Làng Dompierre - sur - Nièvre, thuộc tỉnh Nièvre, vùng Bourgogne, miền Trung nước Pháp, cách thủ đô Paris gần 250km là một ngôi làng không hề có người Việt Nam nào sinh sống nhưng khi nhắc đến Việt Nam thì ai cũng biết.
Những điều đó có được là nhờ sự tồn tại và hoạt động của Hội Võ Việt Nam 58, một tổ chức phi lợi nhuận và tình nguyện được hình thành từ 8 năm qua nhờ ông Joel Marion, Chủ tịch Hội. Các thành viên của Hội hiện nay là chủ yếu là những người yêu thích võ Việt Nam sống trong vùng.
Ông Joel Marion vừa là người khởi xướng, là nhà tổ chức và cũng là nhân vật chính của tất cả những hoạt động giới thiệu văn hóa Việt Nam tại Dompierre sur Nièvre. Mục đích của Hội là làm cho mọi người không chỉ ở tại khu làng này mà còn ở cả những vùng lân cận biết đến nền văn hóa Việt Nam thông qua sáng kiến tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như tổ chức nói chuyện về lịch sử Việt Nam năm 2010, tổ chức buổi biểu võ thuật và bữa cơm đoàn kết…
Theo ông, sau mỗi buổi luyện võ hoặc nói chuyện, những người Pháp ở đây đã ngồi lại với nhau trao đổi và tranh luận để có được những hiểu biết sâu hơn và rõ hơn về đất nước và con người việt Nam.
Ông cho biết Hội cũng đang cố gắng tổ chức các hoạt động đoàn kết với Việt Nam nhằm giúp đỡ những người Việt Nam thiệt thòi hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn. Vừa qua, Hội đã quyên góp và gửi hàng tấn thuốc men, quần áo và hàng cứu trợ cho đồng bào ở những vùng khó khăn của Việt Nam.
Khi được hỏi về những nguyên cớ đưa ông đến với bộ môn võ cổ truyển của Việt Nam, và vì sao ông đang tìm cách để phát triển nó tại một làng nhỏ khá yên tĩnh và "hẻo lánh," cách thủ đô Paris gần 250km, ông Joel Marion cho biết con đường đến với Võ Việt Nam của ông hết sức tình cờ.
Trước khi tới Dompierre sur Nièvre, ông từng làm việc ở Paris và hoạt động trong tổ chức công đoàn CGT và Đảng Cộng sản Pháp với vai trò đảm bảo an ninh cho các sự kiện của hai tổ chức này ở Paris. Tại đây ông đã gặp và biết 2 đồng nghiệp đã học võ từ một võ sư Việt Nam. Đó là Võ sư Nguyễn Đức Mộc, cũng là người sáng lập ra Hội võ Việt Nam tại Pháp.
Ông Mộc không chỉ là thầy dạy võ mà còn là người đồng chí trong Đảng Cộng sản Pháp và tham gia tổ chức công đoàn đấu tranh cho quyền lợi của những người lao động. Ông Joel Marion đã tìm đến người thầy võ sư này và sau đó trở thành Tổng thư ký cho Hiệp hội Võ Việt Nam mà Võ sư Mộc làm Chủ tịch (ông Mộc ra đi ở tuổi ngoài 80 cách đây hơn hai năm).
Cậu con trai của ông, vừa giỏi tiếng Việt và vừa giỏi võ, một năm sang Việt Nam làm việc 3 tháng và học về Phật học tại Đà Lạt. Vợ ông, bà Sylvie Duez trở thành phó Chủ tịch Hội Võ Việt Nam 58. Để có được bộ võ phục đúng cách bà đã phải tìm vải và tự may lấy thay vì phải chờ mua và gửi từ Việt Nam sang.
Ngay sau khi về hưu, ông Joel Marion chuyển về sống ở làng Dompierre sur Nièvre và thuyết phục chính quyền địa phương cho mở lớp dạy võ thuật miễn phí. Từ nhiều năm trở lại đây, cứ mỗi tuần 3 buổi, phòng đa năng của làng Dompierre sur Nièvre đã trở thành nơi tập luyện võ Việt Nam của hàng chục người Pháp, ở nhiều lứa tuổi khác nhau già có trẻ có. Theo ông Joel Marion, chính những hoạt động này đã làm cho không khí của khu làng sống động hẳn lên.
Ông Marion cho biết Hội Võ Việt Nam 58, ngoài việc chia sẻ những giá trị của võ Việt Nam trong việc xây dựng tính cách con người và rèn luyện sức khỏe, các hoạt động của Hội cũng là một phương tiện để giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với người dân Pháp./.
Những điều đó có được là nhờ sự tồn tại và hoạt động của Hội Võ Việt Nam 58, một tổ chức phi lợi nhuận và tình nguyện được hình thành từ 8 năm qua nhờ ông Joel Marion, Chủ tịch Hội. Các thành viên của Hội hiện nay là chủ yếu là những người yêu thích võ Việt Nam sống trong vùng.
Ông Joel Marion vừa là người khởi xướng, là nhà tổ chức và cũng là nhân vật chính của tất cả những hoạt động giới thiệu văn hóa Việt Nam tại Dompierre sur Nièvre. Mục đích của Hội là làm cho mọi người không chỉ ở tại khu làng này mà còn ở cả những vùng lân cận biết đến nền văn hóa Việt Nam thông qua sáng kiến tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như tổ chức nói chuyện về lịch sử Việt Nam năm 2010, tổ chức buổi biểu võ thuật và bữa cơm đoàn kết…
Theo ông, sau mỗi buổi luyện võ hoặc nói chuyện, những người Pháp ở đây đã ngồi lại với nhau trao đổi và tranh luận để có được những hiểu biết sâu hơn và rõ hơn về đất nước và con người việt Nam.
Ông cho biết Hội cũng đang cố gắng tổ chức các hoạt động đoàn kết với Việt Nam nhằm giúp đỡ những người Việt Nam thiệt thòi hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn. Vừa qua, Hội đã quyên góp và gửi hàng tấn thuốc men, quần áo và hàng cứu trợ cho đồng bào ở những vùng khó khăn của Việt Nam.
Khi được hỏi về những nguyên cớ đưa ông đến với bộ môn võ cổ truyển của Việt Nam, và vì sao ông đang tìm cách để phát triển nó tại một làng nhỏ khá yên tĩnh và "hẻo lánh," cách thủ đô Paris gần 250km, ông Joel Marion cho biết con đường đến với Võ Việt Nam của ông hết sức tình cờ.
Trước khi tới Dompierre sur Nièvre, ông từng làm việc ở Paris và hoạt động trong tổ chức công đoàn CGT và Đảng Cộng sản Pháp với vai trò đảm bảo an ninh cho các sự kiện của hai tổ chức này ở Paris. Tại đây ông đã gặp và biết 2 đồng nghiệp đã học võ từ một võ sư Việt Nam. Đó là Võ sư Nguyễn Đức Mộc, cũng là người sáng lập ra Hội võ Việt Nam tại Pháp.
Ông Mộc không chỉ là thầy dạy võ mà còn là người đồng chí trong Đảng Cộng sản Pháp và tham gia tổ chức công đoàn đấu tranh cho quyền lợi của những người lao động. Ông Joel Marion đã tìm đến người thầy võ sư này và sau đó trở thành Tổng thư ký cho Hiệp hội Võ Việt Nam mà Võ sư Mộc làm Chủ tịch (ông Mộc ra đi ở tuổi ngoài 80 cách đây hơn hai năm).
Cậu con trai của ông, vừa giỏi tiếng Việt và vừa giỏi võ, một năm sang Việt Nam làm việc 3 tháng và học về Phật học tại Đà Lạt. Vợ ông, bà Sylvie Duez trở thành phó Chủ tịch Hội Võ Việt Nam 58. Để có được bộ võ phục đúng cách bà đã phải tìm vải và tự may lấy thay vì phải chờ mua và gửi từ Việt Nam sang.
Ngay sau khi về hưu, ông Joel Marion chuyển về sống ở làng Dompierre sur Nièvre và thuyết phục chính quyền địa phương cho mở lớp dạy võ thuật miễn phí. Từ nhiều năm trở lại đây, cứ mỗi tuần 3 buổi, phòng đa năng của làng Dompierre sur Nièvre đã trở thành nơi tập luyện võ Việt Nam của hàng chục người Pháp, ở nhiều lứa tuổi khác nhau già có trẻ có. Theo ông Joel Marion, chính những hoạt động này đã làm cho không khí của khu làng sống động hẳn lên.
Ông Marion cho biết Hội Võ Việt Nam 58, ngoài việc chia sẻ những giá trị của võ Việt Nam trong việc xây dựng tính cách con người và rèn luyện sức khỏe, các hoạt động của Hội cũng là một phương tiện để giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với người dân Pháp./.
Lê Hà-Trung Dũng/Paris (Vietnam+)