Nhằm bảo vệ những cánh đồng cỏ trước sự tàn phá của chuột, chính quyền Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) đã huy động đội quân cáo bạc tham gia tiêu diệt chuột.
Trước nguy cơ đe dọa của chuột phá hoại các cánh đồng cỏ, ảnh hưởng tới môi trường và chăn nuôi, từ năm 2004, chính quyền Tân Cương đã thành lập trung tâm nuôi dưỡng và huấn luyện cáo bạc tại châu tự trị Altai với số vốn đầu tư 800.000 nhân dân tệ (118.000 USD).
Đã có 284 con cáo bạc được huấn luyện khả năng săn chuột và thả vào các cánh đồng cỏ ở địa phương.
Kết quả, số lượng chuột trong khu vực giảm tới 70% và số hang do chuột đào giảm từ 50 xuống còn 15 hang/ha.
Cáo bạc ở Tân Cương được coi là sát thủ của chuột. Trung bình, một con cáo có thể bắt được 20 chuột/ngày.
Hỗ trợ cho cáo bạc diệt chuột còn có đại bàng, chim, gà, vịt và chó sói. Đây là những trợ thủ đắc lực được huấn luyện tham gia chiến dịch diệt chuột.
Năm nay, khoảng 5,5 triệu ha đồng cỏ ở Tân Cương, chiếm khoảng 10% diện tích của khu tự trị này, bị chuột phá hoại. Chuột ăn rễ cỏ và đào lỗ để sinh sống làm cho cỏ không mọc được.
Ngoài Tân Cương, khoảng 9 triệu ha đồng cỏ ở Khu tự trị Nội Mông cũng bị chuột tấn công. Chính quyền Nội Mông đã huy động trên 70.000 công nhân tiến hành phun hơn 670 tấn thuốc diệt chuột để bảo vệ các cánh đồng cỏ./.
Trước nguy cơ đe dọa của chuột phá hoại các cánh đồng cỏ, ảnh hưởng tới môi trường và chăn nuôi, từ năm 2004, chính quyền Tân Cương đã thành lập trung tâm nuôi dưỡng và huấn luyện cáo bạc tại châu tự trị Altai với số vốn đầu tư 800.000 nhân dân tệ (118.000 USD).
Đã có 284 con cáo bạc được huấn luyện khả năng săn chuột và thả vào các cánh đồng cỏ ở địa phương.
Kết quả, số lượng chuột trong khu vực giảm tới 70% và số hang do chuột đào giảm từ 50 xuống còn 15 hang/ha.
Cáo bạc ở Tân Cương được coi là sát thủ của chuột. Trung bình, một con cáo có thể bắt được 20 chuột/ngày.
Hỗ trợ cho cáo bạc diệt chuột còn có đại bàng, chim, gà, vịt và chó sói. Đây là những trợ thủ đắc lực được huấn luyện tham gia chiến dịch diệt chuột.
Năm nay, khoảng 5,5 triệu ha đồng cỏ ở Tân Cương, chiếm khoảng 10% diện tích của khu tự trị này, bị chuột phá hoại. Chuột ăn rễ cỏ và đào lỗ để sinh sống làm cho cỏ không mọc được.
Ngoài Tân Cương, khoảng 9 triệu ha đồng cỏ ở Khu tự trị Nội Mông cũng bị chuột tấn công. Chính quyền Nội Mông đã huy động trên 70.000 công nhân tiến hành phun hơn 670 tấn thuốc diệt chuột để bảo vệ các cánh đồng cỏ./.
Vĩnh Hà/Bắc Kinh (Vietnam+)