Những người hâm mộ bóng đá Ai Cập ngày 2/2 đã tập hợp tại thủ đô Cairo để tuần hành phản đối Bộ Nội vụ nước này, bị cáo buộc là đã không có phản ứng nào trước bạo lực tại thành phố Port Said (miền Bắc) sau trận bóng đá giữa hai câu lạc bộ của Ai Cập là Al-Masry và Al-Ahly tối ngày 1/4, làm ít nhất 74 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Vụ bạo lực trên đã gây ra sự sững sờ và nổi giận cho người dân Ai Cập và những người yêu mên bóng đá chân chính của nước này.
Vụ ẩu đả này được xem là một trong những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử bóng đá Ai Cập. Các cổ động viên của câu lạc bộ Al-Ahly đã tập hợp tại quảng trường Tahir, trung tâm thủ đô Cairo, để phản đối bạo lực. Những người biểu tình đã phong toả những ngả đường vào khu vực này và ngăn cản không cho xe ôtô qua lại. Những người biểu tình giương cao biểu ngữ: "Phản đối bạo lực sân cỏ. cần phải trả lại công lý cho các nạn nhân".
Trong khi đó, khoảng 2.000 người khác cũng đã tập trung ở quận Mohandessine (Cairo) để phản đối bạo lực. Một cuộc tuần hành lớn hướng tới Bộ Nội vụ, nằm ngay quảng trường Tahir, dự kiến diễn ra trong chiều ngày 2/2 sau giờ làm việc. Cũng trong ngày 2/2, rất nhiều lời kêu gọi biểu tình trước trụ sở của cơ quan trên được gửi tới người dân qua hệ thống tin nhắn SMS và các trang mạng xã hội.
Trong một thông cáo báo chí, Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Mohammed Ibrahim bảo đảm rằng đa số những người bị thiệt mạng là do đám đông đè lên. Ông Ibrahim cũng đã quyết định cách chức cảnh sát trưởng thành phố Port Said Essam Samak.
Trong ngày 2/2, sự bình yên đã quay trở lại với thành phố Port Said. Cảnh sát và quân cảnh được triển khai dầy đặc trong đêm ngày 1/2 tại thành phố này nhằm bảo đảm bạo lực không tái diễn. Tuy nhiên, cho đến lúc này, các lực lượng quân đội không còn có mặt ở trong thành phố. Tuy nhiên, binh sỹ vẫn được triển khai tại các lối vào của thành phố này. Các cửa hàng đã mở cửa trở lại bình thường. Nhưng người dân nơi đây vẫn còn chưa hết bàng hoàng với những gì đã xảy ra tối ngày 1/2.
[Thế giới phẫn nộ với thảm kịch bóng đá ở Ai Cập]
Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (CSFA), hiện đang nắm quyền điều hành đất nước, đã ra sắc lệnh để quốc tang 3 ngày và đang họp khẩn cấp nhằm xem xét những biện pháp cần thiết để đối phó với những hậu quả từ thảm kịch trên. Quốc hội và nội các Ai Cập cũng đang tiến hành họp khẩn cấp. Thủ tướng Ai Cập Kamal al-Ganzouri đã quyết định cách chức ban lãnh đạo liên đoàn bóng Ai Cập và thị trưởng Port Said đã đệ đơn từ chức.
Tuy nhiên, những thông báo trên không ngăn cản sự tức giận đang ngày càng dâng cao của dân chúng nhằm vào các nhà lãnh đạo nước này, và nhiều người đã đề cập đến sự mưu phản cách mạng.
Tổ chức "Anh em Hồi giáo" (MB), lực lượng chính trị có ảnh hưởng lớn nhất tại Ai Cập, đã cáo buộc những người ủng hộ cựu Tổng thống nước này Hosni Mubarak đứng sau vụ bạo lực sân cỏ nói trên.
Trong một thông cáo báo chí phát trên trang mạng của Đảng Tự do và Công lý (FJP) - chính đảng của MB, nghị sỹ Essam al-Erian khẳng định: "Những diễn biến tại Port Said đã được lên kế hoạch và là thông điệp của những người ủng hộ chế độ cũ". Ông al-Erian tuyên bố quốc hội do MB nắm đa số ghế sẽ yêu cầu Bộ Nội vụ và những người lãnh đạo cơ quan an ninh chịu hoàn toàn trách nhiệm trước sự việc trên.
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) Sepp Blatter cho biết ông cảm thấy bị sốc và đau lòng khi biết rằng rất đông cổ động viên bóng đá đã thiệt mạng và bị thương trong "ngày đen tối của bóng đá" vừa qua, đồng thời chia buồn với gia đình các nạn nhân. Ông Blatter kêu gọi tránh để tái diễn "thảm kịch không thể tưởng tượng" này.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã gọi điện chia buồn với người đồng cấp Ai Cập Mohamed Kamel Amr. Ông Davutoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết.
Về phần mình, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Catherine Ashton đã yêu cầu mở cuộc điều tra độc lập để xác định nguyên nhân gây ra vụ bạo lực trên./.
Vụ bạo lực trên đã gây ra sự sững sờ và nổi giận cho người dân Ai Cập và những người yêu mên bóng đá chân chính của nước này.
Vụ ẩu đả này được xem là một trong những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử bóng đá Ai Cập. Các cổ động viên của câu lạc bộ Al-Ahly đã tập hợp tại quảng trường Tahir, trung tâm thủ đô Cairo, để phản đối bạo lực. Những người biểu tình đã phong toả những ngả đường vào khu vực này và ngăn cản không cho xe ôtô qua lại. Những người biểu tình giương cao biểu ngữ: "Phản đối bạo lực sân cỏ. cần phải trả lại công lý cho các nạn nhân".
Trong khi đó, khoảng 2.000 người khác cũng đã tập trung ở quận Mohandessine (Cairo) để phản đối bạo lực. Một cuộc tuần hành lớn hướng tới Bộ Nội vụ, nằm ngay quảng trường Tahir, dự kiến diễn ra trong chiều ngày 2/2 sau giờ làm việc. Cũng trong ngày 2/2, rất nhiều lời kêu gọi biểu tình trước trụ sở của cơ quan trên được gửi tới người dân qua hệ thống tin nhắn SMS và các trang mạng xã hội.
Trong một thông cáo báo chí, Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Mohammed Ibrahim bảo đảm rằng đa số những người bị thiệt mạng là do đám đông đè lên. Ông Ibrahim cũng đã quyết định cách chức cảnh sát trưởng thành phố Port Said Essam Samak.
Trong ngày 2/2, sự bình yên đã quay trở lại với thành phố Port Said. Cảnh sát và quân cảnh được triển khai dầy đặc trong đêm ngày 1/2 tại thành phố này nhằm bảo đảm bạo lực không tái diễn. Tuy nhiên, cho đến lúc này, các lực lượng quân đội không còn có mặt ở trong thành phố. Tuy nhiên, binh sỹ vẫn được triển khai tại các lối vào của thành phố này. Các cửa hàng đã mở cửa trở lại bình thường. Nhưng người dân nơi đây vẫn còn chưa hết bàng hoàng với những gì đã xảy ra tối ngày 1/2.
[Thế giới phẫn nộ với thảm kịch bóng đá ở Ai Cập]
Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (CSFA), hiện đang nắm quyền điều hành đất nước, đã ra sắc lệnh để quốc tang 3 ngày và đang họp khẩn cấp nhằm xem xét những biện pháp cần thiết để đối phó với những hậu quả từ thảm kịch trên. Quốc hội và nội các Ai Cập cũng đang tiến hành họp khẩn cấp. Thủ tướng Ai Cập Kamal al-Ganzouri đã quyết định cách chức ban lãnh đạo liên đoàn bóng Ai Cập và thị trưởng Port Said đã đệ đơn từ chức.
Tuy nhiên, những thông báo trên không ngăn cản sự tức giận đang ngày càng dâng cao của dân chúng nhằm vào các nhà lãnh đạo nước này, và nhiều người đã đề cập đến sự mưu phản cách mạng.
Tổ chức "Anh em Hồi giáo" (MB), lực lượng chính trị có ảnh hưởng lớn nhất tại Ai Cập, đã cáo buộc những người ủng hộ cựu Tổng thống nước này Hosni Mubarak đứng sau vụ bạo lực sân cỏ nói trên.
Trong một thông cáo báo chí phát trên trang mạng của Đảng Tự do và Công lý (FJP) - chính đảng của MB, nghị sỹ Essam al-Erian khẳng định: "Những diễn biến tại Port Said đã được lên kế hoạch và là thông điệp của những người ủng hộ chế độ cũ". Ông al-Erian tuyên bố quốc hội do MB nắm đa số ghế sẽ yêu cầu Bộ Nội vụ và những người lãnh đạo cơ quan an ninh chịu hoàn toàn trách nhiệm trước sự việc trên.
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) Sepp Blatter cho biết ông cảm thấy bị sốc và đau lòng khi biết rằng rất đông cổ động viên bóng đá đã thiệt mạng và bị thương trong "ngày đen tối của bóng đá" vừa qua, đồng thời chia buồn với gia đình các nạn nhân. Ông Blatter kêu gọi tránh để tái diễn "thảm kịch không thể tưởng tượng" này.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã gọi điện chia buồn với người đồng cấp Ai Cập Mohamed Kamel Amr. Ông Davutoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết.
Về phần mình, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Catherine Ashton đã yêu cầu mở cuộc điều tra độc lập để xác định nguyên nhân gây ra vụ bạo lực trên./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)