Kết quả một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Mỹ công bố, được đăng tải trên mạng trực tuyến Couriermail, cho thấy những người ăn gạo trắng thường xuyên có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 cao hơn các thực phẩm tinh bột khác.
Theo nghiên cứu trên, những người ăn ít nhất năm bữa gạo trắng một tuần sẽ có thêm 17% nguy cơ mắc tiểu đường hơn những người ăn cùng con số trên trong vòng một tháng.
Đồng thời, các nhà khoa học thuộc Đại học Havard, Mỹ đã kiểm tra dữ liệu từ 197.000 người trưởng thành ở độ tuổi trên 22 cho thấy nếu những ai ăn một hoặc hai bữa gạo nâu trong vòng một tuần sẽ giảm được 11% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân mắc tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao hơn người thường và như vậy cơ thể họ sẽ dần không còn khả năng sản sinh ra insulin để "phá hủy" lượng đường dư thừa và biến chúng thành glucose, vốn được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu Qi Sun cho biết nếu mọi người thay thế gạo trắng bằng các thực phẩm tinh bột khác như gạo nâu sẽ có thể hỗ trợ giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Ông đánh giá, hiện nay một số quốc gia châu Á đang dần ăn ít gạo trắng hơn thì tại Mỹ, số lượng người ăn gạo lại tăng lên đáng kể mà trong đó lượng gạo trắng tiêu thụ chiếm tới hơn 70% trên thị trường nước này.
Theo khuyến cáo, việc thay thế bữa ăn hàng ngày từ gạo trắng bằng gạo nâu có thể giảm nguy cơ tiểu đường xuống 16%, trong khi đó thay thế bằng lúa mạch hoặc bột mì có thể giảm nguy cơ nhiều hơn, 36%. Xét từ góc độ sức khỏe cộng đồng, theo ông Qi Sun, gạo trắng thường có lượng carbohydrates cao và đây là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân châu Á và kết quả nghiên cứu trên chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới thói quen ăn uống của người dân khu vực này.
Gạo trắng thường bị "mất" phần lớn lượng cám và phôi, vốn là những thành phần chính tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, trong khi đó gạo nâu vẫn giữ lại được những thành phần này và đây là chất xúc tác quan trọng nhằm tăng cường lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin, nhưng quan trọng hơn nó sẽ không tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu như gạo trắng./.
Theo nghiên cứu trên, những người ăn ít nhất năm bữa gạo trắng một tuần sẽ có thêm 17% nguy cơ mắc tiểu đường hơn những người ăn cùng con số trên trong vòng một tháng.
Đồng thời, các nhà khoa học thuộc Đại học Havard, Mỹ đã kiểm tra dữ liệu từ 197.000 người trưởng thành ở độ tuổi trên 22 cho thấy nếu những ai ăn một hoặc hai bữa gạo nâu trong vòng một tuần sẽ giảm được 11% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân mắc tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao hơn người thường và như vậy cơ thể họ sẽ dần không còn khả năng sản sinh ra insulin để "phá hủy" lượng đường dư thừa và biến chúng thành glucose, vốn được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu Qi Sun cho biết nếu mọi người thay thế gạo trắng bằng các thực phẩm tinh bột khác như gạo nâu sẽ có thể hỗ trợ giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Ông đánh giá, hiện nay một số quốc gia châu Á đang dần ăn ít gạo trắng hơn thì tại Mỹ, số lượng người ăn gạo lại tăng lên đáng kể mà trong đó lượng gạo trắng tiêu thụ chiếm tới hơn 70% trên thị trường nước này.
Theo khuyến cáo, việc thay thế bữa ăn hàng ngày từ gạo trắng bằng gạo nâu có thể giảm nguy cơ tiểu đường xuống 16%, trong khi đó thay thế bằng lúa mạch hoặc bột mì có thể giảm nguy cơ nhiều hơn, 36%. Xét từ góc độ sức khỏe cộng đồng, theo ông Qi Sun, gạo trắng thường có lượng carbohydrates cao và đây là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân châu Á và kết quả nghiên cứu trên chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới thói quen ăn uống của người dân khu vực này.
Gạo trắng thường bị "mất" phần lớn lượng cám và phôi, vốn là những thành phần chính tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, trong khi đó gạo nâu vẫn giữ lại được những thành phần này và đây là chất xúc tác quan trọng nhằm tăng cường lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin, nhưng quan trọng hơn nó sẽ không tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu như gạo trắng./.
Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)