Uỷ ban Nhân dân quận Tây Hồ đã ban hành văn bản chỉ đạo các phường về việc triển khai làm 'Thẻ đi chợ' cho các hộ gia đình, học sinh, sinh viên, người lao động trên địa bàn quận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo đó, quận đã triển khai phát phiếu/thẻ luân phiên cho người dân đi chợ theo ngày chẵn lẻ hoặc vào một khung giờ nhất định cho 8 phường trên địa bàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ghi nhận tại chợ Nhật Tân trên địa bàn quận Tây Hồ, người dân được nhận 'thẻ đi chợ' và thực hiện nghiêm các quy định giãn cách trước khi vào mua sắm nhu yếu phẩm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc phát thẻ nhằm giảm thiểu tối đa lượng người đến chợ, tránh tập trung đông người, phòng dịch cho người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi hộ gia đình sẽ được cấp phát 5 'Thẻ đi chợ' cho 15 ngày, bảo đảm 3 ngày đi chợ 1 lần luân phiên giữa các hộ gia đình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên thẻ sẽ ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ. Mỗi hộ dân có thể đi chợ một lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định theo ngày chẵn hoặc lẻ và Chủ nhật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Thẻ đi chợ' có giá trị sử dụng 1 lần cho 1 chợ bất kỳ trên địa bàn để tạo thuận lợi cho người dân. Khách hàng chỉ đi chợ theo đúng ngày được quy định trên thẻ và nộp thẻ cho đơn vị quản lý tại cổng chợ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lực lượng chức năng đã tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người dân phải khai báo y tế, thực hiện các biện pháp phòng dịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân vào và đi ra khỏi chợ sẽ theo các hướng khác nhau nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những tiểu thương trong chợ cũng phải đảm bảo giữ khoảng cách an toàn với khách hàng đồng thời có những biện pháp phòng dịch phù hợp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các phường tại quận Tây Hồ cũng đã phối hợp tổ chức sắp xếp các chợ trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hằng ngày cho nhân dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với những tiểu thương bày bán bên mặt ngoài của chợ, ban quản lý cũng đã sắp xếp hàng rào để người dân không tiếp xúc gần thường xuyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đối với những người lao động, người làm việc, người bán hàng, khách hàng ra vào chợ có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh sẽ được cách ly ngay tại khu cách ly tạm thời ở chợ để nhanh chóng kiểm soát. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Uỷ ban Nhân dân phường Nhật Tân cũng cho kẻ vạch, đánh dấu vị trí để người đến mua hàng biết thực hiện, đảm bảo giữ khoảng cách giữa người bán và người mua theo quy định về phòng, chống dịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tây Hồ cũng là quận đầu tiên của Hà Nội triển khai thí điểm việc phát 'thẻ đi chợ' cho người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại khu vực chợ Phú Gia (phường Phú Thượng, Tây Hồ), Uỷ ban Nhân dân phường đã đã bố trí các tổ lưu động, hướng dẫn người dân sử dụng thẻ để đi vào chợ đúng quy định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Uỷ ban Nhân dân phường đã cho lắp hàng rào, phân luồng người ra vào và tổ chức cắt cử lực lượng đo thân nhiệt đồng thời kiểm soát phiếu người ra vào chợ nhanh chóng và đảm bảo khoảng cách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên một số người dân tại khu vực này phải ra về vì không có 'thẻ đi chợ'. Đa phần các trường hợp này đều cho biết họ chưa được phường phát thẻ cũng như phổ biến việc này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong khu vực chợ Phú Gia, các tiểu thương phải lắp màn chắn bằng nilon để giữ khoảng cách với người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chính quyền một số phường còn yêu cầu các tiểu thương ghi nhật ký bán hàng tại chợ với đầy đủ các thông khách hàng nhằm phục vụ công tác cách ly, truy vết khi cần thiết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cho rằng mô hình phát phiếu đi chợ, siêu thị tại quận Tây Hồ là cần thiết để bảo đảm giãn cách, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển khai ngay. Ngành Công Thương nghiên cứu ban hành 1 mẫu phiếu thống nhất áp dụng chung trên toàn thành phố. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)