Chỉ tính riêng trong năm 2010, khai thác sứa ở huyện Vân Đồn, Quảng Ninh đã mang lại khoảng 150 tỷ đồng, mở ra một tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn cho ngư dân nơi đây.
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là vùng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) lại trở nên nhộn nhịp bởi đây là thời điểm mùa sứa biển về. Hàng trăm chiếc thuyền, mảng ngày đêm rẽ sóng ra khơi vớt sứa. Sứa đang đem lại nguồn thu không nhỏ, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho ngư dân địa phương.
Sau hơn 40 phút đi tàu cao tốc từ cảng Cái Rồng (huyện đảo Vân Đồn), chúng tôi đã có mặt tại xã Minh Châu. Mặt Trời đã xuống, cả vùng biển nơi đây lấp lánh ánh đèn từ các thuyền đi vớt sứa và các cơ sở thu mua, chế biến sứa.
Ông Nguyễn Thành Sang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Minh Châu cho biết, mùa sứa thường diễn ra từ tháng Một đến tháng Ba (âm lịch), khai thác sứa còn phụ thuộc vào con nước nhưng diễn ra chủ yếu vào ban đêm.
Vào vụ sứa, những đêm biển yên sóng, cả xã chỉ còn người già, trẻ em ở nhà, còn hầu hết những người khác trong xã đều ra khơi vớt sứa.
Ông Sang nhận định, vụ sứa năm nay sẽ được mùa hơn năm trước; giá thu mua năm nay khá ổn định nên đã thu hút đông đảo người dân tham gia đi vớt sứa...
Trung bình vào đầu vụ, mỗi đầu sứa vớt được sẽ được thu mua với giá khoảng 6.000-8.000 đồng/đầu sứa; nhưng đến cuối vụ giá thu mua có thể lên đến 12.000 đồng/đầu sứa.
Hàng đêm, mỗi phương tiện ra khơi vớt được 100-200 đầu sứa; nhiều hộ gặp may còn có thể vớt được nhiều hơn. Sau khi trừ chi phí, bình quân, một tàu với ba lao động có thể thu nhập khoảng 3 triệu đồng/đêm, cá biệt có những tàu thu được từ 5-6 triệu đồng/đêm.
Tính từ đầu vụ sứa đến nay, một số hộ trong xã đã thu được từ 50-60 triệu đồng từ việc vớt sứa. So với các nghề khác, việc đầu tư cho việc đánh bắt sứa lại đơn giản và ít tốn kém. Chỉ mất một lần đầu tư ban đầu, khoảng 60-70 triệu đồng để mua thuyền loại nhỏ, máy phát điện, vợt vớt sứa, sau đó có thể sử dụng trong nhiều vụ tiếp theo.
Chính vì đầu tư thuyền công suất máy nhỏ từ 8-30 CV nên ngư dân không bị ảnh hưởng nhiều vào giá xăng dầu liên tục tăng cao, vẫn có thể hoạt động bình thường.
Anh Trương Văn Lâm, Quản lý xưởng sơ chế sứa của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quan Minh ở xã Minh Châu, huyện Vân Đồn cho biết vụ sứa năm nay, xưởng của anh đã thu mua được khoảng 40 vạn đầu sứa.
Sau khi thu mua về, sứa sẽ được sơ chế loại bỏ thân chỉ lấy phần đầu, qua các khâu cắt tỉa... sau đó được chuyển vào ngâm muối trong bồn và làm sạch. Cuối cùng sứa được đóng thùng để xuất khẩu sang Trung Quốc. Mỗi thùng khi xuất bán có giá khoảng 500.000 đồng.
Theo Ủy ban Nhân dân huyện Vân Đồn, trước đây, người dân không quan tâm đến việc khai thác sứa bởi chưa có thị trường tiêu thụ. Nghề này mới thực sự sôi động và phát triển vào khoảng 5 năm trở lại đây. Đặc biệt, năm 2010, vụ sứa đã đem lại tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng.
Trung bình mỗi đêm tại các vùng biển Minh Châu, Quan Lạn, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Vạn Yên có khoảng 300 phương tiện tàu thuyền lớn nhỏ tham gia vào việc khai thác sứa.
Hiện trên địa bàn huyện Vân Đồn có 37 điểm thu mua sứa. Tính đến hết tháng 3/2011, các điểm thu mua sứa đã thu mua, chế biến được khoảng 8.244 thùng sứa (mỗi thùng chứa khoảng 10kg sứa). Bình quân một ngày đêm, mỗi xưởng thu mua khoảng 5.000-7.000 đầu sứa, đảm bảo ngư dân khai thác đến đâu, được tiêu thụ hết đến đó.
Cùng với nuôi trồng thủy, hải sản, nghề vớt sứa đang là một trong những nghề giúp ngư dân Vân Đồn xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu từ chính sức lao động của mình./.
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là vùng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) lại trở nên nhộn nhịp bởi đây là thời điểm mùa sứa biển về. Hàng trăm chiếc thuyền, mảng ngày đêm rẽ sóng ra khơi vớt sứa. Sứa đang đem lại nguồn thu không nhỏ, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho ngư dân địa phương.
Sau hơn 40 phút đi tàu cao tốc từ cảng Cái Rồng (huyện đảo Vân Đồn), chúng tôi đã có mặt tại xã Minh Châu. Mặt Trời đã xuống, cả vùng biển nơi đây lấp lánh ánh đèn từ các thuyền đi vớt sứa và các cơ sở thu mua, chế biến sứa.
Ông Nguyễn Thành Sang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Minh Châu cho biết, mùa sứa thường diễn ra từ tháng Một đến tháng Ba (âm lịch), khai thác sứa còn phụ thuộc vào con nước nhưng diễn ra chủ yếu vào ban đêm.
Vào vụ sứa, những đêm biển yên sóng, cả xã chỉ còn người già, trẻ em ở nhà, còn hầu hết những người khác trong xã đều ra khơi vớt sứa.
Ông Sang nhận định, vụ sứa năm nay sẽ được mùa hơn năm trước; giá thu mua năm nay khá ổn định nên đã thu hút đông đảo người dân tham gia đi vớt sứa...
Trung bình vào đầu vụ, mỗi đầu sứa vớt được sẽ được thu mua với giá khoảng 6.000-8.000 đồng/đầu sứa; nhưng đến cuối vụ giá thu mua có thể lên đến 12.000 đồng/đầu sứa.
Hàng đêm, mỗi phương tiện ra khơi vớt được 100-200 đầu sứa; nhiều hộ gặp may còn có thể vớt được nhiều hơn. Sau khi trừ chi phí, bình quân, một tàu với ba lao động có thể thu nhập khoảng 3 triệu đồng/đêm, cá biệt có những tàu thu được từ 5-6 triệu đồng/đêm.
Tính từ đầu vụ sứa đến nay, một số hộ trong xã đã thu được từ 50-60 triệu đồng từ việc vớt sứa. So với các nghề khác, việc đầu tư cho việc đánh bắt sứa lại đơn giản và ít tốn kém. Chỉ mất một lần đầu tư ban đầu, khoảng 60-70 triệu đồng để mua thuyền loại nhỏ, máy phát điện, vợt vớt sứa, sau đó có thể sử dụng trong nhiều vụ tiếp theo.
Chính vì đầu tư thuyền công suất máy nhỏ từ 8-30 CV nên ngư dân không bị ảnh hưởng nhiều vào giá xăng dầu liên tục tăng cao, vẫn có thể hoạt động bình thường.
Anh Trương Văn Lâm, Quản lý xưởng sơ chế sứa của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quan Minh ở xã Minh Châu, huyện Vân Đồn cho biết vụ sứa năm nay, xưởng của anh đã thu mua được khoảng 40 vạn đầu sứa.
Sau khi thu mua về, sứa sẽ được sơ chế loại bỏ thân chỉ lấy phần đầu, qua các khâu cắt tỉa... sau đó được chuyển vào ngâm muối trong bồn và làm sạch. Cuối cùng sứa được đóng thùng để xuất khẩu sang Trung Quốc. Mỗi thùng khi xuất bán có giá khoảng 500.000 đồng.
Theo Ủy ban Nhân dân huyện Vân Đồn, trước đây, người dân không quan tâm đến việc khai thác sứa bởi chưa có thị trường tiêu thụ. Nghề này mới thực sự sôi động và phát triển vào khoảng 5 năm trở lại đây. Đặc biệt, năm 2010, vụ sứa đã đem lại tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng.
Trung bình mỗi đêm tại các vùng biển Minh Châu, Quan Lạn, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Vạn Yên có khoảng 300 phương tiện tàu thuyền lớn nhỏ tham gia vào việc khai thác sứa.
Hiện trên địa bàn huyện Vân Đồn có 37 điểm thu mua sứa. Tính đến hết tháng 3/2011, các điểm thu mua sứa đã thu mua, chế biến được khoảng 8.244 thùng sứa (mỗi thùng chứa khoảng 10kg sứa). Bình quân một ngày đêm, mỗi xưởng thu mua khoảng 5.000-7.000 đầu sứa, đảm bảo ngư dân khai thác đến đâu, được tiêu thụ hết đến đó.
Cùng với nuôi trồng thủy, hải sản, nghề vớt sứa đang là một trong những nghề giúp ngư dân Vân Đồn xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu từ chính sức lao động của mình./.
Mạnh Tú (TTXVN/Vietnam+)