Ngôi đình nguyên vẹn kiến trúc thời Lê gần 400 năm tuổi ở quê hương đất Tổ

Tương truyền, vua Hùng từng nghỉ chân lại nơi đây. Về sau, dân lập miếu thờ, đến đời Lê Hy Tông (1697), đình Hùng Lô được xây dựng. Tới nay, kiến trúc thời Lê gần như còn lưu giữ được nguyên vẹn.

vnp_dinh hung lo 1.jpg
Nằm trên dải đất 500 m2, cách Đền Hùng 10 km, đình Hùng Lô (xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì) được xây dựng từ năm 1647 thời Lê Trung Hưng. (Ảnh: Công Nam/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 2.jpg
Đình Hùng Lô nổi tiếng với truyền thống rước kiệu đền Hùng. Trong hình là kiệu Bát Cống được chế tác vào năm 1697. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 3.jpg
Đình gồm 5 gian nhà tiền tế, phương đình, lầu chuông, lầu trống và tòa đại đình. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 4.jpg
Tới tháng 4/2022, lễ hội đình Hùng Lô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 5.jpg
Đặc biệt, trong khuôn viên đình còn có miếu Hùng Lô có lịch sử lâu nhất. Theo ông Nguyễn Tiến Cự, ban quản lý đình cho biết, tương truyền miếu có từ thời Hùng Vương, lần tu tạo được xác định sớm nhất từ năm 1197. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 6.jpg
Trong khuôn viên đình, nhiều vị trí có các bia đá, chuông cổ với niên đại hàng trăm năm. Tòa đại đình là công trình lớn nhất trong khuôn viên, kiến trúc thời Lê gần như được lưu giữ nguyên vẹn với 4 mái rộng cao, 4 góc đao cong vút. Nóc đình đắp lưỡng long chầu nguyệt. (Ảnh: Công Nam/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 7.jpg
Đình Hùng Lô vẫn giữ được hầu hết các kiến trúc cổ. Tương truyền, trong một lần du ngoạn, vua Hùng nghỉ chân nơi đây. Về sau, dân lập miếu thờ, đến đời Lê Hy Tông (1697), đình được xây dựng, hướng về núi Nghĩa Lĩnh. (Ảnh: Công Nam/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 8.jpg
Các công trình trong đình đều được lợp bằng ngói mũi hài, với đặc điểm không hấp thụ nhiệt, chịu được nhiệt độ cao, có độ bền. (Ảnh: Công Nam/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 9.jpg
Đình Hùng Lô đang thờ Ất Sơn Thánh Vương, Viễn Sơn Thánh Vương, Áp Đạo Đại Vương, những người khai sinh, cai quản vùng đất này. (Ảnh: Công Nam/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 10.jpg
Giống như các công trình trong quần thể, nhà tiền tế được làm bằng các loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, mít, mái lợp ngói mũi hài. (Ảnh: Công Nam/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 11.jpg
Đình Hùng Lô rất nổi tiếng về lễ hội truyền thống tổ chức vào ngày 9-10/3 âm lịch, đúng dịp giỗ Tổ Hùng Vương. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 12.jpg
Lễ hội Hùng Lô gồm 7 nghi lễ chính: Lễ mở cửa đình; Lễ mộc dục; Lễ tế ra quan; Lễ rước thần (rước kiệu); Lễ nhập tịch; Đại lễ; Lễ tạ. Trong đó, lễ rước thần là một trong những nghi lễ long trọng nhất, có quy mô lớn nhất với hơn 200 nam trung rước kiệu từ đình làng đến đền Hùng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 13.jpg
Đình Hùng Lô được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990. (Ảnh: Công Nam/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 15.JPG
Ngày nay, đình Hùng Lô trở thành điểm hẹn của di sản văn hóa hát Xoan Phú Thọ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 16.JPG
Những người dân của làng chính là những nghệ nhân, thế hệ lưu giữ và trao truyền các giá trị di sản văn hóa độc đáo bản địa. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 18.jpg
Năm 2011, hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại và đây chính là những người đã và đang có công bảo tồn và phát huy loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng - hát Xoan. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 19.jpg
Không gian đình Hùng Lô cũng là nơi các cờ thủ thi tài mỗi dịp hội làng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_dinh hung lo 20.jpg
Đình Hùng Lô giờ đây đã trở thành điểm đến của đông đảo du khách thập phương. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục