Sau những ngày vui xuân, đón Tết, xứ biển Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh sôi động với nghề bắt cua biển giống.
Người dân địa phương và cả người từ nơi khác đổ về đây, không quản ngại ngày đêm, bất chấp cái giá lạnh của miền biển và muỗi mòng như tạt trấu bám vào người để "săn" cua biển giống.
Hội đẩy xiệp
Chỉ mới 4 giờ sáng, nhóm của anh Nguyễn Văn Đen (khóm I, thị trấn Mỹ Long) đã đẩy xiệp (dùng gọng tre có mắc lưới) bắt cua biển giống. Tiết trời những ngày sau Tết vẫn lạnh. Gió từ ngoài khơi từng cơn mang cái lạnh quất vào da thịt... Vậy mà, mỗi người đã sẵn sàng một gọng xiệp, một cái thùng nhựa nhỏ được cắt miệng chứa ít cỏ nước mặn, một hộp cơm và một bình nước uống.
Tất cả đồ nghề để đi xiệp cua biển giống chỉ bấy nhiêu đó và cả nhóm đi về phía cánh rừng bần phòng hộ ven biển rộng gần 900ha.
Vẫn như mùa "săn" cua biển giống năm trước, cả trăm con người lớn có, nhỏ có, trước, sau đến 4, 5 hàng và nối dài gần cả km dọc theo cánh rừng bần đưa gọng xiệp xuống nước rồi cứ hướng vào rừng bần mà đẩy. Tất cả cứ lầm lũi mà đi tới khoảng 10m rồi lại cất xiệp lên cao để thăm dò kết quả.
Phải mất qua 3 lần đẩy xiệp, anh Nguyễn Văn Đen mới thu được “chiến lợi phẩm” cho mình là 3 con cua biển con nhỏ bằng hạt đậu phộng! Nhẹ nhàng bắt mấy con cua bỏ vào thùng nhựa, anh Đen quay sang tôi vừa cười vừa nói: “Năm nay, do độ mặn nước biển tăng chậm nên cua giống về rừng chậm hơn mọi năm đến gần 2 tháng và sản lượng xem ra cũng ít hơn năm trước."
Những con cua biển nhỏ xíu sẽ được đưa lên xe để đi đến tận các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng... cuối cùng là đến ao hồ của những người dân nuôi cua biển.
Sống chết không biết thế nào, nhưng theo lời của anh Đen thì: “Lớn, nhỏ gì bạn hàng ở đây cũng mua hết. Cua lớn bằng ngón tay cái trở lên giá 2.000-.000 đồng/con. Nhỏ hơn một chút thì 1.500 đồng /con. Còn thứ cua bằng hạt tiêu cũng bán được 1.000 đồng một con."
Cùng đẩy xiệp một bên, anh Phạm Văn Quắn (ở ấp Tư, xã Mỹ Long Nam) cũng vừa cất xiệp bắt được 6 con cua biển con. Nghe anh Đen nói, anh Quắn phụ họa thêm: “Năm nay, xem ra nguồn lợi cua biển con giảm đi rất lớn. Có lẽ mùa săn cua biển giống sẽ không kéo dài vài tháng như mọi năm. Chừng hai con nước thủy triều lên 15 và 30 âm lịch chắc phải đỏ mắt mà đi kiếm cua con để bắt.”
Theo anh Quắn, bình quân mỗi ngày một người đi đẩy xiệp theo hai con nước lớn bắt được từ 40-50 con cua biển giống. Số tiền kiếm được của một người ít nhất là 100.000 đồng.
Cần giữ gìn nguồn lợi vô giá
Chỉ nhẩm tính, trong con nước rằm trước Tết và con nước 30 Âm lịch vừa qua, nguồn cua biển giống đã đem đến cho người dân vài trăm triệu đồng.
Thế nhưng cũng thật lo ngại vì với tình hình khai thác cua biển đến tận tuyệt như vậy liệu nguồn lợi thủy sản này có lâu bền? Anh Dương Văn Điện, Trưởng Trạm kiểm lâm Cầu Ngang, cho biết: “Trong 5 năm qua, rừng bần không chỉ có cua biển mà có cả các loài đặc sản khác như sò huyết, vọp, chem chép... Nhưng cũng vì khai thác tự do, những loài hải sản này dần biến mất khỏi rừng bần."
Vì vậy, đã đến lúc ngành thủy sản tỉnh cần quy định người dân sử dụng phương tiện đánh bắt hợp lý để bảo vệ nguồn lợi lâu dài./.
Người dân địa phương và cả người từ nơi khác đổ về đây, không quản ngại ngày đêm, bất chấp cái giá lạnh của miền biển và muỗi mòng như tạt trấu bám vào người để "săn" cua biển giống.
Hội đẩy xiệp
Chỉ mới 4 giờ sáng, nhóm của anh Nguyễn Văn Đen (khóm I, thị trấn Mỹ Long) đã đẩy xiệp (dùng gọng tre có mắc lưới) bắt cua biển giống. Tiết trời những ngày sau Tết vẫn lạnh. Gió từ ngoài khơi từng cơn mang cái lạnh quất vào da thịt... Vậy mà, mỗi người đã sẵn sàng một gọng xiệp, một cái thùng nhựa nhỏ được cắt miệng chứa ít cỏ nước mặn, một hộp cơm và một bình nước uống.
Tất cả đồ nghề để đi xiệp cua biển giống chỉ bấy nhiêu đó và cả nhóm đi về phía cánh rừng bần phòng hộ ven biển rộng gần 900ha.
Vẫn như mùa "săn" cua biển giống năm trước, cả trăm con người lớn có, nhỏ có, trước, sau đến 4, 5 hàng và nối dài gần cả km dọc theo cánh rừng bần đưa gọng xiệp xuống nước rồi cứ hướng vào rừng bần mà đẩy. Tất cả cứ lầm lũi mà đi tới khoảng 10m rồi lại cất xiệp lên cao để thăm dò kết quả.
Phải mất qua 3 lần đẩy xiệp, anh Nguyễn Văn Đen mới thu được “chiến lợi phẩm” cho mình là 3 con cua biển con nhỏ bằng hạt đậu phộng! Nhẹ nhàng bắt mấy con cua bỏ vào thùng nhựa, anh Đen quay sang tôi vừa cười vừa nói: “Năm nay, do độ mặn nước biển tăng chậm nên cua giống về rừng chậm hơn mọi năm đến gần 2 tháng và sản lượng xem ra cũng ít hơn năm trước."
Những con cua biển nhỏ xíu sẽ được đưa lên xe để đi đến tận các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng... cuối cùng là đến ao hồ của những người dân nuôi cua biển.
Sống chết không biết thế nào, nhưng theo lời của anh Đen thì: “Lớn, nhỏ gì bạn hàng ở đây cũng mua hết. Cua lớn bằng ngón tay cái trở lên giá 2.000-.000 đồng/con. Nhỏ hơn một chút thì 1.500 đồng /con. Còn thứ cua bằng hạt tiêu cũng bán được 1.000 đồng một con."
Cùng đẩy xiệp một bên, anh Phạm Văn Quắn (ở ấp Tư, xã Mỹ Long Nam) cũng vừa cất xiệp bắt được 6 con cua biển con. Nghe anh Đen nói, anh Quắn phụ họa thêm: “Năm nay, xem ra nguồn lợi cua biển con giảm đi rất lớn. Có lẽ mùa săn cua biển giống sẽ không kéo dài vài tháng như mọi năm. Chừng hai con nước thủy triều lên 15 và 30 âm lịch chắc phải đỏ mắt mà đi kiếm cua con để bắt.”
Theo anh Quắn, bình quân mỗi ngày một người đi đẩy xiệp theo hai con nước lớn bắt được từ 40-50 con cua biển giống. Số tiền kiếm được của một người ít nhất là 100.000 đồng.
Cần giữ gìn nguồn lợi vô giá
Chỉ nhẩm tính, trong con nước rằm trước Tết và con nước 30 Âm lịch vừa qua, nguồn cua biển giống đã đem đến cho người dân vài trăm triệu đồng.
Thế nhưng cũng thật lo ngại vì với tình hình khai thác cua biển đến tận tuyệt như vậy liệu nguồn lợi thủy sản này có lâu bền? Anh Dương Văn Điện, Trưởng Trạm kiểm lâm Cầu Ngang, cho biết: “Trong 5 năm qua, rừng bần không chỉ có cua biển mà có cả các loài đặc sản khác như sò huyết, vọp, chem chép... Nhưng cũng vì khai thác tự do, những loài hải sản này dần biến mất khỏi rừng bần."
Vì vậy, đã đến lúc ngành thủy sản tỉnh cần quy định người dân sử dụng phương tiện đánh bắt hợp lý để bảo vệ nguồn lợi lâu dài./.
Phúc Sơn (TTXVN/Vietnam+)