Nhậm Kiến Vũ (Ren Jianyu), một quan chức cấp thấp ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc), đã đòi bồi thường sau khi phải trải qua 15 tháng lao động cải tạo vì chỉ trích Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bị truy tố.
Ông Nhậm đã đăng nhiều bài trên blog chỉ trích các chiến dịch khôi phục lại dòng nhạc đỏ thời Mao Trạch Đông mà ông Bạc đã phát động thời còn là bí thư thành ủy Trùng Khánh.
Ông Nhậm chỉ được thả khỏi trại lao động cải tạo tháng 11 năm ngoái, vài tuần sau khi ông Bạc bị cách chức và phải đối mặt với những cáo buộc nhận hối lộ cũng như lạm dụng chức quyền.
[Bạc Hy Lai bị truy tố tội danh tham nhũng, lạm quyền]
Theo báo Beijing Times, ông Nhậm đòi bồi thường khoản tiền 167.762 Nhân dân tệ (27.352 USD), một nửa trả cho việc ông mất tự do, và một nửa cho các tổn thương tâm lý.
Phần bồi thường cho tự do tính theo chuẩn quốc gia Trung Quốc là 182,35 nhân dân tệ nhân với 460 ngày ông phải ở trong trại cải tạo, theo yêu cầu bằng văn bản mà ông Nhậm đăng trên trang mạng xã hội của Trung Quốc Sina Weibo.
Ông cũng đòi chính quyền Trùng Khánh phải xin lỗi bằng văn bản. Các ủy ban chính quyền do ngành công an đứng đầu ở Trung Quốc có quyền phạt những người phạm lỗi nhẹ tối đa bốn năm lao động cải tạo mà không cần xét xử.
Trước đó trong tháng này, Đường Tuệ (Tang Hui), mẹ của một nạn nhân bị cưỡng hiếp đã bị đưa vào trại lao động cải tạo ở tỉnh Hồ Nam vì đòi trừng phạt những kẻ tấn công con bà, đã được chính quyền bồi thường tiền. Vụ việc của bà Đường gây ra phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc.
Nhà chức trách Trùng Khánh ban đầu định kết án ông Nhậm tội âm mưu lật đổ do ông có đăng trên mạng một số bài viết chống đảng. Ông cũng viết những bình luận khác so sánh chiến dịch của ông Bạc với cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc thời kỳ 1966-76.
Trong cuộc họp báo bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Ôn Gia Bảo cũng cảnh báo nguy cơ tái diễn thảm họa kiểu "Cách mạng Văn hóa."
Ông Bạc đã bị bắt giữ tháng 3/2012, bị cách chức vào tháng 11/2012 và bị truy tố hôm thứ Năm vì nhận hối lộ và lạm dụng chức quyền. Phiên xét xử ông sẽ diễn ra ở thành phố miền đông Tế Nam và dự kiến bắt đầu từ tháng sau./.
Ông Nhậm đã đăng nhiều bài trên blog chỉ trích các chiến dịch khôi phục lại dòng nhạc đỏ thời Mao Trạch Đông mà ông Bạc đã phát động thời còn là bí thư thành ủy Trùng Khánh.
Ông Nhậm chỉ được thả khỏi trại lao động cải tạo tháng 11 năm ngoái, vài tuần sau khi ông Bạc bị cách chức và phải đối mặt với những cáo buộc nhận hối lộ cũng như lạm dụng chức quyền.
[Bạc Hy Lai bị truy tố tội danh tham nhũng, lạm quyền]
Theo báo Beijing Times, ông Nhậm đòi bồi thường khoản tiền 167.762 Nhân dân tệ (27.352 USD), một nửa trả cho việc ông mất tự do, và một nửa cho các tổn thương tâm lý.
Phần bồi thường cho tự do tính theo chuẩn quốc gia Trung Quốc là 182,35 nhân dân tệ nhân với 460 ngày ông phải ở trong trại cải tạo, theo yêu cầu bằng văn bản mà ông Nhậm đăng trên trang mạng xã hội của Trung Quốc Sina Weibo.
Ông cũng đòi chính quyền Trùng Khánh phải xin lỗi bằng văn bản. Các ủy ban chính quyền do ngành công an đứng đầu ở Trung Quốc có quyền phạt những người phạm lỗi nhẹ tối đa bốn năm lao động cải tạo mà không cần xét xử.
Trước đó trong tháng này, Đường Tuệ (Tang Hui), mẹ của một nạn nhân bị cưỡng hiếp đã bị đưa vào trại lao động cải tạo ở tỉnh Hồ Nam vì đòi trừng phạt những kẻ tấn công con bà, đã được chính quyền bồi thường tiền. Vụ việc của bà Đường gây ra phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc.
Nhà chức trách Trùng Khánh ban đầu định kết án ông Nhậm tội âm mưu lật đổ do ông có đăng trên mạng một số bài viết chống đảng. Ông cũng viết những bình luận khác so sánh chiến dịch của ông Bạc với cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc thời kỳ 1966-76.
Trong cuộc họp báo bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Ôn Gia Bảo cũng cảnh báo nguy cơ tái diễn thảm họa kiểu "Cách mạng Văn hóa."
Ông Bạc đã bị bắt giữ tháng 3/2012, bị cách chức vào tháng 11/2012 và bị truy tố hôm thứ Năm vì nhận hối lộ và lạm dụng chức quyền. Phiên xét xử ông sẽ diễn ra ở thành phố miền đông Tế Nam và dự kiến bắt đầu từ tháng sau./.
Trần Trọng (Vietnam+)