Ngôi làng nghìn năm tuổi lưu giữ vẻ đẹp áo dài Việt Nam ở Hà Nội
Trải qua hơn 1.000 năm, làng Trạch Xá (Hà Nội) đã nuôi dưỡng những người thợ may tài hoa với đôi bàn tay khéo léo tạo ra những chiếc áo dài truyền thống tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.
Minh Sơn
Ngày nay dù có sự hỗ trợ của máy may công nghiệp nhưng phần hỗ trợ của máy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. “Máy cũng chỉ dùng để hỗ trợ những đường khâu giấu đi, còn đường may phô ra ngoài thì bắt buộc phải làm bằng tay,” ông Tám chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài kỹ thuật cầm kim tay dọc, áo dài Trạch Xá còn độc đáo khi dùng chỉ may được lấy ra từ chính mảnh vải dùng may áo. Ông Tám cho biết, nếu dùng chỉ công nghiệp khi giặt, là, thân áo sẽ bị co dưới tác động của nhiệt, nước, tà áo dài sẽ bị cứng. Áo dài Trạch Xá khi giặt sẽ không bị co rút, trông rất tự nhiên và mềm mại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nghề may ở Trạch Xá muốn học cũng rất gian nan, đòi hỏi lòng kiên trì, tận tâm của cả người học lẫn người dạy. Theo chị Hằng, để có thể thạo nghề, mỗi người thường phải mất cỡ 3 - 4 năm trời ròng rã. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dưới bàn bàn tay khéo léo của người thợ may, những chiếc áo dài truyền thống được tạo nên đầy sự kín đáo, vừa tôn lên vóc dáng thanh thoát của người phụ nữ Hà thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuần lễ thời trang áo dài Việt Nam tại tỉnh Fukuoka, góp phần quảng bá văn hóa Áo dài Việt Nam, cũng như thúc đẩy hoạt động du lịch của Fukuoka và khu vực Kyushu.
Được ví như đại sứ văn hóa với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt Nam, áo dài đang được ngành du lịch Hà Nội khai thác, định vị thành sản phẩm mang thương hiệu Thủ đô, thu hút du khách.
Gần 1.000 đại biểu đã có màn cổ động chào mừng bằng các động tác dân vũ trên nền ca khúc “Xin chào! Việt Nam,” bày tỏ niềm tự hào về quê hương đất nước, gửi lời chào đón đến bạn bè, du khách quốc tế.