Nhà lầu, xe hơi, quần áo, giày dép, tiền bạc… bằng giấy vẫn đang được nhiềungười dân thành phố Hải Phòng hóa vàng “gửi” cho người thân nơi cõi vĩnh hằng trong dịpRằm tháng Bảy năm nay - tháng "xá tội vong nhân" (vào cuối tháng Tám dương lịch này).
Đây là phong tục của không ít người dân thành phố từ nhiều năm nay đối vớingười đã chết (người âm) mỗi khi Rằm tháng Bảy về và dường như nó đang có chiều hướng gia tăng.
Tại các chợ lớn của Hải Phòng như chợ Ga, chợ Đổ, đồ vàng mã được bày bán rấtbắt mắt với giá cả từ vài nghìn đến vài trăm nghìn đồng cho một sản phẩm, như nhà “biệt thự” giátừ 150-200.000 đồng, nhà “ống” có giá từ 100-150.000 đồng, ôtô từ 50-100.000 đồng, bộvest nam giá từ 30-70.000 đồng, quần áo-mũ nón khác giá từ 10.000 đồng trở lên…
Theo một chủ cửa hàng bán vàng mã ở chợ Ga, đồ hàng mã làm bằng bìa cáctôngđược chuộng hơn đồ làm bằng xốp do quá trình đốt không gây mùi khét. Năm nayhàng bán chạy vẫn là nhà to, xe đẹp. Để có trọn bộ đồ vàng mã từ quần áo, giày dép, xe cộ, nhà cửa, tiền vàng... giá từ vài trămđến cả triệu đồng. Nhiều người quan niệm, càng gửi nhiều, người thân của mìnhcàng đỡ khổ, đỡ vất vả.
Trái lại với sự sùng tín của một bộ phận nhân dân, các vị sư trụ trì tại cácchùa của Hải Phòng đều cho rằng việc đốt vàng mã chỉ là tập tục du nhập từ TrungQuốc, hiện không có căn cứ gì để khẳng định người âm có nhận được đồ của ngườidương gian hay không.
Đại đức Thích Tục Khang, Trụ trì Chùa Hồng Phúc cho biết thời xưa vua chúaTrung Quốc chết đều phải mang theo người hầu để chôn theo. Sau người ta thấyviệc làm này quá dã man nên thay người sống bằng những hình nộm. Người dân ViệtNam cũng bị ảnh hưởng bởi điều này. Tuy nhiên, trong Phật giáo truyền thống hoàntoàn không có tập tục đốt vàng mã.
Sư cô Thích Nữ Tâm Chính, Trụ trì Chùa Vẽ, quận Hải An cũng cho rằng không cócăn cứ nào để khẳng định người cõi âm có nhận được đồ vàng mã của người dươnggian đốt hay không. Nhiều người theo đạo Phật mà sư cô biết đều không đốt vàngmã.
Hai vị sư trên đều động viên phật tử và người dân đến lễ chùa nên hạn chế đốtvàng mã, thay vào đó sử dụng tiền để cứu tế và cứu bần./.
Đây là phong tục của không ít người dân thành phố từ nhiều năm nay đối vớingười đã chết (người âm) mỗi khi Rằm tháng Bảy về và dường như nó đang có chiều hướng gia tăng.
Tại các chợ lớn của Hải Phòng như chợ Ga, chợ Đổ, đồ vàng mã được bày bán rấtbắt mắt với giá cả từ vài nghìn đến vài trăm nghìn đồng cho một sản phẩm, như nhà “biệt thự” giátừ 150-200.000 đồng, nhà “ống” có giá từ 100-150.000 đồng, ôtô từ 50-100.000 đồng, bộvest nam giá từ 30-70.000 đồng, quần áo-mũ nón khác giá từ 10.000 đồng trở lên…
Theo một chủ cửa hàng bán vàng mã ở chợ Ga, đồ hàng mã làm bằng bìa cáctôngđược chuộng hơn đồ làm bằng xốp do quá trình đốt không gây mùi khét. Năm nayhàng bán chạy vẫn là nhà to, xe đẹp. Để có trọn bộ đồ vàng mã từ quần áo, giày dép, xe cộ, nhà cửa, tiền vàng... giá từ vài trămđến cả triệu đồng. Nhiều người quan niệm, càng gửi nhiều, người thân của mìnhcàng đỡ khổ, đỡ vất vả.
Trái lại với sự sùng tín của một bộ phận nhân dân, các vị sư trụ trì tại cácchùa của Hải Phòng đều cho rằng việc đốt vàng mã chỉ là tập tục du nhập từ TrungQuốc, hiện không có căn cứ gì để khẳng định người âm có nhận được đồ của ngườidương gian hay không.
Đại đức Thích Tục Khang, Trụ trì Chùa Hồng Phúc cho biết thời xưa vua chúaTrung Quốc chết đều phải mang theo người hầu để chôn theo. Sau người ta thấyviệc làm này quá dã man nên thay người sống bằng những hình nộm. Người dân ViệtNam cũng bị ảnh hưởng bởi điều này. Tuy nhiên, trong Phật giáo truyền thống hoàntoàn không có tập tục đốt vàng mã.
Sư cô Thích Nữ Tâm Chính, Trụ trì Chùa Vẽ, quận Hải An cũng cho rằng không cócăn cứ nào để khẳng định người cõi âm có nhận được đồ vàng mã của người dươnggian đốt hay không. Nhiều người theo đạo Phật mà sư cô biết đều không đốt vàngmã.
Hai vị sư trên đều động viên phật tử và người dân đến lễ chùa nên hạn chế đốtvàng mã, thay vào đó sử dụng tiền để cứu tế và cứu bần./.
Minh Thu (TTXVN/Vietnam+)