Ngày 4/9, hàng trăm người biểu tình đã tập trung trước trụ sở Quốc hội Bulgaria yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Plamen Oresharski từ chức, cáo buộc đảng Xã hội đứng đầu chính phủ có quan hệ mờ ám với giới doanh nghiệp.
Khoảng 2.000 người biểu tình đã tham gia cuộc tuần hành hòa bình, đúng vào thời điểm các nghị sỹ quốc hội Bulgaria tiến hành cuộc họp đầu tiên sau kỳ nghỉ Hè.
Một nhóm biểu tình đã tìm cách xông vào tòa nhà Quốc hội, tuy nhiên, lực lượng cảnh sát chống bạo động với sự yểm trợ của xe bọc thép đã kịp thời đẩy lùi. Sáu người đã bị bắt.
Làn sóng biểu tình rầm rộ tại Bulgaria đòi chính phủ của Thủ tướng Oresharski từ chức xuất phát từ việc Thủ tướng Oresharski bổ nhiệm luật sư Delyan Peevski, 32 tuổi, làm người đứng đầu Cơ quan An ninh quốc gia.
Quyết định trên gây bất bình trong dư luận vì người dân Bulgaria cho rằng ông Peevski không có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh để có thể lãnh đạo một cơ quan quyền lực như vậy, và việc bổ nhiệm ông này là một trường hợp điển hình của thực trạng các doanh nghiệp tư nhân có thế lực điều khiển các thể chế nhà nước.
Quyết định bổ nhiệm ông Peevski đã được rút lại, song những hệ lụy từ vụ việc này vẫn chưa được giải quyết. Các nhà quan sát lo ngại rằng làn sóng biểu tình hiện nay có nguy cơ đẩy Bulgaria vào cuộc khủng hoảng chính trị mới, tiếp sau các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối nghèo đói dẫn đến sự sụp đổ của Chính phủ tiền nhiệm do Thủ tướng Boyko Borisov đứng đầu hồi tháng Hai vừa qua./.
Khoảng 2.000 người biểu tình đã tham gia cuộc tuần hành hòa bình, đúng vào thời điểm các nghị sỹ quốc hội Bulgaria tiến hành cuộc họp đầu tiên sau kỳ nghỉ Hè.
Một nhóm biểu tình đã tìm cách xông vào tòa nhà Quốc hội, tuy nhiên, lực lượng cảnh sát chống bạo động với sự yểm trợ của xe bọc thép đã kịp thời đẩy lùi. Sáu người đã bị bắt.
Làn sóng biểu tình rầm rộ tại Bulgaria đòi chính phủ của Thủ tướng Oresharski từ chức xuất phát từ việc Thủ tướng Oresharski bổ nhiệm luật sư Delyan Peevski, 32 tuổi, làm người đứng đầu Cơ quan An ninh quốc gia.
Quyết định trên gây bất bình trong dư luận vì người dân Bulgaria cho rằng ông Peevski không có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh để có thể lãnh đạo một cơ quan quyền lực như vậy, và việc bổ nhiệm ông này là một trường hợp điển hình của thực trạng các doanh nghiệp tư nhân có thế lực điều khiển các thể chế nhà nước.
Quyết định bổ nhiệm ông Peevski đã được rút lại, song những hệ lụy từ vụ việc này vẫn chưa được giải quyết. Các nhà quan sát lo ngại rằng làn sóng biểu tình hiện nay có nguy cơ đẩy Bulgaria vào cuộc khủng hoảng chính trị mới, tiếp sau các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối nghèo đói dẫn đến sự sụp đổ của Chính phủ tiền nhiệm do Thủ tướng Boyko Borisov đứng đầu hồi tháng Hai vừa qua./.
(TTXVN)