Chiến thắng của phim “Amour” (Tình yêu) tại Liên hoan phim Cannes kết thúc cuối tuần qua đã một lần nữa khẳng định đạo diễn người Áo Michael Haneke là một trong những nhà làm phim châu Âu xuất sắc nhất hiện nay, bởi đây là giải Cành Cọ Vàng thứ hai mà ông giành được trong ba năm qua.
“Amour” là câu truyện đầy xúc động về một người đàn ông luôn ở bên vợ khi bà đang hấp hối. Bộ phim này tiếp tục in đậm dấu ấn của Haneke, khi các tác phẩm của ông luôn khai thác những khía cạnh sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người.
Trước đây, ông từng làm nền tên tuổi với bộ phim giật gân “Funny Games U.S” hợp tác cùng tài tử người Anh Tim Roth.
Tới năm 2009, đạo diễn này từng giành Cành Cọ Vàng cho một tác phẩm có nội dung rất khác biệt: “The White Ribbon” (Dải ruybăng trắng), xoay quanh một ngôi làng Đức ở Thế chiến thứ nhất và là mầm mống cho chủ nghĩa Phátxít sau này.
Nhà phê bình Justin Chang của tờ Variety từng nhận xét về Haneke: “Những ai quen thuộc với những tác phẩm của Haneke đều biết rằng tình thương con người không phải là chủ đề hay gặp trong đó. Song với bộ phim mới nhất này, ông ấy đã thay đổi khi trải nghiệm về sự đau đớn khi chứng kiến người thân sắp ra đi. Tác phẩm này mang màu sắc u tối hơn và đã thành công trong việc chạm vào cảm xúc của người xem.”
Trong phim, Haneke đã chọn hai diễn viên kỳ cựu của Pháp Jean-Louis Trintignant (81 tuổi) và Emmanuelle Riva (85 tuổi) để vào vai hai giáo viên âm nhạc nghỉ hưu có tên Georges và Anne. Mối quan hệ của họ bị thử thách đầy nghiệt ngã khi bà bất ngờ bị đột quỵ.
Tác phẩm này đã đưa người xem tới những đau đớn tột cùng trong tình yêu, khi Anne hấp hối và chịu những thương tổn cả về thể xác lẫn tinh thần, trong khi Georges vẫn túc trực bên bà từng phút giây.
Khi được hỏi trên thảm đỏ Cannes về lý do tại sao ông lại chọn chủ đề này, Haneke đã bày tỏ: “Một khi bạn đã đến độ tuổi nhất định, bạn phải đối mặt với sự đau đớn của những người thương yêu. Đó là một phần của tự nhiên.”
Trintignant, ngôi sao của tác phẩm kinh điển “A Man and A Woman” năm 1966 đã gọi Haneke là “đạo diễn còn sống xuất sắc nhất có mặt tại đây” trên sân khấu trao giải Cannes ngày Chủ Nhật vừa qua.
Vị đạo diễn này chia sẻ rằng danh tiếng mà ông có được ngày nay mới chỉ phản ánh một phần nào đó về quan điểm nghệ thuật của mình: “Tôi không muốn phủ nhận rằng mình có thiên hướng làm phim bạo lực. Song bất kể nội dung phim là bạo lực, tình yêu hay những thứ khác, tôi vẫn cố kể câu chuyện theo hướng hiệu quả nhất.”
Ông cũng nhấn mạnh rằng “Amour” không phải là phim nói về gánh nặng chăm sóc người già trong xã hội hiện đại.
“Tôi không làm phim để bày tỏ quan điểm. Tôi cũng chẳng hề muốn làm một bộ phim theo phong cách truyền hình về xã hội và những vấn đề của nó.”
Sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là diễn viên nên ngay từ nhỏ ông đã thể hiện niềm đam mê điện ảnh. Trong sự nghiệp của mình, Haneke từng làm đạo diễn TV, sân khấu kịch, opera, phim nhựa và còn làm cả phê bình phim.
Ngay từ tác phẩm đầu là “The Seventh Continent” năm 1989, ông đã thể hiện tài năng khi diễn tả sự bạo lực và tàn nhẫn một cách đầy sống động. Tới năm 2001, ông trở nên nổi danh quốc tế với phim “The Piano Teacher” (Giáo viên dương cầm), giành Giải thưởng lớn (Grand Prix) tại Cannes đồng thời nhận được giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Isabelle Huppert.
Và rồi với hai giải Cành Cọ Vàng cho hai bộ phim được đánh giá cao về nghệ thuật như “The White Ribbon” và “Amour,” giờ đây cái tên Michael Haneke đã là một trong những đạo diễn uy tín nhất lục địa già./.
“Amour” là câu truyện đầy xúc động về một người đàn ông luôn ở bên vợ khi bà đang hấp hối. Bộ phim này tiếp tục in đậm dấu ấn của Haneke, khi các tác phẩm của ông luôn khai thác những khía cạnh sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người.
Trước đây, ông từng làm nền tên tuổi với bộ phim giật gân “Funny Games U.S” hợp tác cùng tài tử người Anh Tim Roth.
Tới năm 2009, đạo diễn này từng giành Cành Cọ Vàng cho một tác phẩm có nội dung rất khác biệt: “The White Ribbon” (Dải ruybăng trắng), xoay quanh một ngôi làng Đức ở Thế chiến thứ nhất và là mầm mống cho chủ nghĩa Phátxít sau này.
Nhà phê bình Justin Chang của tờ Variety từng nhận xét về Haneke: “Những ai quen thuộc với những tác phẩm của Haneke đều biết rằng tình thương con người không phải là chủ đề hay gặp trong đó. Song với bộ phim mới nhất này, ông ấy đã thay đổi khi trải nghiệm về sự đau đớn khi chứng kiến người thân sắp ra đi. Tác phẩm này mang màu sắc u tối hơn và đã thành công trong việc chạm vào cảm xúc của người xem.”
Trong phim, Haneke đã chọn hai diễn viên kỳ cựu của Pháp Jean-Louis Trintignant (81 tuổi) và Emmanuelle Riva (85 tuổi) để vào vai hai giáo viên âm nhạc nghỉ hưu có tên Georges và Anne. Mối quan hệ của họ bị thử thách đầy nghiệt ngã khi bà bất ngờ bị đột quỵ.
Tác phẩm này đã đưa người xem tới những đau đớn tột cùng trong tình yêu, khi Anne hấp hối và chịu những thương tổn cả về thể xác lẫn tinh thần, trong khi Georges vẫn túc trực bên bà từng phút giây.
Khi được hỏi trên thảm đỏ Cannes về lý do tại sao ông lại chọn chủ đề này, Haneke đã bày tỏ: “Một khi bạn đã đến độ tuổi nhất định, bạn phải đối mặt với sự đau đớn của những người thương yêu. Đó là một phần của tự nhiên.”
Trintignant, ngôi sao của tác phẩm kinh điển “A Man and A Woman” năm 1966 đã gọi Haneke là “đạo diễn còn sống xuất sắc nhất có mặt tại đây” trên sân khấu trao giải Cannes ngày Chủ Nhật vừa qua.
Vị đạo diễn này chia sẻ rằng danh tiếng mà ông có được ngày nay mới chỉ phản ánh một phần nào đó về quan điểm nghệ thuật của mình: “Tôi không muốn phủ nhận rằng mình có thiên hướng làm phim bạo lực. Song bất kể nội dung phim là bạo lực, tình yêu hay những thứ khác, tôi vẫn cố kể câu chuyện theo hướng hiệu quả nhất.”
Ông cũng nhấn mạnh rằng “Amour” không phải là phim nói về gánh nặng chăm sóc người già trong xã hội hiện đại.
“Tôi không làm phim để bày tỏ quan điểm. Tôi cũng chẳng hề muốn làm một bộ phim theo phong cách truyền hình về xã hội và những vấn đề của nó.”
Sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là diễn viên nên ngay từ nhỏ ông đã thể hiện niềm đam mê điện ảnh. Trong sự nghiệp của mình, Haneke từng làm đạo diễn TV, sân khấu kịch, opera, phim nhựa và còn làm cả phê bình phim.
Ngay từ tác phẩm đầu là “The Seventh Continent” năm 1989, ông đã thể hiện tài năng khi diễn tả sự bạo lực và tàn nhẫn một cách đầy sống động. Tới năm 2001, ông trở nên nổi danh quốc tế với phim “The Piano Teacher” (Giáo viên dương cầm), giành Giải thưởng lớn (Grand Prix) tại Cannes đồng thời nhận được giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Isabelle Huppert.
Và rồi với hai giải Cành Cọ Vàng cho hai bộ phim được đánh giá cao về nghệ thuật như “The White Ribbon” và “Amour,” giờ đây cái tên Michael Haneke đã là một trong những đạo diễn uy tín nhất lục địa già./.
Quốc Thịnh (Vietnam+)