Ngày 12/12, người dân Kosovo (vùng lãnh thổ thuộc Cộng hòa Serbia tự tuyên bố độc lập) đã đi bỏ phiếu tại hơn 2.000 điểm bỏ phiếu ở 37 khu vực bầu cử để bầu cơ quan lập pháp của mình.
Đây là cuộc bầu cơ quan lập pháp Kosovo lần đầu tiên kể từ khi vùng lãnh thổ này tự tuyên bố độc lập tách khỏi Serbia hồi tháng 2/2008. Khoảng 40.000 (chiếm 1/3) cử tri người Serbia ở Kosovo tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử.
Gần1,6 triệu cử tri sẽ bầu chọn 129 ghế cơ quan lập pháp, trong đó ít nhất 10 ghế được dành cho người Serbia. 20 đảng ở Kosovo đã đề cử đại diện của mình ra tranh cử.
Kết quả các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử cho thấy hai đảng lớn là Đảng Dân chủ Xã hội (PDK) cầm quyền của Thủ tướng Hasim Thaci và Liên đoàn Dân chủ Kosovo (LDK) do Thị trưởng PristinaIsa Mustafa đứng đầu giành được số phiếu ủng hộ sát nút nhau, khoảng 30%-32%.
Trong những năm gần đây, Thaci và chính phủ của ông đã bị phe đối lập cũng như người dân và các phương tiện thông tin đại chúng cáo buộc tham nhũng. Người dân đang bất mãn với chính phủ do tình hình kinh tế khó khăn, tình trạng thất nghiệp và những dấu hiệu bất thường về tài chính.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Kosovo là vùng lãnh thổ nghèo nhất châu Âu với 48% số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, khoảng 45% trong số 2 triệu dân thuộc diện nghèo và 15% thuộc diện cực nghèo.
Cơ quan lập pháp Kosovo bị giải tán sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 2/11. Động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng chính trị ở Kosovo đã lên đến đỉnh điểm.
Trước đó, ông Fatmir Sejdiu, Tổng thống Kosovo tự xưng, Chủ tịch LDK, một trong hai chính đảng trong liên minh cầm quyền, từ chức hồi tháng 9 vừa qua, dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn giữa hai chính đảng chủ chốt ở Kosovo khiến liên minh cầm quyền sụp đổ.
Cuộc bầu cử này được các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) theo dõi sát sao./.
Đây là cuộc bầu cơ quan lập pháp Kosovo lần đầu tiên kể từ khi vùng lãnh thổ này tự tuyên bố độc lập tách khỏi Serbia hồi tháng 2/2008. Khoảng 40.000 (chiếm 1/3) cử tri người Serbia ở Kosovo tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử.
Gần1,6 triệu cử tri sẽ bầu chọn 129 ghế cơ quan lập pháp, trong đó ít nhất 10 ghế được dành cho người Serbia. 20 đảng ở Kosovo đã đề cử đại diện của mình ra tranh cử.
Kết quả các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử cho thấy hai đảng lớn là Đảng Dân chủ Xã hội (PDK) cầm quyền của Thủ tướng Hasim Thaci và Liên đoàn Dân chủ Kosovo (LDK) do Thị trưởng PristinaIsa Mustafa đứng đầu giành được số phiếu ủng hộ sát nút nhau, khoảng 30%-32%.
Trong những năm gần đây, Thaci và chính phủ của ông đã bị phe đối lập cũng như người dân và các phương tiện thông tin đại chúng cáo buộc tham nhũng. Người dân đang bất mãn với chính phủ do tình hình kinh tế khó khăn, tình trạng thất nghiệp và những dấu hiệu bất thường về tài chính.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Kosovo là vùng lãnh thổ nghèo nhất châu Âu với 48% số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, khoảng 45% trong số 2 triệu dân thuộc diện nghèo và 15% thuộc diện cực nghèo.
Cơ quan lập pháp Kosovo bị giải tán sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 2/11. Động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng chính trị ở Kosovo đã lên đến đỉnh điểm.
Trước đó, ông Fatmir Sejdiu, Tổng thống Kosovo tự xưng, Chủ tịch LDK, một trong hai chính đảng trong liên minh cầm quyền, từ chức hồi tháng 9 vừa qua, dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn giữa hai chính đảng chủ chốt ở Kosovo khiến liên minh cầm quyền sụp đổ.
Cuộc bầu cử này được các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) theo dõi sát sao./.
(TTXVN/Vietnam+)