Bà Trần Hồng Điệp - đại diện Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cho biết kết quả một cuộc khảo sát sơ bộ với 23 người đồng tính nữ sinh sống ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Thái Nguyên cho thấy họ thường gặp khó khăn trong cuộc sống.
Người đồng tính nữ rất đau khổ, tuyệt vọng, thậm chí ghê sợ chính bản thân và lo sợ sự kỳ thị, phản đối của gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp...
Đa số các bậc phụ huynh đều có quan niệm đồng tính là một căn bệnh, một vấn đề xấu. Khi biết con mình bị đồng tính nữ, họ có các hành động như ngăn cấm quyết liệt, đồng thời thuyết phục, hướng con đi theo lẽ thường như lấy chồng, để tóc dài, mặc trang phục nữ tính...
Chính sự phản đối gay gắt của cha mẹ đã gây căng thẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của giới trẻ.
Tại hội thảo "Thông tin và hiểu biết về đồng tính nữ" do CSAGA tổ chức sáng 4/6, bà Trần Hồng Điệp khẳng định người đồng tính không phải là những người hư hỏng. Họ là những người bình thường, sống cuộc sống bình thường, duy chỉ có xu hướng tính dục khác lẽ thường theo quan niệm xã hội từ xưa.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng hiện nay xã hội không chỉ kỳ thị bản thân người đồng tính, mà còn có cái nhìn khắt khe, sai lệch với cả gia đình họ.
Đối với những người đồng tính nữ, sự định kiến nặng gấp hai lần so với những người đồng tính nam vì ngoài việc phải chịu định kiến về đồng tính, họ còn phải mang định kiến giới. Chính vì vậy, sự ủng hộ của những người thân, nhất là cha mẹ sẽ giúp họ có niềm tin vượt qua những định kiến xã hội.
Để giúp đỡ những người đồng tính nữ tự tin trong cuộc sống, CSAGA đã triển khai dự án "Tăng cường hỗ trợ quyền của người đồng tính tại Việt Nam và tăng cường sự tham gia của nam giới trong bạo lực gia đình giai đoạn 2009-2011," do Đại sứ quán Thụy Điển tài trợ.
Dự án được triển khai với nhiều hoạt động hỗ trợ tích cực như tư vấn miễn phí qua điện thoại về chủ đề đồng tính nữ; chương trình phát thanh thứ Bảy hàng tuần về chủ đề đồng tính nữ trên kênh VOV Giao thông; khảo sát sơ bộ nhằm tìm hiểu những khó khăn và thách thức mà người đồng tính nữ gặp phải trong quá trình khẳng định xu hướng tình dục./.
Người đồng tính nữ rất đau khổ, tuyệt vọng, thậm chí ghê sợ chính bản thân và lo sợ sự kỳ thị, phản đối của gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp...
Đa số các bậc phụ huynh đều có quan niệm đồng tính là một căn bệnh, một vấn đề xấu. Khi biết con mình bị đồng tính nữ, họ có các hành động như ngăn cấm quyết liệt, đồng thời thuyết phục, hướng con đi theo lẽ thường như lấy chồng, để tóc dài, mặc trang phục nữ tính...
Chính sự phản đối gay gắt của cha mẹ đã gây căng thẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của giới trẻ.
Tại hội thảo "Thông tin và hiểu biết về đồng tính nữ" do CSAGA tổ chức sáng 4/6, bà Trần Hồng Điệp khẳng định người đồng tính không phải là những người hư hỏng. Họ là những người bình thường, sống cuộc sống bình thường, duy chỉ có xu hướng tính dục khác lẽ thường theo quan niệm xã hội từ xưa.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng hiện nay xã hội không chỉ kỳ thị bản thân người đồng tính, mà còn có cái nhìn khắt khe, sai lệch với cả gia đình họ.
Đối với những người đồng tính nữ, sự định kiến nặng gấp hai lần so với những người đồng tính nam vì ngoài việc phải chịu định kiến về đồng tính, họ còn phải mang định kiến giới. Chính vì vậy, sự ủng hộ của những người thân, nhất là cha mẹ sẽ giúp họ có niềm tin vượt qua những định kiến xã hội.
Để giúp đỡ những người đồng tính nữ tự tin trong cuộc sống, CSAGA đã triển khai dự án "Tăng cường hỗ trợ quyền của người đồng tính tại Việt Nam và tăng cường sự tham gia của nam giới trong bạo lực gia đình giai đoạn 2009-2011," do Đại sứ quán Thụy Điển tài trợ.
Dự án được triển khai với nhiều hoạt động hỗ trợ tích cực như tư vấn miễn phí qua điện thoại về chủ đề đồng tính nữ; chương trình phát thanh thứ Bảy hàng tuần về chủ đề đồng tính nữ trên kênh VOV Giao thông; khảo sát sơ bộ nhằm tìm hiểu những khó khăn và thách thức mà người đồng tính nữ gặp phải trong quá trình khẳng định xu hướng tình dục./.
Thu Phương-Ngọc Dung (Vietnam+)