Chiều tối 16/10, đợt triều cường lên cao bất thường với mức đỉnh triều gần 1,59m đã khiến cho nhiều khu dân cư, tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập sâu trong nước.
Do triều cường xảy ra đúng vào giờ cao điểm nên tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, việc lưu thông trên nhiều tuyến đường rất khó khăn, lộn xộn. Tuy nhiên, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mức đỉnh triều vào những ngày tới tiếp tục lên cao, có thể đạt mức 1,60m, vượt mức đỉnh lịch sử vào năm 2011 (1,59 m).
Vật lộn với triều cường
Tại đường Mễ Cốc, quận 8, từ cuối giờ chiều, triều cường bắt đầu tràn lên mặt đường, nước ngập gần hết bánh xe của người đi đường, một số xe gắn máy phải đẩy bộ. Các “đê bao” ngăn triều trước nhà như mọi khi của người dân đều bị nước triều san bằng. Các hộ dân vội thu gom đồ đạc chất lên cao nhưng một số hộ gom không kịp, đồ đạc bị nhấn chìm trong nước. Nhiều học sinh đi học về nước ngập gần nửa người, bị té ngã ước cả quần áo và tập sách.
Đến khoảng 17 giờ 30, không còn bất kỳ phương tiện nào dám “bén mảng” qua đoạn đường này phải tìm đường khác để đi. Trong khi đó, tại khu dân cư phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức dù có đê bao nhưng nước vẫn tràn qua nhấn chìm hầu hết các tuyến đường trong khu dân cư, nhiều nơi nước ngập gần 1m. Bất ngờ trước triều cường lên quá cao, các hộ dân tất bật dùng bao cát, ván gỗ… ngăn nước tràn vào nhà nhưng đã không còn kịp.
Tương tự, tại khu vực Thanh Đa, quận Bình Thạnh dù trước đây đã được xóa ngập nhưng nay vẫn ngập nghiêm trọng. Hàng loạt đê bao dọc sông Sài Gòn chỉ còn lấp ló trong nước.
Tại khu vực đường Hoàng Diệu, trước khu cư xá Khánh Hội, cũng như khu vực đường Khánh Hội, quận 4 nước cũng đã gây ngập, nhiều nơi ngập sâu tới 40cm.
Dọc tuyến đường Trần Xuân Soạn, các tuyến đường ô bàn cờ của cư xá Ngân Hàng, quận 7 cũng bị ngập sau trong nước từ 20-30cm. Ngay góc đường Trần Xuân Soạn-Huỳnh Tấn Phát, chợ Tân Thuận bị nước ngập lênh láng. Các tiểu thương trong chợ ngao ngán cho biết, máy ngày nay cả sáng lẫn chiều nước lên cao qua không bán buôn được gì. Nước ngập vào toàn đúng vào giờ người dân đi chợ, công nhân tan ca nên việc buôn bán càng ẩm hơn.
Ngập nặng nhất là tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, đoạn từ Nhà sách Tân Thuận 1 đến siu thị Tân Thuận và đặc biệt là đoạn từ dưới cầu Phú Mỹ kéo dài đến gần cầu Phú Xuân, phường Phú Mỹ, Quận 7 đã ngập sâu tới 50cm và kéo dài hơn 2km. Các tuyến đường đường nhánh, đường ngang nối với đường Huỳnh Tấn Phát cũng bị ngập sau trong nước. Do nước dâng quá cao khiến cho nhiều phương tiện xe máy đi qua tuyến đường Huỳnh Tấn Phát đã bị chết máy. Để có thể khởi động lại xe để đi tiếp, nhiều người đã phải nhò đến dịch vụ lau bugi ở ngay hai bên đường với giá 10.000 đồng/lần.
Tuyến đường Nguyễn Thị Thập, đoạn từ cầu Đăng Khoa đến cầu Phú Mỹ, quận 7 cũng bị ngập nặng do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với tuyến đường này đang trong giai đoạn thi công nên tình hình ngập còn nghiêm trọng hơn, nước không thể thoát được. Nước còn tràn vào nhiều nhà dân trong khu vực, nhiều người dân sinh sống dọc tuyến đường này rơi vào tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Bà Nguyễn Thị Bé, ở số 38/5 đường Nguyễn Thị Thập, bức xúc: Công trình thi công kéo dài kết hợp với mấy hôm rầy triều cường lên cao làm cho việc đi lại của người dân hai bên đường rất khó khăn. Mặt khác, công việc làm ăn buôn bán ế ẩm do nước ngập.
Các tuyến đường Lương Định Của - quận 2, Bến Phú Định, Bình Đông- quận 8, Trần Hưng Đạo -quận 5 cũng ngập sâu trong nước. Nhiều diện tích hoa màu của người dân ở phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân thuộc quận 12; Hiệp Bình Phước thuộc quận Thủ Đức; xã Nhị Bình thuộc huyện Hóc Môn… cũng bị nhần chìm trong nước.
Đỉnh triều có thể lập kỷ lục mới trong lịch sử với mức 1,6m
Theo Bản tin dự báo diễn biến thủy triều ngày 16/10 của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước thực đo ngày 16/10 tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn là 1,57 m (lúc 04 giờ 30 phút), dự báo mực nước triều trong những ngày tới sẽ vượt đỉnh triều lịch sử năm 2011 (1,59 m), cụ thể ngày 17/10 là 1,60 m vào lúc 17 giờ 30, ngày 18/10 ở mức 1,59 vào lúc 6 giờ.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa về việc thay đổi thời gian đóng tràn xả lũ đợt 5 và Kế hoạch điều chỉnh lưu lượng xả tràn hồ Dầu Tiếng đợt 6 năm 2012.
Theo đó, từ 14 giờ ngày 15/10 đến 14 giờ ngày 17/10 tạm thời đóng tràn xả lũ. Từ 14 giờ ngày 17/10 đến 14 giờ ngày 19 /10 xả tràn đợt 6 năm 2012 với lưu lượng 50 m3/giây.
Từ 14 giờ ngày 19/10 tiếp tục xả với lưu lượng 50m3/giây và sẽ điều chỉnh lưu lượng xả tràn tùy vào tình hình diễn biến thời tiết, khí tượng thủy văn thực tế.
Để hạn chế thiệt hại do triều cường kết hợp với xả lũ gây ra, Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các sở ngành, quận huyện tăng cường rà soát tại các vị trí xung yếu vào thời điểm khi mực nước triều dâng cao gây ra từ ngày 17/10 cho đến khi hết đợt triều cường; chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ,” chuẩn bị kinh phí, lực lượng, vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải cát…) tại những vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra tràn, bể bờ bao để xử lý ngay giờ đầu khi phát hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, không để xảy ra ngập úng kéo dài, gây thiệt hại cho người dân.
Mặt khác, tổ chức khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong vùng có nguy cơ ngập úng như kê cao đồ đạc, đặc biệt là các vật dụng dễ bị hư hỏng khi bị ngập nước đề phòng triều dâng cao tràn vào nhà; cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ đi qua khi chắc chắn không có nguy hiểm và có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ./.
Do triều cường xảy ra đúng vào giờ cao điểm nên tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, việc lưu thông trên nhiều tuyến đường rất khó khăn, lộn xộn. Tuy nhiên, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mức đỉnh triều vào những ngày tới tiếp tục lên cao, có thể đạt mức 1,60m, vượt mức đỉnh lịch sử vào năm 2011 (1,59 m).
Vật lộn với triều cường
Tại đường Mễ Cốc, quận 8, từ cuối giờ chiều, triều cường bắt đầu tràn lên mặt đường, nước ngập gần hết bánh xe của người đi đường, một số xe gắn máy phải đẩy bộ. Các “đê bao” ngăn triều trước nhà như mọi khi của người dân đều bị nước triều san bằng. Các hộ dân vội thu gom đồ đạc chất lên cao nhưng một số hộ gom không kịp, đồ đạc bị nhấn chìm trong nước. Nhiều học sinh đi học về nước ngập gần nửa người, bị té ngã ước cả quần áo và tập sách.
Đến khoảng 17 giờ 30, không còn bất kỳ phương tiện nào dám “bén mảng” qua đoạn đường này phải tìm đường khác để đi. Trong khi đó, tại khu dân cư phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức dù có đê bao nhưng nước vẫn tràn qua nhấn chìm hầu hết các tuyến đường trong khu dân cư, nhiều nơi nước ngập gần 1m. Bất ngờ trước triều cường lên quá cao, các hộ dân tất bật dùng bao cát, ván gỗ… ngăn nước tràn vào nhà nhưng đã không còn kịp.
Tương tự, tại khu vực Thanh Đa, quận Bình Thạnh dù trước đây đã được xóa ngập nhưng nay vẫn ngập nghiêm trọng. Hàng loạt đê bao dọc sông Sài Gòn chỉ còn lấp ló trong nước.
Tại khu vực đường Hoàng Diệu, trước khu cư xá Khánh Hội, cũng như khu vực đường Khánh Hội, quận 4 nước cũng đã gây ngập, nhiều nơi ngập sâu tới 40cm.
Dọc tuyến đường Trần Xuân Soạn, các tuyến đường ô bàn cờ của cư xá Ngân Hàng, quận 7 cũng bị ngập sau trong nước từ 20-30cm. Ngay góc đường Trần Xuân Soạn-Huỳnh Tấn Phát, chợ Tân Thuận bị nước ngập lênh láng. Các tiểu thương trong chợ ngao ngán cho biết, máy ngày nay cả sáng lẫn chiều nước lên cao qua không bán buôn được gì. Nước ngập vào toàn đúng vào giờ người dân đi chợ, công nhân tan ca nên việc buôn bán càng ẩm hơn.
Ngập nặng nhất là tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, đoạn từ Nhà sách Tân Thuận 1 đến siu thị Tân Thuận và đặc biệt là đoạn từ dưới cầu Phú Mỹ kéo dài đến gần cầu Phú Xuân, phường Phú Mỹ, Quận 7 đã ngập sâu tới 50cm và kéo dài hơn 2km. Các tuyến đường đường nhánh, đường ngang nối với đường Huỳnh Tấn Phát cũng bị ngập sau trong nước. Do nước dâng quá cao khiến cho nhiều phương tiện xe máy đi qua tuyến đường Huỳnh Tấn Phát đã bị chết máy. Để có thể khởi động lại xe để đi tiếp, nhiều người đã phải nhò đến dịch vụ lau bugi ở ngay hai bên đường với giá 10.000 đồng/lần.
Tuyến đường Nguyễn Thị Thập, đoạn từ cầu Đăng Khoa đến cầu Phú Mỹ, quận 7 cũng bị ngập nặng do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với tuyến đường này đang trong giai đoạn thi công nên tình hình ngập còn nghiêm trọng hơn, nước không thể thoát được. Nước còn tràn vào nhiều nhà dân trong khu vực, nhiều người dân sinh sống dọc tuyến đường này rơi vào tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Bà Nguyễn Thị Bé, ở số 38/5 đường Nguyễn Thị Thập, bức xúc: Công trình thi công kéo dài kết hợp với mấy hôm rầy triều cường lên cao làm cho việc đi lại của người dân hai bên đường rất khó khăn. Mặt khác, công việc làm ăn buôn bán ế ẩm do nước ngập.
Các tuyến đường Lương Định Của - quận 2, Bến Phú Định, Bình Đông- quận 8, Trần Hưng Đạo -quận 5 cũng ngập sâu trong nước. Nhiều diện tích hoa màu của người dân ở phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân thuộc quận 12; Hiệp Bình Phước thuộc quận Thủ Đức; xã Nhị Bình thuộc huyện Hóc Môn… cũng bị nhần chìm trong nước.
Đỉnh triều có thể lập kỷ lục mới trong lịch sử với mức 1,6m
Theo Bản tin dự báo diễn biến thủy triều ngày 16/10 của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước thực đo ngày 16/10 tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn là 1,57 m (lúc 04 giờ 30 phút), dự báo mực nước triều trong những ngày tới sẽ vượt đỉnh triều lịch sử năm 2011 (1,59 m), cụ thể ngày 17/10 là 1,60 m vào lúc 17 giờ 30, ngày 18/10 ở mức 1,59 vào lúc 6 giờ.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa về việc thay đổi thời gian đóng tràn xả lũ đợt 5 và Kế hoạch điều chỉnh lưu lượng xả tràn hồ Dầu Tiếng đợt 6 năm 2012.
Theo đó, từ 14 giờ ngày 15/10 đến 14 giờ ngày 17/10 tạm thời đóng tràn xả lũ. Từ 14 giờ ngày 17/10 đến 14 giờ ngày 19 /10 xả tràn đợt 6 năm 2012 với lưu lượng 50 m3/giây.
Từ 14 giờ ngày 19/10 tiếp tục xả với lưu lượng 50m3/giây và sẽ điều chỉnh lưu lượng xả tràn tùy vào tình hình diễn biến thời tiết, khí tượng thủy văn thực tế.
Để hạn chế thiệt hại do triều cường kết hợp với xả lũ gây ra, Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các sở ngành, quận huyện tăng cường rà soát tại các vị trí xung yếu vào thời điểm khi mực nước triều dâng cao gây ra từ ngày 17/10 cho đến khi hết đợt triều cường; chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ,” chuẩn bị kinh phí, lực lượng, vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải cát…) tại những vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra tràn, bể bờ bao để xử lý ngay giờ đầu khi phát hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, không để xảy ra ngập úng kéo dài, gây thiệt hại cho người dân.
Mặt khác, tổ chức khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong vùng có nguy cơ ngập úng như kê cao đồ đạc, đặc biệt là các vật dụng dễ bị hư hỏng khi bị ngập nước đề phòng triều dâng cao tràn vào nhà; cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ đi qua khi chắc chắn không có nguy hiểm và có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ./.
Hoàng Anh Tuấn (Vietnam+)