Vừa đi làm về đến nhà, anh Trung đã vội vã tới “phòng mèo” để nhìn ngắm những chú mèo lông ngắn Anh quốc thuần chủng xinh xắn, đang lon ton đùa nghịch trên tấm thảm đay.
Nhiều năm nay, chăm sóc chó, mèo với anh Trung là một thú vui, giúp giảm căng thẳng sau bao bộn bề của cuộc sống.
Dạy tiếng Việt cho… chó ngoại
Tôi tìm đến ngôi biệt thự ở 339 Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội) của anh Đặng Văn Trung vào một ngày đại hàn, rét cắt da, cắt thịt. Điều lạ là, trong ngôi nhà khang trang ấy, có một căn phòng chừng 20m2 được anh Trung dành quyền sở hữu cho… mèo.
Tiếp tôi trong căn phòng khách được trang trí bằng những chiếc Cup trong nhiều cuộc thi chó Béc-giê, anh Trung bảo rằng mình yêu chó, mèo từ khi còn rất nhỏ.
Năm 1979, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh có cơ hội sang học tập và làm việc tại châu Âu, theo học Đại học, rồi Thạc sĩ chuyên ngành báo chí ở trường đại học tổng hợp Sác-lơ, Cộng hòa Séc. Trong thời gian này, anh đồng thời kịp học thêm 3,5 năm để nhận tấm bằng tốt nghiệp tại Viện nghệ thuật sân khấu Praha bộ môn Kịch câm (Pantomim) và đã có nhiều lần cùng biểu diễn trên sân khấu với các nghệ sĩ lớn của nước bạn.
Nhấp ngụm trà nghi ngút khói, anh kể, ở châu Âu, hầu hết các gia đình, từ người nghèo đến giàu có đều nuôi thú cưng (chó, mèo). Khi tiếp xúc, anh thấy những con vật ấy hết sức thân thiện, gần gũi. Đối với nhiều người bạn anh Trung, sự có mặt của con vật đem lại niềm vui, sự chia sẻ khi buồn và họ coi chúng như những người bạn trong gia đình.
Sẵn có tình yêu thú cưng, anh Trung nhanh chóng lựa những con vật nuôi cho riêng mình. Năm 2004, anh Trung quyết định đem một chú chó Béc-giê Đức thuần chủng về nước.
Để có được chú chó này, anh Trung phải bỏ nhiều công sức “săn lùng” qua các cuộc thi, triển lãm quốc tế về chó. Tiền mua chó và chi phí để đưa con thú yêu về quê đã “móc” hầu bao của anh cả trăm triệu đồng.
Những tưởng đem chó về là được chơi cũng như thưởng thức chất lượng và vẻ đẹp của Béc-giê, nhưng khi về đến Việt Nam, anh Trung phải tìm cách cho chúng thích nghi với khí hậu, thời tiết, môi trường sống. Ban đầu, nếu trời nóng, anh phải cho chú Béc-giê của mình vào phòng điều hòa. Thức ăn của chó cũng được tìm mua đúng loại, rồi chuyển đổi dần theo điều kiện sống.
Lại nữa, việc nuôi chó… ngoại khiến nhiều người trong nhà anh Trung cũng phải… học những từ thuật ngữ nước ngoài dành riêng cho từng giống chó để dễ “trò chuyện” với chú chó, sau dần mới “chuyển ngữ” sang tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng có những con chó, anh Trung không “dạy Tiếng Việt” để nó không bị… lai tạp.
Rồi anh bảo, ban đầu, cuộc sống gia đình anh cũng bị đảo lộn khi có thêm thành viên mới. Anh phải đích thân đi chợ mua đồ ăn, rồi tự tay vào nấu nướng theo khẩu vị cho con chó của mình. Sau đó, còn phải xem chó ăn như thế nào, phân có vấn đề gì không, mũi chó có bóng nhẫy và ướt không [mũi chó ướt, bóng là chó khỏe - pv]…cho tới việc tắm táp, chải lông, vận động hàng ngày cùng các bài huấn luyện… và bận rộn nhất là quãng thời gian chăm sóc chó mẹ sinh sản và đàn chó con.
“Vợ thấy mình chăm sóc chó, mèo còn… hơn vợ con thì đôi lúc cũng không vừa ý. Nhưng biết là thú vui của chồng, cô ấy cũng chiều theo,” anh Trung kể.
Đàn mèo độc đáo
Năm 2005, anh Trung “kết” giống mèo Anh thuần chủng lông ngắn. Kỳ công chọn lựa dòng giống này ở mấy nước trong khu vực Trung Âu, anh đã chi gần 4.000 USD để mua cặp mèo và vận chuyển về Việt Nam. Đi cùng với chúng là bộ hồ sơ về gia phả, thành tích của mỗi con mèo. Giá trị lớn nhất của cặp mèo này là dòng giống thuần chủng ở đẳng cấp cao [dòng dõi thuần khiết, bố mẹ họ hàng đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế - pv]
Chỉ tay vào “gia đình mèo” màu trắng ngà, bụ bẫm, mắt tròn, tai tròn, khuôn mặt tròn rất đẹp mắt, anh bảo, giống mèo Anh lông ngắn có khả năng thích nghi nhanh, bởi vậy, anh không vất vả như hồi đem chó Béc-giê Đức về nước. Thức ăn của mèo cũng đơn giản như hạt khô và cũng có thể chỉ là… rau muống Việt.
Theo anh Trung, giống mèo Anh này không tạo cho anh cảm giác “tiểu thư” như những chú mèo lông dài của Nga hay mèo Ba tư. Nó luôn khoan thai, điềm đạm kiểu “phớt-ănglê”, không quá ù ì và cũng không quá hiếu động. Mèo Anh sống tình cảm và chia sẻ tâm trạng với gia chủ. Với bộ lông mượt 2 lớp dầy như nhung có cấu tạo chất đặc thù, khi con người vuốt ve vào bộ lông mèo sẽ làm giảm stress, đem lại cảm giác thư thái dễ chịu – đây là 1 điều rất đặc biệt của giống mèo Anh lông ngắn.
Thêm nữa, mèo Anh không bao giờ kêu gào, cào bới bừa bãi. Khả năng bắt chuột của giống mèo này cũng là khá tốt.
Mèo Anh sinh hoạt sạch sẽ và rất biết tự vệ sinh cá nhân, lông ngắn ít rụng. Chính vì vậy có khi 1-2 tháng không cần phải tắm nhưng vẫn sạch sẽ. Chúng luôn biết cách vệ sinh đúng chỗ.
Theo tài liệu của anh Trung, chúng được đánh giá là 1 trong 5 giống mèo được ưa chuộng và thông minh nhất trên thế giới. “Khi chúng chơi ở đâu đó, mình dùng biện pháp ‘nhắc nhở’, không muốn cho chơi ở đó, thì sau này chúng sẽ không đùa nghịch ở đó nữa, chúng là những trẻ nhỏ học nhanh mà khó quên “ anh Trung nói.
Theo lời anh Trung, muốn có những chú chó, mèo con chuẩn, anh phải lựa chọn cặp bố mẹ được “cấp giấy khai sinh” thuần chủng ở nước ngoài. Chúng không được đồng huyết thống trong 4 thế hệ gần nhất và được kiểm tra rất kỹ lưỡng qua 2 hệ thống bác sĩ thú y và gắn chip trước khi xuất ra ngoài châu Âu.
Đến khi mèo mẹ đẻ, cho dù lúc trời không lạnh nhưng anh Trung phải dùng đèn cực tím để chiếu trong 10 ngày để diệt khuẩn. Ngoài ra, khi trời nắng, những chú mèo sẽ được đem ra sân sưởi. Nếu mèo mẹ ít sữa, anh phải cho ăn thêm bằng các gói kích sữa dành cho… người.
Thức ăn tốt và môi trường nuôi mèo con đảm bảo tiêu chuẩn sẽ là điều kiện cơ bản để mèo con khi về các ngôi nhà mới sẽ khoẻ mạnh và đẹp. Tùy từng thời điểm tách mèo mẹ nhưng khi đủ 3 tháng tuổi, mèo con phải được tiêm phòng 5 bệnh và tiêm mũi thứ 2 sau 21 ngày.
Tính đến nay, sau 6 năm nuôi cặp mèo này, anh Trung đã có gần 30 chú mèo con rất dễ thương. Thế nhưng, chỉ “loáng một cái,” số mèo đáng yêu này đã bị… “chuyển về nhà mới” hết. Bốn chú mèo con vẫn còn bú mẹ mà anh Trung đang nuôi hiện giờ cũng đã có chủ. Thậm chí, có người không quen biết, nhưng cũng đã nhắn tin, gọi điện cho anh để đặt mua mèo con vào… năm sau./.
Nhiều năm nay, chăm sóc chó, mèo với anh Trung là một thú vui, giúp giảm căng thẳng sau bao bộn bề của cuộc sống.
Dạy tiếng Việt cho… chó ngoại
Tôi tìm đến ngôi biệt thự ở 339 Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội) của anh Đặng Văn Trung vào một ngày đại hàn, rét cắt da, cắt thịt. Điều lạ là, trong ngôi nhà khang trang ấy, có một căn phòng chừng 20m2 được anh Trung dành quyền sở hữu cho… mèo.
Tiếp tôi trong căn phòng khách được trang trí bằng những chiếc Cup trong nhiều cuộc thi chó Béc-giê, anh Trung bảo rằng mình yêu chó, mèo từ khi còn rất nhỏ.
Năm 1979, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh có cơ hội sang học tập và làm việc tại châu Âu, theo học Đại học, rồi Thạc sĩ chuyên ngành báo chí ở trường đại học tổng hợp Sác-lơ, Cộng hòa Séc. Trong thời gian này, anh đồng thời kịp học thêm 3,5 năm để nhận tấm bằng tốt nghiệp tại Viện nghệ thuật sân khấu Praha bộ môn Kịch câm (Pantomim) và đã có nhiều lần cùng biểu diễn trên sân khấu với các nghệ sĩ lớn của nước bạn.
Nhấp ngụm trà nghi ngút khói, anh kể, ở châu Âu, hầu hết các gia đình, từ người nghèo đến giàu có đều nuôi thú cưng (chó, mèo). Khi tiếp xúc, anh thấy những con vật ấy hết sức thân thiện, gần gũi. Đối với nhiều người bạn anh Trung, sự có mặt của con vật đem lại niềm vui, sự chia sẻ khi buồn và họ coi chúng như những người bạn trong gia đình.
Sẵn có tình yêu thú cưng, anh Trung nhanh chóng lựa những con vật nuôi cho riêng mình. Năm 2004, anh Trung quyết định đem một chú chó Béc-giê Đức thuần chủng về nước.
Để có được chú chó này, anh Trung phải bỏ nhiều công sức “săn lùng” qua các cuộc thi, triển lãm quốc tế về chó. Tiền mua chó và chi phí để đưa con thú yêu về quê đã “móc” hầu bao của anh cả trăm triệu đồng.
Những tưởng đem chó về là được chơi cũng như thưởng thức chất lượng và vẻ đẹp của Béc-giê, nhưng khi về đến Việt Nam, anh Trung phải tìm cách cho chúng thích nghi với khí hậu, thời tiết, môi trường sống. Ban đầu, nếu trời nóng, anh phải cho chú Béc-giê của mình vào phòng điều hòa. Thức ăn của chó cũng được tìm mua đúng loại, rồi chuyển đổi dần theo điều kiện sống.
Lại nữa, việc nuôi chó… ngoại khiến nhiều người trong nhà anh Trung cũng phải… học những từ thuật ngữ nước ngoài dành riêng cho từng giống chó để dễ “trò chuyện” với chú chó, sau dần mới “chuyển ngữ” sang tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng có những con chó, anh Trung không “dạy Tiếng Việt” để nó không bị… lai tạp.
Rồi anh bảo, ban đầu, cuộc sống gia đình anh cũng bị đảo lộn khi có thêm thành viên mới. Anh phải đích thân đi chợ mua đồ ăn, rồi tự tay vào nấu nướng theo khẩu vị cho con chó của mình. Sau đó, còn phải xem chó ăn như thế nào, phân có vấn đề gì không, mũi chó có bóng nhẫy và ướt không [mũi chó ướt, bóng là chó khỏe - pv]…cho tới việc tắm táp, chải lông, vận động hàng ngày cùng các bài huấn luyện… và bận rộn nhất là quãng thời gian chăm sóc chó mẹ sinh sản và đàn chó con.
“Vợ thấy mình chăm sóc chó, mèo còn… hơn vợ con thì đôi lúc cũng không vừa ý. Nhưng biết là thú vui của chồng, cô ấy cũng chiều theo,” anh Trung kể.
Đàn mèo độc đáo
Năm 2005, anh Trung “kết” giống mèo Anh thuần chủng lông ngắn. Kỳ công chọn lựa dòng giống này ở mấy nước trong khu vực Trung Âu, anh đã chi gần 4.000 USD để mua cặp mèo và vận chuyển về Việt Nam. Đi cùng với chúng là bộ hồ sơ về gia phả, thành tích của mỗi con mèo. Giá trị lớn nhất của cặp mèo này là dòng giống thuần chủng ở đẳng cấp cao [dòng dõi thuần khiết, bố mẹ họ hàng đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế - pv]
Chỉ tay vào “gia đình mèo” màu trắng ngà, bụ bẫm, mắt tròn, tai tròn, khuôn mặt tròn rất đẹp mắt, anh bảo, giống mèo Anh lông ngắn có khả năng thích nghi nhanh, bởi vậy, anh không vất vả như hồi đem chó Béc-giê Đức về nước. Thức ăn của mèo cũng đơn giản như hạt khô và cũng có thể chỉ là… rau muống Việt.
Theo anh Trung, giống mèo Anh này không tạo cho anh cảm giác “tiểu thư” như những chú mèo lông dài của Nga hay mèo Ba tư. Nó luôn khoan thai, điềm đạm kiểu “phớt-ănglê”, không quá ù ì và cũng không quá hiếu động. Mèo Anh sống tình cảm và chia sẻ tâm trạng với gia chủ. Với bộ lông mượt 2 lớp dầy như nhung có cấu tạo chất đặc thù, khi con người vuốt ve vào bộ lông mèo sẽ làm giảm stress, đem lại cảm giác thư thái dễ chịu – đây là 1 điều rất đặc biệt của giống mèo Anh lông ngắn.
Thêm nữa, mèo Anh không bao giờ kêu gào, cào bới bừa bãi. Khả năng bắt chuột của giống mèo này cũng là khá tốt.
Mèo Anh sinh hoạt sạch sẽ và rất biết tự vệ sinh cá nhân, lông ngắn ít rụng. Chính vì vậy có khi 1-2 tháng không cần phải tắm nhưng vẫn sạch sẽ. Chúng luôn biết cách vệ sinh đúng chỗ.
Theo tài liệu của anh Trung, chúng được đánh giá là 1 trong 5 giống mèo được ưa chuộng và thông minh nhất trên thế giới. “Khi chúng chơi ở đâu đó, mình dùng biện pháp ‘nhắc nhở’, không muốn cho chơi ở đó, thì sau này chúng sẽ không đùa nghịch ở đó nữa, chúng là những trẻ nhỏ học nhanh mà khó quên “ anh Trung nói.
Theo lời anh Trung, muốn có những chú chó, mèo con chuẩn, anh phải lựa chọn cặp bố mẹ được “cấp giấy khai sinh” thuần chủng ở nước ngoài. Chúng không được đồng huyết thống trong 4 thế hệ gần nhất và được kiểm tra rất kỹ lưỡng qua 2 hệ thống bác sĩ thú y và gắn chip trước khi xuất ra ngoài châu Âu.
Đến khi mèo mẹ đẻ, cho dù lúc trời không lạnh nhưng anh Trung phải dùng đèn cực tím để chiếu trong 10 ngày để diệt khuẩn. Ngoài ra, khi trời nắng, những chú mèo sẽ được đem ra sân sưởi. Nếu mèo mẹ ít sữa, anh phải cho ăn thêm bằng các gói kích sữa dành cho… người.
Thức ăn tốt và môi trường nuôi mèo con đảm bảo tiêu chuẩn sẽ là điều kiện cơ bản để mèo con khi về các ngôi nhà mới sẽ khoẻ mạnh và đẹp. Tùy từng thời điểm tách mèo mẹ nhưng khi đủ 3 tháng tuổi, mèo con phải được tiêm phòng 5 bệnh và tiêm mũi thứ 2 sau 21 ngày.
Tính đến nay, sau 6 năm nuôi cặp mèo này, anh Trung đã có gần 30 chú mèo con rất dễ thương. Thế nhưng, chỉ “loáng một cái,” số mèo đáng yêu này đã bị… “chuyển về nhà mới” hết. Bốn chú mèo con vẫn còn bú mẹ mà anh Trung đang nuôi hiện giờ cũng đã có chủ. Thậm chí, có người không quen biết, nhưng cũng đã nhắn tin, gọi điện cho anh để đặt mua mèo con vào… năm sau./.
Với sự say mê thú nuôi, anh Trung đã mang về nước và phát triển, nhân giống thành công 3 loại chó là Béc-giê Đức, chó xoáy Nam Phi, Labrador (Anh quốc) và mèo Anh lông ngắn. Ngoài phòng cho mèo, chó tại nhà, anh Trung có một trại chó thuần chủng ở Khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh) với số lượng thường xuyên hơn 30 con. Anh cũng được bạn bè cùng chơi thú nuôi bầu làm Chủ nhiệm Hội nuôi chó béc-giê Đức–VSV (www.vnsv.vn). Độc giả yêu thú cưng có thể liên hệ để cùng chia sẻ kinh nghiệm và thăm các chú chó mèo qua điện thoại 0913376868 hoặc email: dangtrung399@gmail.com |
Trung Hiền (Vietnam+)