Theo báo cáo thường niên của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 19/6, niềm tin của người dân Nhật Bản đối với các nhà khoa học đã sụt giảm mạnh kể từ sau trận động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011.
Trong số những lý do cho sự sụt giảm này, sách trắng về khoa học và công nghệ năm 2012 của Nhật Bản đã chỉ ra sự thiếu vắng của các robot “made-in-Japan” đủ năng lực để sử dụng trong sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 cũng như sự bất lực của giới khoa học Nhật Bản trong việc dự báo trận siêu động đất 9 độ Richter này.
Điều tra cũng chỉ ra rằng trong khi có khoảng 65% người dân vẫn tin tưởng vào các nhà khoa học - con số này đã giảm mạnh so với mức 76-85% trước động đất, nhiều nhà khoa học đã không nhận ra sự thay đổi trong nhận thức của người dân.
Ngoài ra, chính phủ cũng đưa ra một báo cáo thường niên về phòng tránh thảm họa, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xem xét lại cơ chế chống thiên tai hiện nay nhờ rút kinh nghiệm từ thảm họa kép vừa qua.
Đề cập đến sự cố hạt nhân tại Fukushima, sách trắng 2012 về các biện pháp chống thiên tai cho biết Chính phủ lấy làm tiếc về việc Văn phòng Thủ tướng đã không thể thu thập đầy đủ thông tin trong bối cảnh xảy ra trục trặc trong mạng lưới truyền phát và thu thập thông tin trong khi các chính quyền địa phương đã không thể hỗ trợ đầy đủ cho các cư dân đi sơ tán.
Sách trắng cũng đề cập tới trận siêu động đất trong tương lai mà tâm chấn dự báo sẽ tập trung ở Rãnh Nankai dưới đáy biển chạy dọc miền Tây và Trung Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh cần phải thiết lập một cơ chế giải cứu hiệu quả khỏi sóng thần và đề cao công tác giáo dục phòng chống thiên tai./.
Trong số những lý do cho sự sụt giảm này, sách trắng về khoa học và công nghệ năm 2012 của Nhật Bản đã chỉ ra sự thiếu vắng của các robot “made-in-Japan” đủ năng lực để sử dụng trong sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 cũng như sự bất lực của giới khoa học Nhật Bản trong việc dự báo trận siêu động đất 9 độ Richter này.
Điều tra cũng chỉ ra rằng trong khi có khoảng 65% người dân vẫn tin tưởng vào các nhà khoa học - con số này đã giảm mạnh so với mức 76-85% trước động đất, nhiều nhà khoa học đã không nhận ra sự thay đổi trong nhận thức của người dân.
Ngoài ra, chính phủ cũng đưa ra một báo cáo thường niên về phòng tránh thảm họa, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xem xét lại cơ chế chống thiên tai hiện nay nhờ rút kinh nghiệm từ thảm họa kép vừa qua.
Đề cập đến sự cố hạt nhân tại Fukushima, sách trắng 2012 về các biện pháp chống thiên tai cho biết Chính phủ lấy làm tiếc về việc Văn phòng Thủ tướng đã không thể thu thập đầy đủ thông tin trong bối cảnh xảy ra trục trặc trong mạng lưới truyền phát và thu thập thông tin trong khi các chính quyền địa phương đã không thể hỗ trợ đầy đủ cho các cư dân đi sơ tán.
Sách trắng cũng đề cập tới trận siêu động đất trong tương lai mà tâm chấn dự báo sẽ tập trung ở Rãnh Nankai dưới đáy biển chạy dọc miền Tây và Trung Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh cần phải thiết lập một cơ chế giải cứu hiệu quả khỏi sóng thần và đề cao công tác giáo dục phòng chống thiên tai./.
Hữu Thắng (Vietnam+)