Các số liệu thống kê mới công bố ngày 30/4 cho thấy người Đức làm việc hiệu quả hơn nhiều so với 20 năm trước mặc dù tính trung bình họ làm việc ít hơn vài tiếng đồng hồ.
Theo văn phòng thống kê liên bang (Destatis), năng suất làm việc tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng 22,7% từ trong giai đoạn 1991-2011, trong khi đó, số giờ làm việc trung bình của mỗi người giảm 9%.
Năng suất lao động được tính bằng cách chia tổng sản phẩm nội địa cho số người làm việc.
Destatis cho biết khi tính toán bằng cách thay thế số người lao động với số giờ mà họ làm, thì năng suất tăng 34,8% kể từ năm 1991.
Trong khi đó, lương tăng 47,5%, cao hơn tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 20 năm.
Nếu tính toán trên cơ sở năng suất thì lương tăng hơn 20%.
Theo Cơ quan nghiên cứu DIW ở Berlin, các quy trình sản xuất tốt hơn trong hai thập kỷ qua là một trong những lý do tạo ra sự tiến bộ này.
Ông Ferdinand Fichtner, nhà kinh tế học chính tại DIW nhấn mạnh các công ty đã chuyển ra nước ngoài những bộ phận ít năng suất hơn trong các quy trình sản xuất của họ, đồng thời đào tạo những đội ngũ công nhân chất lượng tốt hơn.
Đức là một trong số các quốc gia châu Âu nơi lương, được trả theo năng suất, tăng chậm nhất trong những năm qua, khiến dư luận chỉ trích nước này tập trung quá nhiều vào sức cạnh tranh của ngành xuất khẩu./.
Theo văn phòng thống kê liên bang (Destatis), năng suất làm việc tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng 22,7% từ trong giai đoạn 1991-2011, trong khi đó, số giờ làm việc trung bình của mỗi người giảm 9%.
Năng suất lao động được tính bằng cách chia tổng sản phẩm nội địa cho số người làm việc.
Destatis cho biết khi tính toán bằng cách thay thế số người lao động với số giờ mà họ làm, thì năng suất tăng 34,8% kể từ năm 1991.
Trong khi đó, lương tăng 47,5%, cao hơn tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 20 năm.
Nếu tính toán trên cơ sở năng suất thì lương tăng hơn 20%.
Theo Cơ quan nghiên cứu DIW ở Berlin, các quy trình sản xuất tốt hơn trong hai thập kỷ qua là một trong những lý do tạo ra sự tiến bộ này.
Ông Ferdinand Fichtner, nhà kinh tế học chính tại DIW nhấn mạnh các công ty đã chuyển ra nước ngoài những bộ phận ít năng suất hơn trong các quy trình sản xuất của họ, đồng thời đào tạo những đội ngũ công nhân chất lượng tốt hơn.
Đức là một trong số các quốc gia châu Âu nơi lương, được trả theo năng suất, tăng chậm nhất trong những năm qua, khiến dư luận chỉ trích nước này tập trung quá nhiều vào sức cạnh tranh của ngành xuất khẩu./.
Huy Lê (Vietnam+)