Nhân dịp chiến thắng vĩ đại 30/4 của Việt Nam, tờ "Bưu điện Jakarta" số ra ngày 30/4 đã đăng bài của phóng viên Veeramalla Anjaiah với nhan đề "Ngôi sao Việt Nam tiếp tục nổi lên giữa nhiều thách thức," trong đó nhận xét rằng Việt Nam có thể không phải là một "con Hổ" nhưng chắc chắn là “ngôi sao mới đang lên ở châu Á” với mức tăng trưởng trung bình trên 7%/năm trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về an ninh và kinh tế .
Tác giả nhấn mạnh ngay cả ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, GDP của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 6,8% năm 2010 và 5,89% năm 2011, những mức tăng trưởng tương đối cao và tích cực, và khá gần với mục tiêu điều chỉnh của Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý đến một số khó khăn, thách thức lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt như thất nghiệp, nghèo đói, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, tham nhũng...
Theo tác giả bài báo, Việt Nam và Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, có rất nhiều điểm tương đồng và hợp tác chặt chẽ với nhau ở tất cả các cấp độ song phương, khu vực và quốc tế. Cả hai nước đều phải đối mặt với những vấn đề tương tự liên quan đến phát triển, sản xuất các sản phẩm tương tự và cạnh tranh về thị trường và đầu tư nước ngoài.
Mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp của hai nước đang đầu tư và tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư, mà dẫn chứng điển hình về phía Indonesia là tập đoàn Ciputra đã xây dựng một khu nhà ở sang trọng ở ngoại ô Hà Nội.
Năm 2011, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Indonesia đã tăng mạnh 53,38% lên 4,73 tỷ USD, từ mức 3,08 tỷ USD năm 2010, và dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa trong năm 2012, khi Indonesia tiếp tục là khách hàng lớn mua gạo của Việt Nam và Việt Nam sẽ mua than của Indonesia phục vụ cho sản xuất điện.
Tác giả bài báo cũng đánh giá cao chính sách đối ngoại “Làm bạn với tất cả mọi người” của Việt Nam và nêu rõ công cuộc “Đổi mới” của Việt Nam, bắt đầu từ năm 1986, chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang định hướng thị trường Xã hội Chủ nghĩa, đã mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài với những quy định nới lỏng và những ưu đãi nhất định. Nhờ đó mà riêng trong năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 11,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)./.
Tác giả nhấn mạnh ngay cả ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, GDP của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 6,8% năm 2010 và 5,89% năm 2011, những mức tăng trưởng tương đối cao và tích cực, và khá gần với mục tiêu điều chỉnh của Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý đến một số khó khăn, thách thức lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt như thất nghiệp, nghèo đói, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, tham nhũng...
Theo tác giả bài báo, Việt Nam và Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, có rất nhiều điểm tương đồng và hợp tác chặt chẽ với nhau ở tất cả các cấp độ song phương, khu vực và quốc tế. Cả hai nước đều phải đối mặt với những vấn đề tương tự liên quan đến phát triển, sản xuất các sản phẩm tương tự và cạnh tranh về thị trường và đầu tư nước ngoài.
Mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp của hai nước đang đầu tư và tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư, mà dẫn chứng điển hình về phía Indonesia là tập đoàn Ciputra đã xây dựng một khu nhà ở sang trọng ở ngoại ô Hà Nội.
Năm 2011, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Indonesia đã tăng mạnh 53,38% lên 4,73 tỷ USD, từ mức 3,08 tỷ USD năm 2010, và dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa trong năm 2012, khi Indonesia tiếp tục là khách hàng lớn mua gạo của Việt Nam và Việt Nam sẽ mua than của Indonesia phục vụ cho sản xuất điện.
Tác giả bài báo cũng đánh giá cao chính sách đối ngoại “Làm bạn với tất cả mọi người” của Việt Nam và nêu rõ công cuộc “Đổi mới” của Việt Nam, bắt đầu từ năm 1986, chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang định hướng thị trường Xã hội Chủ nghĩa, đã mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài với những quy định nới lỏng và những ưu đãi nhất định. Nhờ đó mà riêng trong năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 11,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)./.
(TTXVN)