Cứ ngỡ số phận của giếng khơi đã rơi vào dĩ vãng, chỉ còn là hoài niệm. Nhưng có ai ngờ đâu trên nhiều điểm tái định cư thủy điện Huổi Quảng-Bản Chát, thủy điện Sơn La ở Lai Châu, người dân đang đổ xô đi đào giếng, giếng khơi lại đang là sự lựa chọn bất đắc dĩ đối với họ.
Từ đầu bản cho đến cuối bản, có đến ba đội quần quật đào, đục đá tìm... mạch nước ngầm dưới lòng đất, trong thời tiết của mùa khô hanh. Bản tái định cư Tân Dương có 45 hộ với hơn 230 nhân khẩu thì đã có đến 25 giếng khơi mà chủ yếu bà con làm từ mùa khô năm 2012 đến nay.
Anh Lò Văn Thọ ở bản Bút, xã Trung Đồng, đang tự đào đến cái giếng khơi thứ tư, cho biết do hai cái đầu đào được vài mét thì gặp đá tảng, đành bỏ dở. Đào cái thứ ba có nước về nhưng lại hơi xa nhà, bất tiện, nên quyết định đào tiếp cái nữa gần nhà...
Ngoài bản Bút, hai bản tái định cư Tà Tủ 1, Tà tủ 2 xã Nậm Tăm, huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu) cũng đã xuất hiện đến hàng chục cái giếng khơi như vậy.
Bà con nơi đây cũng biết, đào giếng rất tốn sức người, sức của và cả nguy hiểm đến tính mạng. Vì địa hình nơi miền núi, biên giới này, chỉ cần đào sâu xuống chừng 1m là đã gặp đá rồi. Trung bình đào sâu mỗi mét giếng hình tròn với đường kính 1,5m, có giá 1 triệu đồng. Mà mỗi giếng này có chiều sâu từ 5-15m.
Với trung bình 3 – 4 người đào thủ công mất ít nhất 1 tuần đến cả tháng mới xong. Hầu hết các giếng đào năm trước năm sau không còn nước hoặc nước rất ít chỉ đủ cho một hộ vét dùng khi mùa khô đến.
Nhưng nước sinh hoạt là nhu cầu tối thiểu của bà con nơi đây nên dù biết đào giếng khó hơn cả đào vàng, bà con vẫn đang quyết quật đất, đá lên đến khi nào có nước về mới thôi…/.
Từ đầu bản cho đến cuối bản, có đến ba đội quần quật đào, đục đá tìm... mạch nước ngầm dưới lòng đất, trong thời tiết của mùa khô hanh. Bản tái định cư Tân Dương có 45 hộ với hơn 230 nhân khẩu thì đã có đến 25 giếng khơi mà chủ yếu bà con làm từ mùa khô năm 2012 đến nay.
Anh Lò Văn Thọ ở bản Bút, xã Trung Đồng, đang tự đào đến cái giếng khơi thứ tư, cho biết do hai cái đầu đào được vài mét thì gặp đá tảng, đành bỏ dở. Đào cái thứ ba có nước về nhưng lại hơi xa nhà, bất tiện, nên quyết định đào tiếp cái nữa gần nhà...
Ngoài bản Bút, hai bản tái định cư Tà Tủ 1, Tà tủ 2 xã Nậm Tăm, huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu) cũng đã xuất hiện đến hàng chục cái giếng khơi như vậy.
Bà con nơi đây cũng biết, đào giếng rất tốn sức người, sức của và cả nguy hiểm đến tính mạng. Vì địa hình nơi miền núi, biên giới này, chỉ cần đào sâu xuống chừng 1m là đã gặp đá rồi. Trung bình đào sâu mỗi mét giếng hình tròn với đường kính 1,5m, có giá 1 triệu đồng. Mà mỗi giếng này có chiều sâu từ 5-15m.
Với trung bình 3 – 4 người đào thủ công mất ít nhất 1 tuần đến cả tháng mới xong. Hầu hết các giếng đào năm trước năm sau không còn nước hoặc nước rất ít chỉ đủ cho một hộ vét dùng khi mùa khô đến.
Nhưng nước sinh hoạt là nhu cầu tối thiểu của bà con nơi đây nên dù biết đào giếng khó hơn cả đào vàng, bà con vẫn đang quyết quật đất, đá lên đến khi nào có nước về mới thôi…/.
Nguyễn Công Hải (Vietnam+)