Trong một dấu hiệu phản ánh rõ ưu tiên giải quyết các vấn đề Trung Đông trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Barack Obama, tối 15/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rời Washington bắt đầu chuyến công du lần thứ 6 trong năm tháng qua tới khu vực đầy bất ổn và nguy hiểm này của thế giới.
Thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki cho biết mục đích chính trong chuyến thăm bốn ngày lần này của Ngoại trưởng Kerry là tìm cách nối lại tiến trình đàm phán hòa bình bị bế tắc nhiều năm qua giữa Israel và Palestine; thảo luận về những diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc nội chiến Syria và làn sóng bạo lực đẫm máu tại Ai Cập sau khi quân đội lật đổ chế độ của Tổng thống Mohammed Morsi.
Bộ Ngoại giao Mỹ không cho biết liệu ông Kerry có tới thăm Israel hoặc các vùng lãnh thổ của Palestine hay không, nhưng hy vọng sẽ hội đàm với nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas tại thủ đô Amman của Jordan.
Trong thời gian ở Jordan, ông Kerry sẽ có các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo và tham dự hội nghị của Liên đoàn Arập về tình hình Ai Cập.
Bên lề diễn đàn khu vực này, Ngoại trưởng Kerry dự kiến sẽ thông báo với các đồng minh Arập về những kết quả mới nhất trong nỗ lực của Mỹ thúc đẩy Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán và tình hình mới nhất từ cuộc nội chiến Syria, nơi lực lượng của chính phủ được đánh giá đang giành ưu thế trước lực lượng đối lập do Mỹ và phương Tây hỗ trợ.
Ngoại trưởng Kerry có thể cũng sẽ có cuộc gặp với các quan chức chính phủ lâm thời Ai Cập để hối thúc quốc gia Bắc Phi này chấm dứt tình trạng bạo lực giữa các phe phái nhằm hướng tới thời kỳ chuyển tiếp.
Trong vấn đề Israel-Palestine, Ngoại trưởng Mỹ có thể thảo luận với các nhà lãnh đạo khu vực về đề xuất hòa bình năm 2002, theo đó tất cả các quốc gia Arập công nhận nhà nước Israel, nếu Israel từ bỏ các vùng đất chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967 và chấp nhận một giải pháp thỏa đáng cho người tỵ nạn Palestine.
Trước đó, phát biểu với báo giới ngày 30/6 vừa qua khi kết thúc chuyến thăm Trung Đông lần thứ 5, Ngoại trưởng Kerry khẳng định các bên đã đạt được những “bước tiến thực sự” trong việc nối lại đàm phán hòa bình khu vực.
Ông cảnh báo không thể kéo dài tình trạng bế tắc hiện nay vì nó sẽ tiếp tục làm xói mòn sự tin tưởng giữa các bên.
Trong chuyến thăm thứ 3 tới Trung Đông hồi tháng Tư, ông Kerry khẳng định việc nối lại tiến trình đàm phán hòa bình Israel-Palestine là "nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ."
Theo giới phân tích quốc tế, các hoạt động ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Kerry tới khu vực Trung Đông phản ánh quyết tâm của chính quyền Obama trong nhiệm kỳ thứ hai này, đó là thúc đẩy tiến trình hòa bình tại khu vực đầy bất ổn của thế giới.
Ngoài nhận định "vì lợi ích quốc gia của Mỹ," ông Kerry coi đây là vấn đề cốt lõi, có thể từng bước giúp tháo gỡ những cuộc xung đột khác đang diễn ra tại đây.
Tuy nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi bất chấp những tiến triển (như Ngoại trưởng Kerry tuyên bố), vẫn còn quá nhiều rào cản và sự khác biệt về lập trường giữa chính quyền Israel và Palestine để có thể đưa hai bên tới bàn đàm phán.
Đó là những yêu cầu của Palestine muốn Israel chấm dứt tất cả các hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái và xác định các đường biên giới của Nhà nước Palestine, vốn là những vấn đề mà Israel kiên quyết phản đối.
Giải pháp ban đầu được đưa ra là kế hoạch thúc đẩy kinh tế Palestine bằng việc thu hút 4 tỷ USD đầu tư từ khu vực tư nhân.
Đánh giá về triển vọng thành công của Ngoại trưởng Kerry trong sứ mệnh này tại Trung Đông, các nhà quan sát tỏ ra khá thận trọng và cho rằng cùng với sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, một nền hòa bình vĩnh viễn tại đây chỉ có thể đạt được khi các bên liên quan gây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau và cùng có những sự thỏa hiệp./.
Thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki cho biết mục đích chính trong chuyến thăm bốn ngày lần này của Ngoại trưởng Kerry là tìm cách nối lại tiến trình đàm phán hòa bình bị bế tắc nhiều năm qua giữa Israel và Palestine; thảo luận về những diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc nội chiến Syria và làn sóng bạo lực đẫm máu tại Ai Cập sau khi quân đội lật đổ chế độ của Tổng thống Mohammed Morsi.
Bộ Ngoại giao Mỹ không cho biết liệu ông Kerry có tới thăm Israel hoặc các vùng lãnh thổ của Palestine hay không, nhưng hy vọng sẽ hội đàm với nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas tại thủ đô Amman của Jordan.
Trong thời gian ở Jordan, ông Kerry sẽ có các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo và tham dự hội nghị của Liên đoàn Arập về tình hình Ai Cập.
Bên lề diễn đàn khu vực này, Ngoại trưởng Kerry dự kiến sẽ thông báo với các đồng minh Arập về những kết quả mới nhất trong nỗ lực của Mỹ thúc đẩy Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán và tình hình mới nhất từ cuộc nội chiến Syria, nơi lực lượng của chính phủ được đánh giá đang giành ưu thế trước lực lượng đối lập do Mỹ và phương Tây hỗ trợ.
Ngoại trưởng Kerry có thể cũng sẽ có cuộc gặp với các quan chức chính phủ lâm thời Ai Cập để hối thúc quốc gia Bắc Phi này chấm dứt tình trạng bạo lực giữa các phe phái nhằm hướng tới thời kỳ chuyển tiếp.
Trong vấn đề Israel-Palestine, Ngoại trưởng Mỹ có thể thảo luận với các nhà lãnh đạo khu vực về đề xuất hòa bình năm 2002, theo đó tất cả các quốc gia Arập công nhận nhà nước Israel, nếu Israel từ bỏ các vùng đất chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967 và chấp nhận một giải pháp thỏa đáng cho người tỵ nạn Palestine.
Trước đó, phát biểu với báo giới ngày 30/6 vừa qua khi kết thúc chuyến thăm Trung Đông lần thứ 5, Ngoại trưởng Kerry khẳng định các bên đã đạt được những “bước tiến thực sự” trong việc nối lại đàm phán hòa bình khu vực.
Ông cảnh báo không thể kéo dài tình trạng bế tắc hiện nay vì nó sẽ tiếp tục làm xói mòn sự tin tưởng giữa các bên.
Trong chuyến thăm thứ 3 tới Trung Đông hồi tháng Tư, ông Kerry khẳng định việc nối lại tiến trình đàm phán hòa bình Israel-Palestine là "nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ."
Theo giới phân tích quốc tế, các hoạt động ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Kerry tới khu vực Trung Đông phản ánh quyết tâm của chính quyền Obama trong nhiệm kỳ thứ hai này, đó là thúc đẩy tiến trình hòa bình tại khu vực đầy bất ổn của thế giới.
Ngoài nhận định "vì lợi ích quốc gia của Mỹ," ông Kerry coi đây là vấn đề cốt lõi, có thể từng bước giúp tháo gỡ những cuộc xung đột khác đang diễn ra tại đây.
Tuy nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi bất chấp những tiến triển (như Ngoại trưởng Kerry tuyên bố), vẫn còn quá nhiều rào cản và sự khác biệt về lập trường giữa chính quyền Israel và Palestine để có thể đưa hai bên tới bàn đàm phán.
Đó là những yêu cầu của Palestine muốn Israel chấm dứt tất cả các hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái và xác định các đường biên giới của Nhà nước Palestine, vốn là những vấn đề mà Israel kiên quyết phản đối.
Giải pháp ban đầu được đưa ra là kế hoạch thúc đẩy kinh tế Palestine bằng việc thu hút 4 tỷ USD đầu tư từ khu vực tư nhân.
Đánh giá về triển vọng thành công của Ngoại trưởng Kerry trong sứ mệnh này tại Trung Đông, các nhà quan sát tỏ ra khá thận trọng và cho rằng cùng với sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, một nền hòa bình vĩnh viễn tại đây chỉ có thể đạt được khi các bên liên quan gây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau và cùng có những sự thỏa hiệp./.
(TTXVN)