Tính đến ngày 18/2, Bỉ đã lập kỷ lục thế giới mới với 250 ngày không có chính phủ, tính từ ngày tổ chức tổng tuyển cử 13/6/2010, vượt Iraq với 249 ngày.
Để đánh dấu việc đất nước được coi là trung tâm châu Âu này đã trải qua 249 ngày vô chính phủ, người dân Bỉ - đặc biệt là sinh viên và giới trẻ - đã tổ chức một số sự kiện khá đặc biệt.
Đối với phần lớn người Bỉ, những hoạt động này là một cách bày tỏ sự tức giận, còn các nhà tổ chức thì chủ trương "pha" thêm chút mỉa mai, hài hước vào các hoạt động mang hơi hướng chính trị này.
Theo các nhà tổ chức, họ muốn yêu cầu không được chia cắt nước Bỉ và các chính khách Bỉ cần nhanh chóng đạt được một giải pháp cho tình trạng bế tắc chính trị kéo dài tại đất nước này.
Tại Ghent (vùng phía đông của cộng đồng nói tiếng Hà Lan) một bữa tiệc với khoảng 100 người chỉ mặc đồ lót đã được tổ chức đêm 17/2. Những người tham gia bữa tiệc này chủ yếu là sinh viên. Khẩu hiệu của các nhà tổ chức sự kiện này là mọi người đều bình đẳng khi không có quần áo.
Đồng thời, cái gọi là cuộc "Cách mạng khoai tây chiên" cũng đã diễn ra tại một số thành phố khác như Brussels, Antwerp, Leuven, Ghent, Louvain-la-Neuve và Liège trong ngày 17/2.
Các nhà tổ chức ở Leuven nói rằng người dân Bỉ cũng cần bắt đầu các cuộc cách mạng hòa bình để làm thay đổi xu thế, như những gì đang diễn ra tại khu vực Bắc Phi.
Khoai tây rán - đặc sản của Bỉ - là món ăn chính đối với những người tham dự sự kiện ở Leuven. Trong khi đó, những người tham dự sự kiện tại thành phố Louvain-la-Neuve, lại tập trung vào "món" bia Bỉ.
Tại Brussels, hàng nghìn sinh viên đã tập trung tại quảng trường Poelaert. Có chỗ, các nhà tổ chức còn cho giương cao tấm biểu ngữ: ‘Bỉ đã trở thành một nước cộng hòa chuối"./.
Để đánh dấu việc đất nước được coi là trung tâm châu Âu này đã trải qua 249 ngày vô chính phủ, người dân Bỉ - đặc biệt là sinh viên và giới trẻ - đã tổ chức một số sự kiện khá đặc biệt.
Đối với phần lớn người Bỉ, những hoạt động này là một cách bày tỏ sự tức giận, còn các nhà tổ chức thì chủ trương "pha" thêm chút mỉa mai, hài hước vào các hoạt động mang hơi hướng chính trị này.
Theo các nhà tổ chức, họ muốn yêu cầu không được chia cắt nước Bỉ và các chính khách Bỉ cần nhanh chóng đạt được một giải pháp cho tình trạng bế tắc chính trị kéo dài tại đất nước này.
Tại Ghent (vùng phía đông của cộng đồng nói tiếng Hà Lan) một bữa tiệc với khoảng 100 người chỉ mặc đồ lót đã được tổ chức đêm 17/2. Những người tham gia bữa tiệc này chủ yếu là sinh viên. Khẩu hiệu của các nhà tổ chức sự kiện này là mọi người đều bình đẳng khi không có quần áo.
Đồng thời, cái gọi là cuộc "Cách mạng khoai tây chiên" cũng đã diễn ra tại một số thành phố khác như Brussels, Antwerp, Leuven, Ghent, Louvain-la-Neuve và Liège trong ngày 17/2.
Các nhà tổ chức ở Leuven nói rằng người dân Bỉ cũng cần bắt đầu các cuộc cách mạng hòa bình để làm thay đổi xu thế, như những gì đang diễn ra tại khu vực Bắc Phi.
Khoai tây rán - đặc sản của Bỉ - là món ăn chính đối với những người tham dự sự kiện ở Leuven. Trong khi đó, những người tham dự sự kiện tại thành phố Louvain-la-Neuve, lại tập trung vào "món" bia Bỉ.
Tại Brussels, hàng nghìn sinh viên đã tập trung tại quảng trường Poelaert. Có chỗ, các nhà tổ chức còn cho giương cao tấm biểu ngữ: ‘Bỉ đã trở thành một nước cộng hòa chuối"./.
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)