Đa số phụ nữ tại xứ sở chuột túi, những người có bạn đời bị mắc tật ngủ ngáy, cho rằng thói quen này đang "giết chết" đời sống tình cảm của họ.
Chính vì vậy, "tuyên ngôn" của phái đẹp tại Australia đó là lựa chọn cho đức lang quân, một là ngừng ngáy hoặc nếu không đừng có tơ tưởng tới chuyện "quan hệ" vợ chồng.
Từ bấy lâu nay, đa phần phụ nữ đều phải cam chịu những tiếng động gây khó chịu, mất ngủ vào ban đêm từ người bạn đời, và phương pháp phổ biến nhất là cố gắng loại bỏ âm thanh đó ra khỏi đầu bằng cách nghĩ về một điều gì khác.
Tuy nhiên, nhiều bà vợ và bạn gái đánh giá tiếng ngáy của đàn ông còn khủng khiếp và khó chịu hơn âm thanh của một công trường xây dựng hoặc nhẹ hơn là âm thanh nhỏ giọt nước vào ban đêm.
Khảo sát trên, do Cơ quan chăm sóc sức khỏe y tế Fisher và Paykel tiến hành, đã tiếp nhận hơn 500 lời "phàn nàn" từ các chị em trên khắp Australia, những người đã nhiều năm hoặc mới phải chịu đựng tiếng ngáy từ các đức ông chồng hoặc bạn trai của mình. Đa phần đều cho rằng những người có tật ngáy cần nhanh chóng tìm tới bác sỹ và điều trị kịp thời.
Hơn 50% số được hỏi cho biết ngáy là nguyên nhân chính phá hỏng mối quan hệ lãng mạn, trong khi đó 40% khác chấp nhận ngủ ở phòng riêng để tránh bị "tra tấn" hàng đêm. 30% còn lại cho rằng việc bạn đời của họ ngáy luôn dẫn tới những tranh cãi và 6% khác khẳng định ngáy là một trong những nguyên nhân gây chia lìa đôi lứa.
50% số phụ nữ cho biết họ luôn phải dậy ít nhất một lần một đêm vì tiếng động khó chịu trên, 15% khác phải dậy nhiều lần trong đêm.
Một điều thú vị đó là để ngăn chặn tiếng ngáy trên, có tới 79% các bà vợ sử dụng "bạo lực" đối với các đức lang quân bằng cách đạp nhẹ vào người hoặc hích cùi chỏ nhằm thay đổi tư thế ngủ, khiến "bạn cùng giường" có thể tạm thời trì hoãn tiếng ngáy kia.
Ngáy là một dấu hiệu bệnh lý, tuy nhiên đa số những bệnh nhân này đều không chịu thừa nhận căn bệnh của mình và tìm tới sự can thiệp của y khoa.
Có khoảng 5% số người Australia bị mắc bệnh ngáy, tuy nhiên đa số họ đều ngại điều trị và thường chấp nhận sống chung với những tiếng động khó chịu - "kẻ thù" của tình yêu vào ban đêm./.
Chính vì vậy, "tuyên ngôn" của phái đẹp tại Australia đó là lựa chọn cho đức lang quân, một là ngừng ngáy hoặc nếu không đừng có tơ tưởng tới chuyện "quan hệ" vợ chồng.
Từ bấy lâu nay, đa phần phụ nữ đều phải cam chịu những tiếng động gây khó chịu, mất ngủ vào ban đêm từ người bạn đời, và phương pháp phổ biến nhất là cố gắng loại bỏ âm thanh đó ra khỏi đầu bằng cách nghĩ về một điều gì khác.
Tuy nhiên, nhiều bà vợ và bạn gái đánh giá tiếng ngáy của đàn ông còn khủng khiếp và khó chịu hơn âm thanh của một công trường xây dựng hoặc nhẹ hơn là âm thanh nhỏ giọt nước vào ban đêm.
Khảo sát trên, do Cơ quan chăm sóc sức khỏe y tế Fisher và Paykel tiến hành, đã tiếp nhận hơn 500 lời "phàn nàn" từ các chị em trên khắp Australia, những người đã nhiều năm hoặc mới phải chịu đựng tiếng ngáy từ các đức ông chồng hoặc bạn trai của mình. Đa phần đều cho rằng những người có tật ngáy cần nhanh chóng tìm tới bác sỹ và điều trị kịp thời.
Hơn 50% số được hỏi cho biết ngáy là nguyên nhân chính phá hỏng mối quan hệ lãng mạn, trong khi đó 40% khác chấp nhận ngủ ở phòng riêng để tránh bị "tra tấn" hàng đêm. 30% còn lại cho rằng việc bạn đời của họ ngáy luôn dẫn tới những tranh cãi và 6% khác khẳng định ngáy là một trong những nguyên nhân gây chia lìa đôi lứa.
50% số phụ nữ cho biết họ luôn phải dậy ít nhất một lần một đêm vì tiếng động khó chịu trên, 15% khác phải dậy nhiều lần trong đêm.
Một điều thú vị đó là để ngăn chặn tiếng ngáy trên, có tới 79% các bà vợ sử dụng "bạo lực" đối với các đức lang quân bằng cách đạp nhẹ vào người hoặc hích cùi chỏ nhằm thay đổi tư thế ngủ, khiến "bạn cùng giường" có thể tạm thời trì hoãn tiếng ngáy kia.
Ngáy là một dấu hiệu bệnh lý, tuy nhiên đa số những bệnh nhân này đều không chịu thừa nhận căn bệnh của mình và tìm tới sự can thiệp của y khoa.
Có khoảng 5% số người Australia bị mắc bệnh ngáy, tuy nhiên đa số họ đều ngại điều trị và thường chấp nhận sống chung với những tiếng động khó chịu - "kẻ thù" của tình yêu vào ban đêm./.
Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)