lại dễ dàng," ông nói.

Một số mẫu điện tử thùng còn có các loại ghế ngồi dễ chịu hơn để chăm sóc những người không thích lắm chuyện phải ngồi hàng giờ trên ghế cứng.

Các công ty khác còn yêu cầu nhân viên phải chịu khó tiếp xúc, nói chuyện với người chơi cao tuổi để họ cảm thấy được chào đón.

Các nhà phát triển trò chơi cũng ca ngợi những lợi ích có thể tới khi người ta chơi sản phẩm của họ.
"Một số khách hàng nói rằng trò chơi khiến họ phải sử dụng các ngón tay và có tư duy chiến lược. Điều này có thể giúp họ có sức khỏe tốt và giảm bớt tác động bất lợi của tuổi già" - Hiroyuki Tanaka, phát ngôn viên của công ty Sega nói.

"Chúng tôi, với tư cách một công ty, đang tìm cách hướng đi mới để thu hút tốt hơn người chơi từ thế hệ cao tuổi - ông nói.

Trong một số trường hợp, điểm đặt điện tử thùng đã trở thành nơi để gặp gỡ bạn mới.

"Tại đây tôi gặp nhiều người tới từ nhiều thị trấn khác nhau và có thể nói chuyện thoải mái về các rắc rối trong cuộc sống mà không sợ điều tiếng" - Mitsuko Nishino, 63 tuổi, người vẫn tới chơi điện tử xèng mỗi ngày nói.

"Tôi chẳng nghĩ về thứ gì mỗi khi chơi điện tử. Tôi hoàn toàn tập trung, chẳng có căng thẳng gì cả," bà nói.
"Tôi thường chơi tennis. Nhưng tôi phải gọi bạn chơi cùng, lên lịch và đặt sân. Làm tất cả những chuyện đó chẳng dễ chịu gì," bà nói. "Tôi có thể chơi điện tử bất kỳ lúc nào muốn mà chẳng gây phiền hà tới ai".

"Khi 2 con trai tôi còn trẻ, tôi thường yêu cầu chúng không đi chơi điện tử thùng vì sợ ảnh hưởng xấu. Nhưng giờ tôi tới đây 2-3 lần mỗi tuần và thực sự thích thú. Tôi nói chuyện với mọi người. Tôi dành cả ngày giải trí ở đây"./.

 
Gia Bảo (AFP/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục