Mỗi lần về thăm gia đình con trai ở thủ đô New Delhi, cụ Geetesh Sharma lại ghé qua trụ sở Phân xã TTXVN nhận những quyển sách và tạp chí về Việt Nam bằng tiếng Anh để trưng bày tại tủ sách của Ủy ban Đoàn kết Ấn-Việt, bang Tây Bengan, do cụ làm Chủ tịch.
Ngày đầu năm mới, khi đến thăm chúng tôi, cụ Sharma nhận được khá nhiều sách và tạp chí do Báo Ảnh Việt Nam vừa chuyển sang và cụ nói đây là những tài liệu quý giá để trưng bày tại Triển lãm sách quốc tế trong tháng này ở Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengan. Cụ nói rằng ước tính có khoảng 2 triệu lượt khách sẽ đến tham quan Triển lãm sách và cụ hy vọng những quyển sách đó sẽ giúp độc giả hiểu hơn về Việt Nam – đất nước mà lúc nào cụ cũng ghi nhớ trong tim.
Cũng như các cuộc gặp lần trước, cụ Sharma lại kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm trong các chuyến thăm Việt Nam và nói đến mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam. Cụ nói: “Năm 2012, Ấn Độ và Việt Nam kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, song quan hệ giữa hai nước có từ cách đây 2.000 năm, thậm chí lâu hơn nữa." Và cụ lại giới thiệu với chúng tôi quyển sách “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam” bằng tiếng Anh do cụ viết cùng với những bức ảnh minh họa về mối liên kết gần gũi giữa hai nước qua nhiều thế kỷ.
Sự tương đồng về văn hóa, tôn giáo được thể hiện qua dấu tích của những ngôi đền đạo Hindu, tượng Thần Shiva ở miền Nam Việt Nam, cùng mối quan hệ gần gũi về chính trị thể hiện qua những bức ảnh tư liệu về cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru từ năm 1958; cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nữ Thủ tướng Indira Gandhi; Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee và Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu; và nhiều bức ảnh của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam và Ấn Độ sau này đã được cụ Sharma đưa vào quyển sách để minh họa cho mối quan hệ keo sơn và không ngừng phát triển giữa hai nước.
Nhân dịp Việt Nam và Ấn Độ tổ chức “Năm hữu nghị” để đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược, cụ Sharma đã viết quyển sách “Hướng tới những mối quan hệ gần gũi hơn nữa." Cụ nói rằng quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam được thiết lập 40 năm qua, song mối “quan hệ ngoại giao văn hóa” giữa hai nước là mối quan hệ truyền thống cổ xưa và tiếp tục phát triển từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Theo cụ Sharma, mối quan hệ giữa con người với con người giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn là mối quan hệ chân thành nhất và dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 nhân dân Ấn Độ đã biết đến tinh thần anh dũng và chủ nghĩa yêu nước của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Tuy nhiên, ít người ở Ấn Độ biết rằng người Ấn Độ và người Việt Nam có mối quan hệ gần gũi từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Cụ Sharma nói rằng nguyện vọng của cụ khi viết những quyển sách về quan hệ Ấn-Việt là để cho thế hệ trẻ biết đến mối quanhệ cuội nguồn sâu xa và để họ tiếp tục phát triển các mối quan hệ gần gũi hơn nữa trên mọi lĩnh vực. Điều mà cụ Sharma trăn trở là quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam tốt đẹp như vậy, song về thương mại hiện chưa tương xứng với tiềm năng. Cụ Sharma mong muốn hai nước cố gắng hơn nữa để thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch nhằm bổ trợ cho nhau trong phát triển kinh tế. Cụ Sharma mong ước hai nước sớm mở đường bay thẳng – điều mà theo cụ nhớ kế hoạch có từ lâu lắm rồi mà vẫn chưa được triển khai.
Cụ Sharma cũng “khoe” với chúng tôi rằng cụ và những người bạn tâm huyết đang biên soạn tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Hindi – ngôn ngữ quốc gia của Ấn Độ. Cụ dự kiến sẽ tổ chức cuộc hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp kỷ nhiệm sinh nhật Người vào 19/5 tới và ra mắt quyển tiểu sử tại cuộc hội thảo này.
Cụ Sharma cho biết để biên soạn được quyển tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh dày khoảng 200 trang bằng tiếng Hindi nói trên, cụ và những người tâm huyết đã đọc 25 quyển sách tham khảo để chắt lọc những chi tiết liên quan đến Người; hiện cụ đã sưu tập được những bức ảnh và bài báo quý hiếm liên quan đến hai chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Ấn Độ năm 1946 và 1958.
Chia tay chúng tôi, cụ chúc chúng tôi trong năm Mới ngoài sức khỏe và công việc thường nhật tốt, hãy cố gắng cùng với cụ qua các kênh thông tin giúp người dân hai nước hiểu được cội nguồn sâu xa để vun đắp và thúc đẩy những tình cảm quý báu mà nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước đã tạo dựng và dày công vun đắp./.
Ngày đầu năm mới, khi đến thăm chúng tôi, cụ Sharma nhận được khá nhiều sách và tạp chí do Báo Ảnh Việt Nam vừa chuyển sang và cụ nói đây là những tài liệu quý giá để trưng bày tại Triển lãm sách quốc tế trong tháng này ở Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengan. Cụ nói rằng ước tính có khoảng 2 triệu lượt khách sẽ đến tham quan Triển lãm sách và cụ hy vọng những quyển sách đó sẽ giúp độc giả hiểu hơn về Việt Nam – đất nước mà lúc nào cụ cũng ghi nhớ trong tim.
Cũng như các cuộc gặp lần trước, cụ Sharma lại kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm trong các chuyến thăm Việt Nam và nói đến mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam. Cụ nói: “Năm 2012, Ấn Độ và Việt Nam kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, song quan hệ giữa hai nước có từ cách đây 2.000 năm, thậm chí lâu hơn nữa." Và cụ lại giới thiệu với chúng tôi quyển sách “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam” bằng tiếng Anh do cụ viết cùng với những bức ảnh minh họa về mối liên kết gần gũi giữa hai nước qua nhiều thế kỷ.
Sự tương đồng về văn hóa, tôn giáo được thể hiện qua dấu tích của những ngôi đền đạo Hindu, tượng Thần Shiva ở miền Nam Việt Nam, cùng mối quan hệ gần gũi về chính trị thể hiện qua những bức ảnh tư liệu về cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru từ năm 1958; cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nữ Thủ tướng Indira Gandhi; Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee và Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu; và nhiều bức ảnh của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam và Ấn Độ sau này đã được cụ Sharma đưa vào quyển sách để minh họa cho mối quan hệ keo sơn và không ngừng phát triển giữa hai nước.
Nhân dịp Việt Nam và Ấn Độ tổ chức “Năm hữu nghị” để đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược, cụ Sharma đã viết quyển sách “Hướng tới những mối quan hệ gần gũi hơn nữa." Cụ nói rằng quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam được thiết lập 40 năm qua, song mối “quan hệ ngoại giao văn hóa” giữa hai nước là mối quan hệ truyền thống cổ xưa và tiếp tục phát triển từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Theo cụ Sharma, mối quan hệ giữa con người với con người giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn là mối quan hệ chân thành nhất và dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 nhân dân Ấn Độ đã biết đến tinh thần anh dũng và chủ nghĩa yêu nước của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Tuy nhiên, ít người ở Ấn Độ biết rằng người Ấn Độ và người Việt Nam có mối quan hệ gần gũi từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Cụ Sharma nói rằng nguyện vọng của cụ khi viết những quyển sách về quan hệ Ấn-Việt là để cho thế hệ trẻ biết đến mối quanhệ cuội nguồn sâu xa và để họ tiếp tục phát triển các mối quan hệ gần gũi hơn nữa trên mọi lĩnh vực. Điều mà cụ Sharma trăn trở là quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam tốt đẹp như vậy, song về thương mại hiện chưa tương xứng với tiềm năng. Cụ Sharma mong muốn hai nước cố gắng hơn nữa để thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch nhằm bổ trợ cho nhau trong phát triển kinh tế. Cụ Sharma mong ước hai nước sớm mở đường bay thẳng – điều mà theo cụ nhớ kế hoạch có từ lâu lắm rồi mà vẫn chưa được triển khai.
Cụ Sharma cũng “khoe” với chúng tôi rằng cụ và những người bạn tâm huyết đang biên soạn tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Hindi – ngôn ngữ quốc gia của Ấn Độ. Cụ dự kiến sẽ tổ chức cuộc hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp kỷ nhiệm sinh nhật Người vào 19/5 tới và ra mắt quyển tiểu sử tại cuộc hội thảo này.
Cụ Sharma cho biết để biên soạn được quyển tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh dày khoảng 200 trang bằng tiếng Hindi nói trên, cụ và những người tâm huyết đã đọc 25 quyển sách tham khảo để chắt lọc những chi tiết liên quan đến Người; hiện cụ đã sưu tập được những bức ảnh và bài báo quý hiếm liên quan đến hai chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Ấn Độ năm 1946 và 1958.
Chia tay chúng tôi, cụ chúc chúng tôi trong năm Mới ngoài sức khỏe và công việc thường nhật tốt, hãy cố gắng cùng với cụ qua các kênh thông tin giúp người dân hai nước hiểu được cội nguồn sâu xa để vun đắp và thúc đẩy những tình cảm quý báu mà nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước đã tạo dựng và dày công vun đắp./.
Minh Lý/New Delhi (Vietnam+)